Quy trình trở thành giảng viên đại học

Ngày hỏi:25/12/2021

Sinh viên tốt nghiệp đại học có thể làm giảng viên? Tôi tên Lan năm nay 25 tuổi đã tốt nghiệp 2 trường đại học. Tôi muốn hỏi là tôi có thể trở thành giảng viên được không? Điều kiện để trở thành giảng viên là gì? Xin giúp tôi giải đáp.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, bồi dưỡng trợ giảng [hạng III] - Mã số: V.07.01.23 quy định như sau:

- Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của Giảng viên [hạng III] - Mã số: V.07.01.03 như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên [hạng III].

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

+ Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

+ Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;

+ Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên [hạng III].

Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn không đủ điều kiện để trở thành giảng viên mà chỉ đủ điều kiện để làm trợ giảng. Điều kiện để trở thành giảng viên phải có ít nhất bằng thạc sĩ ngoài ra còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên [hạng III] và một số điều kiện khác về năng lực nghiệp vụ.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

1. Giảng viên là gì?

Giảng viên là những người có trình độ chuyên môn, thực hiện công tác giảng dạy hay đào tạo chuyên sâu ở mức độ cao trên mức độ phổ thông. Giảng viên thường làm việc tại các trường cao đẳng, đại học hay trung cấp. Họ là những người có kiến thức chuyên môn, tìm hiểu sâu rộng về một chuyên ngành hay một lĩnh vực việc làm nào đó.

Giảng viên là một cấp bậc thực hiện công tác giảng dạy trong nhiều trường đại học, cao đẳng hay trung cấp. Ở mỗi quốc gia khác nhau, thuật ngữ này sẽ thay đổi ý nghĩa của thuật ngữ này thay đổi khác nhau. Nhưng nhìn chung, giảng viên là tên gọi dùng để biểu thị một chuyên gia học thuật được thuê để giảng dạy tại một cơ sở giáo dục cấp bật trên phổ thông nào đó, họ có thể giảng dạy toàn thời gian hoặc bán thời gian tùy thuộc vào hợp đồng và thỏa  thuận đối với nhà tuyển dụng của mình. Có đôi khi, họ cũng có thể tiến hành công việc nghiên cứu.

Giảng viên cũng chính là những người đảm nhận vai trò chủ chốt trong một công việc giảng dạy thuộc chuyên ngành hoặc bộ môn nhất định. Họ có thể giảng dạy ở những cấp bậc khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc sau đại học. Đôi khi họ không giảng dạy, họ thực hiện công việc nghiên cứu. Và đôi khi giảng viên họ cũng chính là những người thuyết trình, những diễn giảng về một đề tài nào đó thuộc chuyên ngành nghiên cứu của mình.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Làm sao để trở thành giảng viên đại học?

Nắm vai trò quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo, để trở thành giảng viên đại học là không hề dễ dàng. Đối với nhiều sinh viên, không chỉ là những sinh viên sư phạm, trở thành giảng viên đại học tại chính chuyên ngành của mình là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu suốt quãng đời sinh viên của họ.

Để trở thành giảng viên đại học, ít nhất bạn phải có trình độ chuyên môn cao tại chính chuyên ngành của mình. Ngoài ra bạn cũng cần phải có những học vị chứng minh. Hiện nay, yêu cầu tối thiểu của một giảng viên đại học đó là phải có học vị thạc sĩ trở lên,  tuy nhiên trong quá trình làm việc của mình, những giảng viên đại học họ luôn học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ hơn nữa để phát triển nghề nghiệp. Họ không chỉ dừng lại ở học vị thạc sĩ mà tiếng lên là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Mỗi cấp bậc học vị của giảng viên lại có những yêu cầu khác nhau cũng như có những chế độ đãi ngộ khác nhau.

Bên cạnh những yêu cầu này, muốn trở thành giảng viên, bạn cũng phải có những công trình nghiên cứu, được hội đồng thẩm định công nhận và được áp dụng trong quá trình giảng dạy đem lại nhiều hành công.

Tìm câu trả lời cho vấn đề  " học ngôn ngữ Anh ra làm gì" thông qua hệ thống tin tức về việc làm được cập nhật nhanh nhất với hàng ngàn vị trí việc làm hàng đầu cho lựa chọn việc làm mà bạn quan tâm

Các hình thức thi nâng ngạch của giảng viên bao gồm rất nhiều bước. Mục đích của những bước này nhằm đảm bảo những điều cầu cơ bản cần có của một giảng viên cũng như đảm bảo chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo sau này.

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Giảng viên và giáo viên có gì giống và khác nhau?

Cả giảng viên và giáo viên đều là những người công tác và làm việc trong ngành giáo dục. Họ là những người trực tiếp đào tạo ra nhân tài cho đất nước, hình thành tính cách con người, gián tiếp tác động đến an ninh xã hội. Nhìn rộng ra, giảng viên và giáo viên là những người quyết định đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc.

Cùng có vai trò quan trọng như vậy, nhưng giáo viên và giảng viên cũng có một số điểm khác biệt nhất định.

Giáo viên, họ là người giảng dạy là những người giáo dục cho học viên những bài học cuộc sống và cả những kiến thức khoa học. Đồng thời, giáo viên cũng chính là những người lên kế hoạch thực hiện tiết dạy, tiến hành các tiết dạy học, và phát triển tư duy cho học sinh thông qua các chương trình giảng dạy của nhà trường. Giáo viên cũng chính là người kiểm tra, suy nghĩ ra đề thi đánh giá năng lực và chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng học trò từ đó có những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực cũng như định hướng tính cách.

Ngược lại với giáo viên, giảng viên không đi sâu vào quá trình xây dựng và định hướng nhân cách, giảng viên đại học tập trung chủ yếu vào đào tạo chuyên môn, đào tạo năng lực học viên. Tuy nhiên, nhiều giảng viên đại học trong quá trình dạy học của mình họ cũng lồng những bài học cuộc sống bài học nghề nghề để chỉ dạy cho sinh viên.

Đối tượng mà giáo viên giảng dạy là học sinh, từ mẫu giáo đến lớp 12. Còn đối tượng giảng dạy của giảng viên là sau 12. Yêu cầu trình độ của giáo viên là trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Còn của giảng viên là bắt buộc phải sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.

Trả lời cho câu hỏi " học viện Ngoại giao ra làm gì" với những tin tức về việc làm được cập nhật mới nhất trên trang Job3s.com mang đến cho bạn những lựa chọn việc làm hàng đầu hiện nay.

Thời gian làm việc cũng tương đối khác biệt, với giáo viên thời gian làm việc cố định hơn so với giảng viên.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã nắm rõ về giảng viên là gì? Từ đó có những định hướng và phấn đấu nghề nghiệp tương lai cho mình.

Thứ sáu, 04/12/2020 09:34

[có 4 đánh giá]

Khác với giáo viên cấp I, II, III phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học Sư phạm mới có thể trở thành giáo viên thì giảng viên đại học có những tiêu chuẩn cũng như yêu cầu riêng. Có rất nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành nghề mình học có nguyện vọng muốn trở thành giảng viên đại học. Vậy để trở thành giảng viên đại học bạn phải đáp ứng những điều kiện nào?

Theo Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, giảng viên giảng dạy trong các trường đại học công lập được chia làm 3 hạng chính

Giảng viên cao cấp [hạng I]

Giảng viên chính [hạng II]

Giảng viên [hạng III]

Mỗi hạng giảng viên sẽ có những yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn phù hợp.

Vậy nên để trở thành giảng viên, cá nhân phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể:

Cá nhân muốn trở thành giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.

Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.

Có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

Về trình độ ngoại ngữ, cá nhân đó phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 [A2] theo quy định tại Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 [A2]. Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn về đào tạo, bằng cấp. Để trở thành giảng  viên đại học cá nhân còn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn được phân công giảng dạy và một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao.

Lên kế hoạch xây dựng chương trình học phù hợp đối với sinh viên, nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn để truyền đạt kiến thức tối đa nhất cho sinh viên mình phụ trách.

Giảng viên còn phải xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước, biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm.

Ngoài ra, giảng viên còn phải là người có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống.

Trên đây là những yêu cầu cơ bản để có thể trở thành một giảng viên tùy từng cấp độ phân loại giảng viên thì ứng với mỗi chức danh yêu cầu đặt ra sẽ cao hơn tất cả đều được quy định rõ trong thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề