Quảng Ninh là bao nhiêu?

Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 07 thành phố [Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn] và tái lập thị xã Tiên Yên.

Gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân; chú trọng các công trình, dự án xây dựng thấp tầng, thiết kế tự nhiên, thân thiện với môi trường tại các khu du lịch ven biển.

Mở rộng không gian phát triển đô thị của thành phố Hạ Long, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối phát triển đô thị theo mô hình đa cực, mở rộng đô thị lên phía Bắc.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đồng bộ, hiện đại, giữ vững tiêu chí đô thị loại I.

Xây dựng thành phố Móng Cái và thị trấn Quảng Hà gắn với xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái và Khu công nghiệp dịch vụ - cảng biển Hải Hà có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Xây dựng, phát triển đô thị, kinh tế thương mại biên giới tại các khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn gắn liền với bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Xây dựng và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, thông minh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển.

TT

Đô thị

Loại đô thị

Ghi chú

Năm 2021

Năm 2025

Năm 2030

1

Thành phố Hạ Long

I

I

I

Thành phố tỉnh lỵ, đô thị loại I

2

Thành phố Móng Cái

II

II

I

Thành phố thuộc tỉnh, là đô thị loại I [Hải Hà, Móng Cái phát triển lên đô thị loại I trở thành một đơn vị hành chính thống nhất]

3

Thành phố Cẩm Phả

II

II

I

Thành phố thuộc tỉnh, đô thị loại I

4

Thành phố Uông Bí

II

II

I

Thành phố thuộc tỉnh, đô thị loại I

5

Thị xã Quảng Yên

III

III

II

Thành phố thuộc tỉnh trước năm 2025; là đô thị loại II; tiêu chuẩn về chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật đạt đô thị loại I

6

Thị xã Đông Triều

III

III

II

Thành phố thuộc tỉnh trước năm 2025; là đô thị loại II; tiêu chuẩn về chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật đạt đô thị loại I

7

Đô thị Vân Đồn

IV

III

II

Thành phố thuộc tỉnh giai đoạn trước 2030; là đô thị loại II; tiêu chuẩn về chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật đạt đô thị loại I

8

Thị trấn Tiên Yên

IV

IV

III

Thị xã thuộc tỉnh vào năm 2027

Thị trấn Quảng Hà

IV

IV

-

Hải Hà, Móng Cái phát triển lên đô thị loại I trở thành một đơn vị hành chính thống nhất

9

Thị trấn Bình Liêu, Hoành Mô - Đồng Văn

V

V

IV

Tiêu chuẩn đô thị loại IV, lập đề án khi hoàn thiện các tiêu chí [mở rộng không gian đô thị, hợp nhất thị trấn Bình Liêu với đô thị Hoành Mô - Đồng Văn]

10

Thị trấn Đầm Hà

V

V

IV

Thị trấn Huyện lỵ

11

Thị trấn Ba Chẽ

V

V

V

Thị trấn Huyện lỵ

12

Thị trấn Cô Tô

V

V

IV

Thị trấn Huyện lỵ

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khi Quảng Ninh lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế [GRDP] bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3 - 4%/năm; công nghiệp xây dựng 9 - 10%/năm; dịch vụ 11 - 12%/năm;

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 3 - 4%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 47 - 48%; dịch vụ chiếm khoảng 38 - 39% và Thuế sản phẩm 9 - 10%;

- GRDP bình quân đầu người đạt 19.000 - 20.000 USD;

- Tỷ lệ đô thị hóa trên 75%;

- Dân số toàn tỉnh khoảng 2,64 triệu người, trong đó dân số thường trú khoảng 1,63 triệu người;… [Xem chi tiết tại Quyết định 80/QĐ-TTg năm 2023].

Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương

Xem chi tiết tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương TẠI ĐÂY.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Quảng Ninh có diện tích trên 12.000km2 , bao gồm 6.206,9km2 đất liền và diện tích mặt biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 6 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố. 80% diện tích đất của tỉnh là đất đồi núi với bề rộng 195km từ Đông sang Tây và trải dài 102km từ Bắc xuống Nam.

Tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 4 thành phố [Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái], 2 thị xã [Quảng Yên và Đông Triều] và 7 huyện [trong đó có 2 huyện đảo], với tổng số 177 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Với vị trí địa lý đặc thù, Quảng Ninh được xem là một cửa ngõ kết nối các liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh.

Image captions

Quảng Ninh được xem là một cửa ngõ kết nối các liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh.

Cửa ngõ thứ nhất: Quảng Ninh là địa phương duy nhất ở Việt Nam có đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển với Trung Quốc, thị trường đông dân nhất trên thế giới. Do đó, khi hai quốc gia tiến hành hợp tác phát triển dựa theo tuyến hành lang kinh tế, Quảng Ninh là một địa phương của Việt Nam nằm trong khu vực hợp tác hành lang-con đường giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm 2 hành lang kinh tế: Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, Nam Ninh-Bằng Tường-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ.

Cửa ngõ thứ hai: Quảng Ninh là một cửa ngõ kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Trung du miền núi phía bắc. Trên thực tế, mặc dù theo phân vùng kinh tế hiện nay, Quảng Ninh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [đồng bằng sông Hồng] nhưng về mặt địa chất và địa lý, phần nhiều diện tích của Quảng Ninh thuộc vùng núi Đông Bắc.

Cửa ngõ thứ ba: cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh là cửa ngõ ra biển cho toàn miền Bắc, đặc biệt đi qua Quảng Ninh là đường ra biển nhanh nhất của 2 tỉnh năng động nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc hiện nay là Bắc Giang và Lạng Sơn.

Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trong đó Quảng Ninh tiếp giáp với Hải Phòng, tạo ra một cặp địa phương bổ trợ phát triển lẫn cho nhau, hình thành một trung tâm biển mạnh của Việt Nam.

Những yếu tố quan trọng này tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển các ngành công nghiệp, chế biến sản phẩm theo hướng xuất khẩu, trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế cả vùng.

Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi cho việc hợp tác phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại và du lịch trong nước và quốc tế qua đường bộ, đường thủy và đường hàng không, đặc biệt với Trung Quốc cũng như các địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tuy nhiên, với vị trí biên giới cùng đường biên rộng cả ở trên biển lẫn trên bộ, Quảng Ninh phải đối diện với các vấn đề phát sinh về quốc phòng an ninh như vấn đề buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, tranh chấp đường biên.

Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Item 1 of 5

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

ĐỊA HÌNH

Quảng Ninh có địa hình đa dạng từ miền núi đến trung du và đồng bằng duyên hải, vùng ven biển và các hải đảo, tạo nên một hệ khí hậu, hệ sinh thái, địa chất đa dạng.

Chủ Đề