Sa Bàn bài thơ bé làm bao nhiêu nghề

Hoạt động 1: Gây hứng thú[ 3-4 phút]

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai thông minh”

- Cô đưa ra các câu đố về các nghề trên màn hình máy chiếu và yêu cầu trẻ đoán

- Sau khi trẻ đưa ra đáp áp cô đưa hình ảnh nghề tương ứng với câu trả lời.

Hoạt động 2: Bài mới [25-28 phút]

- Các con vừa chơi trò chơi có nhắc đến những nghề gì?

- Đó là các nghề được nhắc đến trong bài thơ mà hôm nay cô và các con cùng làm quen đấy bài thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề” của nhà thơ Yên Thao

* Cô đọc thơ diễn cảm:

- Cô đọc thơ diễn cảm lần 1

- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

- Cô đọc lần 2: Kết hợp cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính

* Trích dẫn, đàm thoại, làm rõ ý:

- Giảng nội dung: Trong bài thơ "Bé làm bao nhiêu nghề" nói về rất nhiều nghề trong xã hội và mỗi nghề đều mang lại những lợi ích riêng cho xã hội. Bạn nhỏ trong bài thơ đã rất vui và thích thú khi ở lớp được đóng vai nhiều nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng khi trở về nhà thì bé vẫn là “Cái cún” đáng yêu của mẹ.

+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?

+ Khi ở lớp bạn nhỏ đã đóng vai những nghề nào?

- Nghề thợ nề các con có biết là nghề gì không?

- Cô giải thích nghề “thợ nề” hay còn gọi là thợ xây

+ Nghề thợ nề làm công việc gì?

- Trích dẫn: “Bé chơi làm thợ nề

                    Xây lên bao nhà cửa”

- Cô khái quát: Nghề thợ nề hay còn gọi là nghề xây dựng. Các chú công nhân xây dựng đã làm việc rất vất vả để xây lên những ngôi nhà, những con đường cho chúng mình đấy.

+ Bạn nhỏ lại được đóng vai làm gì nữa?

+ Bạn nào cho cô biết nghề thợ mỏ làm gì?

+ Nghề thợ hàn thì làm gì nhỉ?

- Trích dẫn: “Bé chơi làm thợ mỏ

                    Đào lên thật nhiều than

                    Bé chơi làm thợ hàn

                    Nối nhịp cầu đất nước”

- Cô khái quát: Nghề thợ mỏ là nghề khai thác than, các loại nguyên liệu trong lòng đất. Còn nghề thợ hàn là nghề gắn kết các nguyên liệu bằng sắt vào nhau để làm thành những cây cầu hay những đồ dùng được làm bằng sắt.

+ Bạn nhỏ chơi đóng vai nghề gì để chữa bệnh cho mọi người nhỉ?

- Trích dẫn: “Bé chơi làm thầy thuốc

                    Chữa bệnh cho mọi người

- Nghề thầy thuốc còn được gọi là nghề gì nhỉ?

- Cô khái quát: Nghề thầy thuốc hay còn gọi là nghề y chuyên chữa bệnh, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

+ Khi chơi làm cô nuôi bạn làm công việc gì nhỉ?

 - Trích dẫn: “Bé chơi làm cô nuôi

                     Xúc cơm cho cháu bé”

- Cô khái quát: Nghề cô nuôi chính là nghề giáo viên mầm non. Công việc của các cô ngoài việc dạy dỗ các con ra các cô còn chăm sóc các con như cho các con ăn, các con ngủ.

- Trích dẫn:  “Chiều mẹ đến đón về

                     Bé lại là cái cún”

- Cô khái quát: Khi bé được bố mẹ đón về bé lại trở thành con yêu bé nhỏ của bố mẹ. + Ở nhà các con được bố mẹ đặt cho những cái tên đáng yêu nào?

+ Bài thơ đã thể hiện bé có thể đóng vai vào rất nhiều nghề khác nhau. Để giúp ích cho xã hội thì con ước mơ sẽ làm nghề gì? Các con phải như thế nào?

=> Giáo dục trẻ: Trong xã hội chúng ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau và mỗi nghề đều mang lại những lợi ích riêng cho xã hội. Vì vậy chúng mình phải yêu thương, kính trọng và biết ơn những người lao động.

* Dạy trẻ đọc thơ:

- Lần 1: Cô cho trẻ đọc theo cô từng câu thơ cho đến hết bài

- Lần 2: Cho trẻ đọc cùng cô trọn vẹn cả bài thơ.

- Tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân

[cô chú ý sửa sai cho trẻ, khen ngợi động viên trẻ]

* Củng cố:

- Cô giới thiệu trò chơi “Thi đội nào nhanh”

+ Cách chơi: Cô mời đại diện 2 đội lên chơi, mỗi đội sẽ phải nhảy lò cò lên gắn các bức tranh cô đã chuẩn bị vào các ô số trên bảng theo đúng trình tự bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” trong một khoảng thời gian là một bản nhạc

+ Luật chơi: Đội nào gắn nhanh và đúng sẽ chiến thắng

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Sau khi trẻ chơi xong cô cho trẻ kiểm tra kết quả bằng cách đọc bài thơ và chỉ vào trình tự các bức tranh.

- Cô nhận xét, khen ngợi động viên trẻ

Hoạt động 3: Kết thúc [2-3 phút]

- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra ngoài chơi

- Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi

- Trẻ đoán: nghề thợ mỏ, nghề bác sĩ, nghề giáo viên, nghề thợ xây

- Trẻ quan sát hình ảnh

- Trẻ trả lời: Con thưa cô nghề thợ mỏ, nghề bác sĩ, nghề giáo viên, nghề thợ xây ạ

- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu

- Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ

- 2-3 trẻ trả lời: con thưa cô bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của tác giả Yên Thao ạ.

- Trẻ chú ý nghe cô đọc và quan sát hình ảnh

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ trả lời: con thưa cô bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của tác giả Yên Thao ạ

- 2-3 trẻ trả lời: con thưa cô nghề thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc, cô giáo ạ!

- Trẻ trả lời: Nghề thợ xây [công nhân xây dựng]

- Trẻ chú ý lắng nghe

- 2-3 trẻ trả lời: con thưa cô nghề thợ nề xây nhà, đường giao thông...

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- 2-3 trẻ trả lời: Con thưa cô nghề thợ mỏ, nghề thợ hàn ạ!

- Trẻ trả lời: Đào lên thật nhiều than ạ

- 2-3 trẻ trả lời: con thưa cô nối nhịp cầu đất nước ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chú ý lắng nghe

- 2-3 trẻ trả lời: Con thưa cô bạn chơi làm thày thuốc ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe

- 2-3 trẻ trả lời : Con thưa cô nghề y ạ

- Trẻ chú ý lắng nghe

- 2-3 trẻ trả lời: Con thưa cô xúc cơm cho cháu bé ạ!

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ lắng nghe cô

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe cô

- 2-3 trẻ trả lời: con thưa cô tên là tôm [ bống, kem...]

- 2-3 trẻ nói lên ước mơ của mình

- Con thưa cô phải chăm ngoan, học giỏi ạ

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp đọc cùng cô từng câu

- Trẻ đọc cùng cô

- Trẻ đọc theo các hình thức khác nhau

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi

- 12 trẻ lên chơi, các trẻ còn lại quan sát và cổ vũ

- Trẻ đọc thơ kiểm tra kết quả cùng cô

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ hát và ra ngoài

Video liên quan

Chủ Đề