Rỗ khí trong phương pháp đúc là

Đúc kim loại là một quá trình trọng trong lĩnh vực gia công cơ khí. Điều đó đã khẳng định vị thế của đúc kim loại trong thị trường cơ khí hiện nay và đã xuất hiện rất nhiều các phương pháp đúc kim loại mới nhất. Vậy nếu bạn còn đang băn khoăn hay thắc mắc về đúc kim loại và những phương pháp đúc thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà máy cơ khí P69 để giải đáp tất cả những thắc mắc nhé!

Đúc kim loại là gì?

Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị cơ khí chất lượng

– Đúc là một quá trình sản xuất. Trong đó vật liệu lỏng thường được đổ vào khuôn có chứa một khoang có hình dạng mong muốn và để đông đặc. Sau khi đông đặc, phôi được lấy ra khỏi khuôn để thực hiện các công đoạn xử lý hoàn thiện khác nhau.

– Vì quá trình đúc thường sử dụng kim loại hoặc nhiều loại vật liệu cứng khác nhau. Nên nó sẽ cứng lại sau khi trộn hai hoặc nhiều thành phần. Ví dụ như epoxy, bê tông, thạch cao và đất sét.

– Phương pháp này thường được sử dụng nhất để tạo ra các hình dạng phức tạp. Vì nếu sử dụng các phương pháp khác sẽ khó tạo hình hoặc rất tốn kém..

Dưới đây sẽ là một số phương pháp đúcNhà máy cơ khí P69 chia sẻ, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Đúc kim loại trong khuôn cát

Đúc kim loại trong khuôn cát mang lại nhiều ưu điểm vượt trội vì có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu có khối lượng lớn.

Phương pháp đúc trong khuôn cát là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất và vẫn còn áp dụng phổ biến ngày nay. Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng khuôn dùng một lần được làm từ cát silic, các loại chất phụ, chất kết dính và chất sơn khuôn.

1.1. Ưu điểm

– Áp dụng khi đúc số lượng ít, giá thành rẻ, đơn giản.

– Đúc được những chi tiết phức tạp, có lõi.

– Áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu có khối lượng lớn.

– Cơ tính của thành phẩm khá tốt vì có quá trình ủ sau đúc.

1.2. Nhược điểm

– Có độ chính xác không cao. Bề mặt không được nhẵn mịn.

– Không đúc được những vật có độ mỏng quá.

1.3. Các hư hỏng thường gặp

– Lõm co : hình thanh do thể tích kim loại co lại do nguội. Thường hình thành ở phía trên do kim loại đông đặc sau cùng . Cách xử lý : tạo thêm đậu ngót trên khuôn

– Rỗ khí : có 1 lượng khí hòa tan vào kim loại khi nấu hoặc theo dòng chảy kim loại vào khuôn. Biện pháp : cần có thông số rót phù hợp tránh lẫn khí vào dòng chảy.

– Thiên tích : Do quá trình kết tinh không đồng đều, các hợp kim lắng đọng. Khó khắc phục. Biến nó thành ưu điểm .

2. Đúc kim loại áp lực cao

Đúc kim loại áp lực cao có ưu điểm là đúc được các chi tiết có độ phức tạp cao và các lỗ có kích thước nhỏ

Đúc kim loại áp lực cao là hoạt động kim loại được ép vào lòng khuôn dưới áp lực cao của piston, sau đó được làm nguội ngay trong khuôn nhờ hệ thống nước làm mát.

Máy đúc áp lực cao chia thành 2 loại:

– Máy đúc buồng nóng : Buồng xy lanh đặt trong nồi nấu, kim loại nóng chảy luôn được chứa trong buồng nén. Khi piston nén xuống dòng kim loại lỏng được đẩy vào khuôn.
Máy đúc buồng nóng phù hợp với đúc kim loại, hợp kim có nhiệt chảy thấp như thiếc, magie. Với trình độ khoa học phát triển máy đúc buồng nóng có thể áp dụng cho đúc kim loại nhiệt chảy cao hơn như nhôm và hợp kim khôm với dạng máy V-line.

– Máy đúc buồng lạnh : Kim loại được nấu chảy tách biệt với xy lanh. Quá trình chuyển kim loại nóng chảy từ nồi nấu sang xy lanh được thực hiện bởi các cơ cấu, robot, múc kim loại.

2.1. Ưu điểm

– Đúc được các chi tiết có độ phức tạp cao [1.5mm] và các lỗ có kích thước nhỏ.

– Có độ chính xác, bề mặt bóng mịn.

– Cơ tính tốt

– Năng suất cao.

2.2. Nhược điểm

– Giới hạn về khối lượng vật đúc [

Chủ Đề