Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với tạo hình

Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG QUỲ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN GIÚP TRẺ 5 -6 TUỔI NÂNG CAO KỸ NĂNG XÉ DÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Người thực hiện: Đoàn Thị Hồng Thắm Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường mầm non Hoằng Quỳ SKKN thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ THÁNG 4 NĂM 2019 MỤC LỤC I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em là niềm tin, hy vọng, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc, cuộc sống của chúng ta trở nên dịu dàng hơn, đáng yêu hơn khi húng ta có ánh mắt, nụ cười của trẻ thơ. Ta ngỡ ngàng và vui mừng biết bao khi chứng kiến sự lớn lên về thể chất cũng như tinh thần, trí tuệ của trẻ. Chính vì thế việc chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, của các bậc làm cha, làm mẹ cũng như các cô giáo làm công tác giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non có vị trí rất quan trọng, nó là điểm khởi đầu mang tính cơ bản, là nền tảng vững chắc để từ đó hình thành và phát triển về tâm lý, sinh lý của trẻ. Ở trường trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của cô giáo, trẻ được tham gia vào hoạt động học tập với các môn học khác nhau, trong đó bộ môn tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Việc cho trẻ làm quen với tạo hình không phải để đào tạo trẻ trở thành họa sĩ hay nghệ nhân mà thông qua hoạt động tạo hình để khơi dậy và phát huy năng khiếu thẩm mỹ, trí tưởng tượng vốn đồng thời cung cấp vốn kinh nghiệm sống cần thiết cho trẻ. Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình là một môn học chính. Rất tự nhiên, ngôn ngữ tạo hình đưa trẻ đến với thế giới của cái đẹp, một thế giới sinh động, nhiều hình dạng và phong phú về màu sắc, giúp phát triển năng lực thẩm mỹ tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi đứa trẻ. Nhờ hoạt động tạo hình trẻ được làm quen với sự vật, hiện tượng mà trẻ chưa hề quen biết, tiếp xúc với những biến động hàng ngày đang diễn ra xung quanh mình, tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển tri giác, cảm xúc về cái đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh, về hình dạng, cấu trúc màu sắc, chất liệu, giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh [hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người], từng bước tích lũy kinh nghiệm sống, góp phần giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật từ đó phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện và vững vàng hơn khi trưởng thành. Môn tạo hình có nhiều thể loại khác nhau: như vẽ, nặn, cắt, xé dán. Trong đó xé dán là một loại hình khó nhưng rất độc đáo và hấp dẫn đối với trẻ, phát huy khả năng khéo léo và sự tỉ mỉ tinh tế kiên trì của trẻ. Thông qua sản phẩm xé dán trẻ có thể cảm nhận được những cảm xúc ấn tượng về cái đẹp, rèn đôi bàn tay khéo léo tạo nên kĩ năng xé dải, xé vụn, đòi hỏi trẻ phải biết rèn luyện sự tỉ mỉ và kiên trì của bản thân. Trẻ biết kết hợp chặt chẽ giữa bố cục màu sắc và những đường vẽ bổ trợ cho bài xé dán. Từ đó làm cho bài tạo hình sống động và rèn cho kỹ năng xé dán của trẻ ngày càng nhuần nhuyễn hơn. Với trẻ cuộc sống là một cái gì rất lý thú mà trẻ không ngừng khám phá. Người giáo viên cần phải biết cách phát huy được khả năng sáng tạo, kích thích tình yêu của trẻ với loại hình nghệ thuật xé dán. Tuy nhiên trên thực tế ở các trường mầm non trong huyện nói chung và trường mầm non nơi tôi công tác nói riêng, nội dung cho trẻ thực hiện kỹ năng xé dán ở trẻ mẫu giáo lớn đã được các giáo viên quan tâm thực hiện đúng chương trình, nhưng để tạo ra sản phẩm đẹp, có bố cục màu sắc hợp lý và đúng theo yêu cầu của bài tập, có sáng tạo thì khả năng xé dán đó của trẻ còn rất nhiều hạn chế. Biểu hiện trong sản phẩm của trẻ có nội dung còn sơ sài, bố cục chưa hài hòa, màu sắc chưa hợp lý và đặc biệt là chưa có sáng tạo, điều đó một phần là do các giờ dạy xé dán đồ dùng dạy học của cô còn chưa phong phú, hấp dẫn trẻ. Việc giáo viên ít lựa chọn giờ xé dán trong chủ đề vì khi thực hiện giờ này tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị. Hơn nữa vì phần lớn các cháu là con nhà nông nghiệp, bố mẹ đi làm ăn xa nên trẻ ở nhà với ông bà, ít có thời gian cho trẻ trải nghiệm về kĩ năng xé dán. Chính vì thế khi thực hiện các giờ xé dán trên lớp, trẻ không biết cách gấp giấy và dùng ngón tay để xé theo yêu cầu của cô. Bên cạnh đó các hoạt động ngoài giờ cô chưa thường xuyên hướng dẫn kỹ năng xé dán cho trẻ. Xuất phát từ những thực tế trên, sau nhiều năm chủ nhiệm lớp 5 tuổi càng thôi thúc tôi luôn trăn trở tìm ra các biện pháp mong giúp trẻ hình thành kĩ năng xé dán , phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên trì cho trẻ để trẻ bước vào các cấp học tiếp theo. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình . Với hy vọng đóng góp một phần ý kiến của mình vào việc nâng cao chất lượng kĩ năng xé dán nói riêng và kĩ năng tạo hình cho trẻ mầm non nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên tìm cách vận dụng phương pháp giáo dục vào bài dạy, hướng dẫn kĩ năng xé dán cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình đạt kết quả cao tại trường mầm non. Hoạt động xé dán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoằng Quỳ. 3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ 5-6 A4 tuổi tại trường mầm non Hoằng Quỳ , Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc, sử dụng và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài. Chỉ ra các biện pháp tích cực nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động vẽ. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn chính bản thân trẻ ở lớp 5-6 tuổi A4 trường Mầm Non Hoằng Quỳ. - Phương pháp quan sát, ghi chép các hoạt động xé dán của trẻ lớp 5-6 tuổi A4 trong các tiết học xé dán. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp đàm thoại, quan sát và đánh giá thông qua các hoạt động xé dán. II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận Nghệ thuật tạo hình xuất phát từ rất sớm ngay từ Buổi bình minh của xã hội loài người. Bằng những công cụ hết sức thô sơ người nguyên thuỷ đã khắc lên vách đá hang động, họ đã cho ra đời những tác phẩm điêu khắc đầu tiên được tạo từ xương, từ đá hình người, hình động vật. Họ đã biết miêu tả thế giới mà họ nhìn thấy. Tồn tại và phát triển theo thời gian, nghệ thuật tạo hình có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và thẩm mỹ của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động xé dán giúp trẻ phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ dùng học tập bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng, giúp trẻ tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng được tri giác, hình Từ những cơ sở lí luận trên, tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình, đặc biệt là hoạt động xé dán là công việc hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa về nhân cách. Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn tạo hình vì vậy tôi đã chọn đề tài : Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình giúp cho trẻ biết yêu quý cái đẹp rèn luyện tính kiên trì bền bỉ, làm việc có mục đích hòa mình vào tập thể với bạn bè. Để tạo ra sản phẩm, trẻ phải nắm vững các thao tác kĩ năng xé dán và kĩ năng sử dụng dụng cụ vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo. 2.2. Thực trạng: Năm học 2018- 2019 bản thân được phân công trực tiếp chăm sóc và giảng dạy ở lớp 5 tuổi A4 với tổng số trẻ là 30 cháu trong đó 13 cháu là nữ và 17 cháu là nam. Qua thời gian đứng lớp tôi đã tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ và nhận thấy những thuận lợi, khó khăn sau: a-Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình. - Bộ phận chuyên môn đã tạo điều kiện cho tôi và các đồng chí khác được tham gia dự giờ dạy mẫu trong trường, dự giờ thao giảng của đồng nghiệp từ đó phần nào tạo điều kiện cho tôi được học hỏi rèn luyện bản thân giúp tôi đã nắm vững kiến thức và phương pháp dạy trẻ môn tạo hình. - 100% các cháu đều học qua lớp 4 tuổi phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con nên tôi đã phối hợp với phụ huynh trong việc học dạy trẻ học tốt môn tạo hình đặc biệt là kỹ năng xé dán cho trẻ. - Chị em đồng nghiệp luôn đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. b- Khó khăn: - Ngoài những thuận lợi trên cũng còn không ít những khó khăn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học của trẻ. - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, những cháu có khả năng tiếp thu chậm rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không quan tâm đến việc học của con. - Kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy chưa phong phú đa dạng theo chủ đề, chưa thực sự thoả mãn nhu cầu hoạt động của cô và trẻ. - Nghệ thuật sáng tạo về kĩ năng xé dán của một số giáo viên còn nghèo nàn. - Vốn kinh nghiệm về kỹ năng xé dán của trẻ còn ít ỏi - Phụ huynh còn xem nhẹ bộ môn tạo hình, đặc biệt là hoạt động xé dán, vì mất nhiều thời gian để chuẩn bị đồ dùng và giấy xé. Một số ít cha mẹ học sinh đi làm ăn xa để con cho ông bà nên chưa thật sự quan tâm đến cháu còn phó mặc cho cô giáo. c-Khảo sát đầu năm Trước khi tiến hành sử dụng các biện pháp mới vào công tác hướng dẫn kỹ năng xé dán cho trẻ tôi, đã tiến hành khảo sát chất lượng từng trẻ và thu được kết quả như sau: STT Khảo sát chất lượng đầu năm Số trẻ Số trẻ đạt Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia HĐ xé dán 30 15/30 50% 2 Khả năng phối hợp xé dải, xé vụn 30 12/30 40% 3 Khả năng xé và dán 30 12/30 40% 4 Trẻ thể hiện sự sáng tạo trong bài xé dán 30 6/30 20% Từ thực trạng trên là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của môn học chưa được như mong muốn. Điều đó luôn làm tôi suy nghĩ tìm ra biện pháp thực hiện hiệu quả nhất. 2.3. Biện pháp thực hiện: Biện pháp 1 : Chuẩn bị tốt đồ dùng học liệu cho cô và trẻ. Để một giờ xé dán đạt kết quả tốt ngoài việc xây dựng 1 giáo án hoàn chỉnh theo đề tài cụ thể thì khâu chuẩn bị đồ dùng học liệu cho cô và trẻ là yếu tố quan trọng. Chính vì vậy đồ dùng phải an toàn, phù hợp có tính thẩm mỹ và giáo dục cao. * Đồ dùng của cô: Đồ dùng của cô luôn phải có kích thước to hơn của trẻ, màu sắc đẹp mắt, bố cục cân đối hài hòa, đa dạng và phong phú, không sắc nhọn, dễ vỡ đảm bảo độ an toàn cao khi day trẻ. Để gây hứng thú cho trẻ khi học và khuyến khích trẻ làm tích cực ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi đã làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phục vụ giờ học như sau: VD: Bằng những chiếc can nhựa đựng nước rửa bát đã hết tôi tận dụng để làm thành những chiếc thuyền buồm, tàu hỏa, máy bay phục vụ cho giờ dạy Xé dán phương tiện giao thông. Hay bằng những vỏ trứng gà, trứng vịt đã bỏ đi, tôi tận dụng rửa sạch phơi khô kết hợp với những mảnh xốp vụn tạo thành những chú gà rất ngộ nghĩnh và xinh xắn để phục vụ cho giờ Xé dán đàn gà. Hay trong giờ xé dán theo đề tài với bài Xé dán những con vật sống dưới biển ở chủ đề Động vật tôi đã tận những vỏ trai, vỏ hến , xốp vụn.. làm ra những chú bạch tuộc những cây san hô, cây rong rêu để làm mô hình về biển cho trẻ quan sát trước khi thực hiện bài. Với những đồ dùng, đồ chơi tôi đã sáng tạo ra trẻ rất hứng thú khi vào bài bởi nó không chỉ lạ và đẹp mắt mà đó còn là tiền đề tạo nên nguồn cảm hứng, kích thích cho trẻ có sự say mê sáng tạo trong giờ xé dán và làm nên những sản phẩm đẹp mắt hơn. Ngoài ra tôi còn sưu tầm tranh ảnh có nội dung giống các đề tài mà trẻ sẽ làm quen và một số bài đẹp của các bạn trong trường để trẻ được quan sát và học tập, áp dụng vào bài xé dán của mình. * Đối với đồ dùng của trẻ: Tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết như: vở tạo hình hoặc giấy a4, giấy màu, hồ dán, bút chì, bút màu, và một số vật liệu khác như: xốp, lá cây khô, hoa khôđể kích thích cho trẻ có sự sáng tạo hơn trong khi làm bài. Tôi thường chuẩn bị đồ dùng nhiều hơn số trẻ để khuyến khích các cháu làm thêm được nhiều sản phẩm đẹp và sáng tạo hơn. Tóm lại việc chuẩn bị học liệu đồ dùng của cô và trẻ đầy đủ, khoa học sáng tạo và đẹp mắt là một trong những yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của tiết dạy. Chuẩn bị đồ dùng mẫu của cô trước tiết dạy Biện pháp 2: Xác định đúng đề tài . Có thể nói việc xác định đúng đề tài trước khi thực hiện hoạt động tạo hình là việc rất cần thiết giúp trẻ làm bài đúng và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó cô giáo cần nắm vững phương pháp của từng thể loại theo mẫu, theo đề tài hay theo ý thích. * Đối với tiết xé dán theo mẫu: Cô phải chuẩn bị mẫu đảm bảo tính thẩm mỹ và chính xác. Trẻ phải được quan sát và nhận xét mẫu. VD: Đối với tiết xé dán con cá: Đầu tiên cho trẻ quan sát tranh con cá tôi đã làm mẫu, và dùng các câu hỏi gợi mở như: mình cá được xé theo hình gì, đuôi cá làm như thế nào, dán thêm các chi tiết như vây, vẩy, vẩy làm bằng chất liệu gì? Và các bộ phận trên đầu cá như: mắt, miệng,được dán như thế nào cho cân đối phù hợp. Khi làm mẫu tôi dùng từ ngữ gần gũi dễ hiểu , đặt chỗ dễ quan sát để phân tích ngắn gọn giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Trong khi trẻ thực hiện tôi đi quan sát từng trẻ và giúp đỡ những trẻ làm bài còn lúng túng. Cuối cùng khi nhận xét sản phẩm tôi cũng rất chú ý đến kết quả của trẻ xem có phù hợp với yêu cầu của cô đã đề ra hay không. * Đối với loại tiết theo đề tài: Tôi đã chuẩn bị 3-4 tranh mẫu và cho trẻ nhận xét xem các tranh thể hiện về đề tài gì? Bố cục ra sao? Các tranh mẫu có gì khác nhau. VD: Với bài Xé dán đàn vịt Tôi chuẩn bị ít nhất là 3 tranh mẫu, cho trẻ xem từng tranh một và nhận xét xem bức tranh này có gì? Được vẽ, nặn hay xé dán và được làm bằng chất liệu gì? Các con vịt được dán như thế nào? Bố cục bức tranh ra sao? Màu sắc như thế nào? Đến bức tranh thứ 2, 3 tôi thay đổi các câu hỏi mở như: con thấy tranh 2 có gì khác tranh 1? Có mấy con vịt trong bức tranh này?..Bố cục sắp xếp của các con vịt ở bức tranh thứ 3 này ra sao? Ở tiết xé dán theo đề tài tôi không làm mẫu trực tiếp nhưng cũng nói qua cách xé dán của bức tranh để trẻ nhớ lại và dễ dàng tưởng tượng ra hơn. Khi trẻ thực hiện tôi cất những tranh mẫu đi để trẻ thỏa sức sáng tạo không làm dập khuôn theo mẫu của cô. Tôi bao quát xem trẻ nào chưa thực hiện được tôi đến bên giúp đỡ, gợi hỏi trẻ định xé dán như thế nào? sử dụng chất liệu gì? Khi nhận xét sản phẩm tôi cho trẻ nhận xét xong bài của bạn, bài của mình sau đó tôi khái quát lại tuyên dương những bài xé dán đẹp có tính sáng tạo * Loại tiết xé dán theo ý thích: Tôi đưa ra đề tài chung cho cả lớp thảo luận, rồi hỏi trẻ dự định của mình. VD: Xé dán về hiện tượng thời tiết mà nhiều trẻ thích tôi đã đưa ra chủ đề chung là hiện tượng thời tiết và hỏi trẻ xem cháu nào thích thích xé về mưa, về nắng hay cầu vồng sau cơn mưa, Cách xé hạt mưa rơi như thế nào? Hay gợi ý thêm cho trẻ nếu xé về trời nắng thì có ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang và mọi người thường đi tắm biể vào mùa hè. Sau khi trẻ nói về ý tưởng của mình tôi cho trẻ về chỗ thực hiện và quan sát giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được như dự định. Khi nhận xét sản phẩm tôi gợi ý để trẻ nhận xét về sản phẩm xé dán của mình của bạn về nội dung thể hiện hình thức như: bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, và trẻ tự đặt tên cho sản phẩm của mình. Tóm lại nếu giáo viên xác định đúng loại tiết xé dán và dạy kỹ năng trực tiếp cho trẻ thông qua giờ xé dán thì tiết dạy sẽ rất thành công và mang lại hiệu quả cao hơn. Tranh mẫu xé dán đàn cá Biện pháp 3: Rèn kĩ năng xé dán cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Nếu việc dạy trẻ kĩ năng xé dán chỉ đơn thuần diễn ra trên tiết học, thì chưa thể phát huy hết khả năng sáng tạo trong hoạt động xé dán cho trẻ được. Do vậy ngoài việc thực hiện trên tiết học chính tôi còn tiến hành dạy trẻ xé dán ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động của trường Mầm non. Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, được sờ nắm, để trẻ tích lũy thêm kiến thức khi làm bài. * Thông qua hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi gợi ý để trẻ cùng cô nhặt các bông hoa rụng về ép khô,lá cây, cành cây khô để lưu giữ lại làm thành bộ sưu tập đồ chơi từ hoa và lá khô. Hay khi tổ chức cho lớp xé dán vườn hoa trong chủ đề Một số loại hoa tôi đã triển khai thành 1 hệ thống các hoạt động như sau: Tổ chức cho trẻ ngắm hoa trong vườn hoa của trường, cho trẻ quan sát và nhận xét trong vườn hoa có những bông hoa như thế nào[ bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh nhọn, bông màu vàng, bông màu đỏ]. Trẻ được ngắm, được sờ vào cánh hoa, cảm nhận được hương thơm của các loại hoa lẫn trong hương của cỏ cây. Trẻ được thảo luận về vẻ đẹp và sự phong phú của các loài hoa. Ngoài ra tôi còn cho trẻ quan sát hoa trên tranh ảnh, băng hình do tôi chuẩn bị trước, để khi thực hiện bài xé dán các loài hoa trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng xé tròn, xé dải ..và chọn giấy phối các màu hoa, bố cục bức tranh có độ cao thấp, gần xa hợp lý để bức tranh sinh động và đẹp mắt hơn. Cô cho trẻ đi thăm quan các loại hoa trên sân trường * Thông qua hoạt động góc: Khi hoạt động góc, trong góc nghệ thuật với giấy màu có sẵn tôi đã hướng dẫn cho trẻ làm bộ sưu tập về các loài hoa, làm các bức tranh xé dán về vườn cây ăn quả. Tổ chức cho trẻ xé dán lại các loài hoa vừa được quan sát. Tổ chức cho trẻ đọc thơ, kể chuyện sáng tạo về các loại hoa ở góc nghệ thuật. Hay cho trẻ xây bồn hoa, vườn cây ăn quả ở góc xây dựng. * Thông qua hoạt động chiều: Ở hoạt động chiều của các thời điểm mở chủ đề đóng chủ đề tôi đưa hoạt động xé dán vào để bồi dưỡng thêm kĩ năng xé dán cho trẻ từ dễ đến khó, từ cách xé đơn giản đến phức tạp. VD: Khi sắp đến chủ đề Thực vật, tết và mùa xuân tôi và trẻ cùng trang trí cho mảng chủ đề của lớp bằng các bức tranh do cô và trẻ trực tiếp xé dán như các cành hoa mai, hoa đào Tóm lại việc rèn kỹ năng xé dán cho trẻ muốn đạt được kết quả tốt thì việc dạy trẻ xé dán ở mọi lúc mọi nơi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Biện pháp 4: Tích hợp các môn học khác Tích hợp là đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo, linh hoạt và khéo léo khi vận dụng,quá trình vận dụng tích hợp cần phải lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở nên rời rạc, chắp vá. VD: Ở chủ đề Thực vật đối với tiết đề tài Xé dán vườn cây ăn quả tôi đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi làm từ các chất liệu khác nhau: Cây cam bằng nhựa đồ chơi, cây chuối làm từ mo cau, buồng chuối làm bằng xốp quét sơn vàng hay cây bưởi từ những cành cây khô và chuẩn bị từ 2-4 tranh xé dán phương tiện giao thông cho trẻ quan sát. Khi vào bài tôi cho trẻ hát bài Vườn cây của ba và hỏi trẻ : Cả lớp vừa hát bài gì? Các con hãy kể tên các loại cây ăn quả? Tiếp theo cho cả lớp quan sát, đếm và nói tên các loại cây ăn quả cô đã chuẩn bị, cũng như đàm thoại với trẻ về các bức tranh mẫu. Khi trẻ thực hiện: tôi mở băng các bài hát nói có trong chủ đề Thực vật gợi cho trẻ say mê hoạt động, tôi đến từng bàn động viên khuyến khích trẻ làm bài sáng tạo. Nhận xét sản phẩm: Tôi cho trẻ treo bài theo tổ và làm đoàn tầu đi quanh quan sát và nhận xét : Con thích bài nào nhất? vì sao con thích? rồi cho trẻ đếm những loại cây ăn quả đã xé dán được, đếm xem có bao nhiêu bài xé dán đẹp Kết thúc: Tôi cho trẻ vận động bài Em yêu cây xanh và đi nhẹ nhàng ra ngoài. Như vậy với 1 tiết học tạo hình tôi đã thu được kết quả đáng mừng xuyên suốt tiết học là đều nói về chủ đề Thực vật , trẻ rất hứng thú và đã tích hợp được các môn học: Môi trường xung quanh, âm nhạc, toán, văn học... Tích hợp các môn học khác Biện pháp 5: Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu tạo hình: Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi

Video liên quan

Chủ Đề