Sách Khôn Ngoan tiếng Anh

Tóm tắt nội dung chính sách Khôn ngoan Wisdom of Solomon

11:42

[Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.]

Sách Khôn ngoan hay sáchWisdom or Book of Wisdom, Wisdom of Solomon

Tự điển Nôm Dictionary định nghĩa Khôn và Ngoan như sau:

Khôn có nghĩa là Hiểu biết nhiều: Khôn ba năm dại một giờ; Khôn đâu có trẻ, khoẻ đâu có già; Khôn nhà dại chợ [ra xã hội lớn sẽ thấy nhiều người khôn hơn mình]; Khôn sống mống chết.

Ngoan có nghĩa là Dễ bảo: Ngoan đạo; Ngoan ngoãn.

Sách Khôn Ngoan [Kn] dạy về đức khôn ngoan theo quan điểm của Thiên Chúa giáo, không theo quan điểm của người phàm:

Quả vậy, biết Ngài tường tận là đạt được công chính hoàn hảo,

nhìn nhận quyền năng Ngài là đạt được nguồn ơn bất tử. [Kn 15, 3].

Tự điển bách khoa toàn thư tiếng Việt viết về sách Khôn Ngoan như sau:

Sách Khôn Ngoan là cuốn sách ra đời muộn nhất trong số các sách của Cựu Ước. Được biên soạn bằng tiếng Hy Lạp vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, tác giả Sách Khôn Ngoan là một người Do Thái khuyết danh sống ở Alexandria nhưng lại đặt sách này dưới danh nghĩa và sự bảo trợ của vua Solomon, mượn thế giá của vua này để nói.

Thời đó, người Do Thái bị người dân ngoại đạo ngược đãi và lôi kéo theo ngoại giáo. Tác giả viết sách này để giúp họ khôn ngoan hiểu biết về đạo mình và kiên trì trong đức tin. Theo quan điểm người viết, ông cho rằng sự khôn ngoan đích thực chỉ xuất phát từ Thiên Chúa khiến cho ai có được nó đều hạnh phúc, nhưng để có được khôn ngoan thì phải cầu nguyện.

Sách Khôn Ngoan có thể được chia ra ba phần chính như sau:

A. TRƯỜNG SINH BẤT TỬ LÀ PHẦN THƯỞNG CỦA KHÔN NGOAN, [KN 1,1-6,21]

  1. Lời khuyên tìm kiếm Thiên Chúa và tránh xa tội lỗi, [Kn 1,1 15].
  2. Số phận của những người công chính và của phường vô đạo, [Kn 1,16 2,24].
  3. Những lời khuyên ẩn kín của Thiên Chúa, [Kn 3,1-4,19]:
    1. Về sự đau khổ: Đối với những người công chính, đau khổ không phải là sự trừng phạt mà là sự tinh luyện và là cơ hội thể hiện sự trung thành, trong khi đối với phường gian ác, đau khổ thực sự là một sự trừng phạt. [Kn 3,1-12].
    2. Về sự vô sinh [Childlessness]: Hoa quả thực sự của cuộc sống không phải là các con cái nhưng là đức hạnh, điều sẽ đưa đến sự bất tử. Nhiều con của phường gian ác sẽ là các hoa trái đáng thất vọng. [Kn 3,13-4,6].
    3. Về việc chết sớm: Chết sớm không phải là một sự trừng phạt cho những người công chính vì nếu họ chết già, tuổi già thể hiện họ đã đạt được sự hoàn hảo; và nếu họ chết sớm thì đó là để bảo toàn cho họ khỏi bị hư hỏng. Tuổi già và cái chết của phường gian ác sẽ không có danh dự. [Kn 4,7-19].
  4. Ngày phán xét Phát ngôn của phường vô đạo, [Kn 4,20-5,23].
  5. Lời khuyên tìm kiếm Ðức Khôn Ngoan dành cho các bậc vua chúa, [Kn 6,1-21].

B. BẢN CHẤT CỦA ĐỨC KHÔN NGOAN. VUA SA-LÔ-MÔN CA TỤNG VÀ TÌM KIẾM ĐỨC KHÔN NGOAN, [KN 6,22-11,1]

1. LỜI MỞ ĐẦU

22 Đức Khôn Ngoan là gì, đã sinh thành ra sao,

tôi xin giãi bày hết, không giấu giếm chư vị một bí mật nào,

nhưng sẽ lần theo từng dấu vết từ thuở khai thiên lập địa

mà phô bày ra ánh sáng mọi hiểu biết về Đức Khôn Ngoan.

Tôi sẽ không rời xa sự thật.

23 Tôi cũng chẳng chung lối chung đường

với thói ghen tuông độc hại,

bởi thói này chẳng phù hợp với Đức Khôn Ngoan.

24 Có nhiều người khôn ngoan, thế giới được cứu thoát;

nhờ một vị minh quân, cả thần dân được an cư lạc nghiệp.

25 Vậy chư vị hãy nghe tôi chỉ giáo,

mà hưởng phần ích lợi nơi lời lẽ của tôi. [Kn 6,22-25].

2. DIỄN TỪ CỦA VUA SA-LÔ-MÔN, [KN 7,1-8,21]

  1. Vua Sa-lô-môn cũng chỉ là phàm nhân, [Kn 7,1-6].
  2. Vua Sa-lô-môn cầu nguyện rồi Ðức Khôn Ngoan và sự giàu có đã đến với ông, [Kn 7,7-12].
  3. Vua Sa-lô-môn cầu nguyện xin được giúp đở để nói về Ðức Khôn Ngoan, [Kn 7,13-22a].
  4. Bản chất của Ðức Khôn Ngoan, [Kn 7,22b-8,1].
  5. Sa-lô-môn tìm kiếm đức khôn ngoan, nguồn gốc của kiến thức của ông, [Kn 8,2-8].
  6. Sa-lô-môn tìm kiếm đức khôn ngoan như là cố vấn và nguồn an ủi của ông, [Kn 8,9-16].
  7. Vua Sa-lô-môn nhận ra Ðức Khôn Ngoan là món quà của Thiên Chúa, [Kn 8,17-21].

3. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA SA-LÔ-MÔN XIN CHO ĐƯỢC ĐỨC KHÔN NGOAN, [KN 9,1-18]

4. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỨC KHÔN NGOAN TRONG LỊCH SỬ: TỪ ÔNG A-ĐAM TỚI ÔNG MÔ-SÊ, [KN 10,1-11,1]

C. THIÊN CHÚA TRUNG THÀNH VỚI DÂN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC XUẤT HÀNH RA KHỎI AI CẬP, [KN 11,2-19,22]

1. GIỚI THIỆU

Họ băng qua sa mạc hoang vu,

dựng lều trại giữa nơi thanh vắng.

Họ đương đầu với quân thù, và đẩy lui địch thủ.

Họ khát nước, họ đã kêu cầu:

từ vách đá, Ngài cho nước chảy tuôn;

từ đá cứng, nước trào ra cứu mọi người khỏi khát. [Kn 11,2-4]

2. CHỦ ĐỀ PHẦN III

Vậy là sự vật Chúa dùng để trừng phạt quân thù

lại mang điều lành tới cho dân khi họ gặp khó khăn cùng quẫn. [Kn 11,5].

Quân thù ở đây là Ai cập và dân là Ít-ra-en.

3. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CHO CHỦ ĐỀ, [KN 11,6-19,22]

  • Ví dụ thứ nhất: nước uống từ tảng đá cho Ít-ra-en và nước độc cho dân Ai cập, [Kn11, 6-14].
  • Ví dụ thứ hai: Thiên Chúa đã dùng rắn rết, cóc nhái, mà trừng phạt Ai cập. Trong khi đó Thiên Chúa đã dùng các loài vật như chim cút làm của ăn cho Ít-ra-en trong hành trình qua sa mạc. [Kn 11, 15-16].

a] Phần nghị luận ngoài chủ đề [Digression] về quyền năng và lòng Chúa thương xót, [Kn 11, 17-12,22].

  • Tiếp theo ví dụ thứ hai, [Kn 12, 23-27].

b] Phần nghị luận ngoài chủ đề về việc thờ ngẫu tượng, [Kn 13:115:17]:

  • Kết án việc thờ phượng thiên nhiên, như thờ lửa và gió, tinh tú và bầu trời, sông nước hay mặt trời, mặt trăng... [Kn13,1-9].
  • Kết án việc thờ ngẫu tượng do con người làm ra như thờ bò vàng, [Kn13,10 14,11].
  • Nguồn gốc và hậu quả của việc tôn thờ ngẫu tượng, [Kn 14, 12-15,17].
  • Phần kết của ví dụ thứ hai, [Kn 15,18-16,4].

c] Phần nghị luận ngoài chủ đề về các con rắn trong sa mạc, [Kn 16, 5-15].

  • Ví dụ thứ ba: mưa đá và man-na, [Kn 16,16-29].
  • Ví dụ thứ bốn: bóng tối cho người Ai Cập và ánh sáng cho người Ít-ra-en, [Kn17,1 18,4].
  • Ví dụ thứ năm: cái chết của các con trai đầu lòng Ai cập và tai ương của Ai cập trong lúc dân Ít-ra-en vượt qua Biển Ðỏ [Kn18,5 19,22].

Bản văn sách Khôn Ngoan:

  • Sách Khôn Ngoan theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
  • Sách Khôn Ngoan theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.
  • Sách Khôn Ngoan hay Wisdom theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Giấc mơ của Solomon - Thiên Chúa hứa ban cho Solomon ơn Khôn Ngoan

Khôn ngoan Kinh thánh

Video liên quan

Chủ Đề