Quy định sáp nhập trường tiểu học và THCS

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án kiện toàn, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo Nghị Quyết số 19-NQ/TW, toàn tỉnh đã kiện toàn, sắp xếp giảm 255 trường học thuộc UBND huyện, thành phố. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sáp nhập các trường học đặt ra nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết.

           

Giờ học của cô và trò Trường Tiểu học và THCS Mường Men [Vân Hồ].           

Ảnh chụp trước ngày 27/4

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, sau khi sáp nhập, các đơn vị nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc tổ chức kiện toàn, sáp nhập các trường học đã góp phần tinh giản số lượng đầu mối đơn vị, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên. Công tác chỉ đạo về chất lượng giáo dục được thống nhất và xuyên suốt trong các cấp học

Các cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy, học tập, sinh hoạt chuyên môn đảm bảo tiến độ chương trình năm học. Những giáo viên dạy các môn: Thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, tiếng Anh có thể bố trí dạy được cả hai cấp học, giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên chuyên cấp tiểu học. 100% trường học sau sáp nhập đã xây dựng kế hoạch giáo dục theo từng cấp học, môn học, hoạt động giáo dục phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng điều chỉnh, sắp xếp lại các nội dung dạy học, gắn chương trình giáo dục với thực tiễn cuộc sống, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; chú trọng dạy học chính khóa, cập nhật nội dung dạy học...

Tuy nhiên, việc sáp nhập phát sinh một số vấn đề cần giải quyết. Đầu tiên là việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động chuyên môn trong các trường liên cấp còn gặp khó khăn, bởi sau khi sáp nhập hiệu trưởng các trường liên cấp chủ yếu có chuyên môn THCS, khi quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở cấp tiểu học chưa sát thực tế, chưa phù hợp với đặc thù của cấp học.

Hầu hết các trường đã sáp nhập 2 cấp học vẫn hoạt động tương đối độc lập, do chuyên môn khác nhau, giờ học không đồng nhất [tiểu học 35 phút/tiết, THCS 45 phút/tiết; học sinh tiểu học học từ thứ 2 đến thứ 6 và có trên 40% lớp học 2 buổi/ngày, học sinh THCS học 1 buổi và học cả thứ 7] ảnh hưởng đến công tác quản lý. Đối với bậc tiểu học chỉ được bố trí 01 đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách cả chuyên môn, cơ sở vật chất và hoạt động bán trú nên không đáp ứng được nhiệm vụ. Việc bố trí số lượng giáo viên cũng gặp khó khăn, giáo viên giảng dạy cấp THCS theo tỷ lệ 1,9 giáo viên/lớp, cấp tiểu học tỉ lệ 1,2 đến 1,5 giáo viên/lớp; việc tính số tiết theo quy định đối với giáo viên các bộ môn đặc thù gặp khó khăn, nhất là giáo viên tham gia dạy học cả 2 cấp học, di chuyển đến các điểm trường khác nhau.

Bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Bắc Yên, cho biết: Sau khi sáp nhập các trường liên cấp Tiểu học - THCS trên địa bàn huyện, công tác quản lý, điều hành, tổ chức triển khai các hoạt động dạy và học của các trường vất vả hơn, do phải triển khai, thực hiện nhiệm vụ của nhiều cấp học, nhất là bậc tiểu học thường xuyên bị quá tải. Công tác quản lý đối với hiệu trưởng ở các trường cũng khó khăn, quy mô của trường lớn, địa bàn rộng, có nhiều điểm trường khoảng cách khá xa nhau, phạm vi quản lý chuyên môn xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 9, trách nhiệm nặng nề hơn. Một số trường trước khi sáp nhập là trường đạt chuẩn quốc gia, sau khi sáp nhập thì không còn đảm bảo tiêu chí trường chuẩn quốc gia, do số lớp vượt so với quy định.

Cùng với đó, điều kiện cơ sở vật chất của nhiều đơn vị trường sau sáp nhập còn thiếu, như: Hệ thống phòng học chức năng, thư viện, thí nghiệm, nhà ở cho học sinh bán trú, nhà công vụ cho giáo viên, công trình vệ sinh, công trình nước và các hạng mục phụ trợ khác chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ dạy và học. Nhiều trường số lượng học sinh lớn, nhưng diện tích sân trường, khu để học sinh ngoại khóa, hoạt động tập thể không đảm bảo; không có phòng họp đáp ứng đủ cho số lượng giáo viên tham gia các cuộc họp; việc dồn ghép các điểm trường lẻ về các điểm trung tâm gặp khó khăn do diện tích khuôn viên, cơ sở vật chất còn thiếu, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ nuôi dạy bán trú ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của các nhà trường.

Ông Trương Quang Hảo, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Suối Tọ [Phù Yên], chia sẻ: Nhà trường sáp nhập hai cấp học từ năm học 2018-2019. Ngoài 2 điểm trường trung tâm, còn 4 điểm lẻ, với đặc thù xã vùng cao đi lại khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác quản lý. Đặc biệt, cơ sở vật chất sau khi sáp nhập chưa được đầu tư đồng bộ, hoạt động của hai cấp học tương đối độc lập do địa điểm khác nhau.

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thông tin: Trên cơ sở tổng hợp ý kiến kiến nghị của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, Sở đã đề nghị với tỉnh xem xét, cho phép tách trường đối với những trường có nhiều điểm trường, điểm trường xa nhau, đi lại khó khăn, học sinh đông. Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện bố trí kinh phí mua sắm thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 theo Đề án tăng cường cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt bảo đảm bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo quy định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Vì sao một chủ trương đúng nhưng khi đi vào thực hiện lại có những khó khăn là vấn đề cần phải đặt ra hiện nay? Những bất cập nảy sinh trong quá trình sáp nhập trường lớp xảy ra ở nhiều trường học, nhiều địa phương trong toàn tỉnh trong thời gian qua cũng cho thấy đây là công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Hơn thế, việc sáp nhập nếu thực hiện “vội vàng”, không có sự chuẩn bị kỹ càng có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn giữa phụ huynh và nhà trường và với chính quyền địa phương.

Từ thực tế ở nhiều địa phương cũng cho thấy, để thực hiện tốt việc sáp nhập, trước hết phải làm tốt công tác dân vận, để dân hiểu, dân tin và thấy được hiệu quả của việc sáp nhập trường lớp. Ngoài điều kiện “cần” trên thì muốn sáp nhập tốt còn phải có “đủ” cơ sở để thực hiện. Tại huyện Kỳ Sơn, hiện nay việc sáp nhập các điểm trường chính về trường tiểu học đã thuận lợi hơn sau khi nhiều trường tiểu học trên địa bàn huyện tổ chức mô hình trường tiểu học bán trú. Đây cũng là một trong những mô hình đầu tiên của cả nước, chưa có tiền lệ và trước đó được hình thành từ chính nhu cầu của thực tiễn. Qua trao đổi, ông Phan Văn Thiết – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cũng cho biết: “Nếu như ở các huyện miền núi cao không có mô hình trường bán trú thì việc sáp nhập điểm trường lẻ sẽ không khả thi. Trong khi đó, nếu duy trì điểm trường lẻ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học, bởi ở đó, học sinh không có điều kiện được học đủ các môn, đặc biệt là các môn như Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc… Vì thiếu giáo viên nên điểm trường lẻ sẽ phải duy trì các lớp ghép và đây sẽ là thiệt thòi cho học sinh”.

Theo đó, khi thực hiện việc sáp nhập các trường có quy mô nhỏ cần thỏa mãn những điều kiện sau:

- Đáp ứng đủ cơ sở vật chất, thuận lợi khoảng cách giữa các điểm trường; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;

- Các trường có quy mô nhỏ cùng địa bàn cấp xã, các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét ghép với các trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn xã;

- Các xã có 2 đến 3 trường tiểu học xem xét sáp nhập thành một trường nhưng đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên;

- Phải phân khu riêng biệt cho từng cấp học;

- Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông;

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ sở vật chất đảm bảo phù hợp với quy hoạch, tránh lãng phí.

Bên cạnh đó, để thực hiện việc sáp nhập các trường có quy mô nhỏ thì cần thực hiện:

- Rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đánh giá thực trạng các điểm trường lẻ, các trường có quy mô nhỏ; xây dựng lộ trình cụ thể;

- Thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng giáo dục;

- Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định, không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do đi lại quá xa.

Đồng thời, chính quyền các cấp ở địa phương cần có những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp như:

- Bố trì, sắp xếp và giải quyết đầy đủ chế độ, chình sách cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý;

- Hỗ trợ nhằm đảm bảo yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các điểm trường nơi chuyển đến;

- Hỗ trợ việc đi lại của học sinh khi đến trường.

Cũng theo Công văn này, các địa phương cần phải tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận từ phụ huynh học sinh trong việc sắp xếp, tổ chức các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trước khi thực hiện.

Kim Gấm

Video liên quan

Chủ Đề