Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu lớp 4

SKKN: Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu lớp 4

Sáng kiến trả lời câu hỏi mà các thầy cô luôn băn khoăn là: Làm như thế nào? Dạy làm sao? Dùng phương pháp nào? Để giảng, dạy các em học sinh trung bình, yếu về kiến thức chia mà các em chưa thực hiện được. Mời quý thầy cô tham khảo qua sáng kiến để nâng cao công tác giảng dạy. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Luyện kỹ năng chia
  • Giúp học tốt môn Toán
  • Kinh nghiệm giảng dạy học sinh trung bình yếu
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG CHIA CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU LỚP 4
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng, vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở Trung học. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. Trong dạy học Toán, quán triệt nguyên lý giáo dục: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã hội” là thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục toán học ở Tiểu học. Trước thực tế đó, đầu năm học khi nhận lớp,qua khảo sát thực tế học sinh Tôi nhận thấy: một số em học sinh giỏi, khá đã biết vận dụng kiến thức học vào thực tế bởi các em đã thực hiện thành thạo về cộng ,trừ ,nhân ,chia ... Trong khi đó một bộ phận đông học sinh trung bình, yếu về kiến thức chia chưa thực hiện được nên việc vận dụng vào thực tế là rất khó khăn. Nên để các em làm được điều đó là rất khó. Trong quá trình dạy tôi đã đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Làm như thế nào? Dạy làm sao? Dùng phương pháp nào? Để giảng, dạy các em. Chính vì vậy, ngay đầu năm học tôi lựa chọn đề tài: “Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu” lớp 4. B. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuaän lôïi: *Đối với giáo viên: Trong nhöõng naêm giaûng daïy đöôïc söï quan taâm caùc ban ngaønh ñoaøn theå, ñaëc bieät laø söï chæ ñaïo kòp thôøi cuûa phoøng GD baèng caùc vaên baûn phaùp quy, söï ñoäng vieân vaø giuùp ñôõ taän tình cuûa Hieäu tröôûng nhaø tröôøng nhaèm taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho baûn thaân ñeå naâng cao chaát löôïng daïy-hoïc trong nhaø tröôøng. Töø vieäc boài döôõng kieán
  3. thöùc, naâng cao trình ñoä chuyeân moân, trang bò CSVC, ñeán vieäc chaêm lo ñôøi soáng vaät chaát cho caùn boä- giaùo vieân , taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå töøng HS phaán ñaáu, tieán boä. *Đối với học sinh: Trường học đã được xây dựng kiên cố,từng phòng học trang trí đầy đủ tiện nghi rất thuận tiện cho việc học tập của các em. Học sinh cũng đã có ý thức mua sắm đầy đủ sách vở,đồ dùng học tập cá nhân của mình. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo,BGH nhà trường và giáo viên trực tiếp đứng lớp nên các em đã được sử dụng đồ dùng học tập có hiệu quả. Học sinh có phương tiện đi lại không phụ thuộc vào đò như những năm trước, nên thời gian đảm bảo cho việc học tâp.Từ đó việc học của các em cũng được nâng lên đạt kết quả cao qua từng thời điểm trong năm học. 2. Khó khăn: * Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học,có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để đối tượng học sinh nắm vững được lượng kiến thức- đặc biệt là toán chia. Giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh, dạy một chiều. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài toán chia trong môn Toán cũng chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm. * Đối với học sinh: Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức bài học, chóng quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh - nhất là đối với kỹ năng chia. Do còn nhiều gia đình, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em. Năng lực tư duy còn nhiều hạn chế [nhất là với những học sinh trung bình, yếu kĩ năng thao tác tính kém] nên rất nhiều em khi làm bài tập thường tính sai kết quả. Qua tìm hiểu đồng nghiệp không chỉ học sinh lớp 4 mà ngay cả học sinh lớp 5 vẫn còn một số em chưa biết chia.
  4. Qua kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm 30 em học sinh lớp 4C với đề bài như sau: *Đặt tính rồi tính kết quả: a. 130 : 5 b. 816 : 4 c. 28472 : 6 d. 740 : 2 [ Mỗi bài tính đúng cho 2,5 điểm] *Kết quả thu được như sau: Tổng số em tham Số em Số em Số em Số em Số em Số em gia khảo sát đặt tính làm làm sai làm sai làm sai làm sai đúng đúng hết một bài hai bài ba bài cả 4 bài 30 30 4 6 7 5 8 Từ bảng khảo sát trên, ta có thể biết được tỉ lệ học sinh, chưa biết chia còn cao, nhiều em kĩ năng thao tác còn chưa chắc chắn. C. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Giúp học sinh: * Mục tiêu: -Có những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia. -Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết làm các bước tính, ứng dụng thiết thực được trong đời sống. -Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trìu tượng hoá ,khái quát hoá ,kích thích trí tưởng tượng,gây hứng thú học tập môn toán ,phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng [bằng lời ,bằng viết]các suy luận đơn giản ; góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học ,linh hoạt ,sáng tạo. -Hình thành nhân cách phát triển năng lực trí tuệ ,góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất ,các đức tính rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. * Nhiệm vụ: - Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản đơn giản ,có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. -Rèn luyện để nắm chắc các kĩ năng thực hành tính nhẩm tính viết về phép chia .
  5. -Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng. - Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ ,có kế hoạch ,có kiểm tra có tinh thần hợp tác ,độc lập và sáng tạo có ý thức vượt khó khăn ,cẩn thận ,kiên trì ,tự tin. * Với mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: D. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU RÈN KỸ NĂNG CHIA Qua thực tế của lớp mình, tôi đã hướng dẫn, giúp đỡ các em theo trình tự sau: *. Kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh trong lớp . Giỏi, khá, trung bình, yếu, tìm hiểu nguyên nhân việc thực hiện làm tính sai của từng em như : -Chưa tập trung theo dõi bài. -Chưa thuộc bảng nhân, bảng chia. - Phương tiện học còn thiếu hay ước lượng thương còn yếu ở các em… Với những em chưa tập trung chú ý các kĩ năng thao tác tính dẫn đến làm tính chia sai thì giáo viên nhắc nhở, dành thời gian, hướng dẫn giúp đỡ các em nắm lại các bước tính. Thường thì những em này tiếp thu lại rất nhanh. Còn những em chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, thì không thực hiện được chia ngoài bảng là điều tất yếu, cùng với những đối tượng ước lượng thương kém dẫn đến tính sai, vở nháp không có…thì giáo viên dành nhiều thời gian giúp đỡ các em hơn, trong các giờ trống, đầu các buổi học .Đặc biệt giáo viên cần liên hệ với gia đình các em ,giao việc một cách chặt chẻ ở nhà để các em có ý thức thực hiện tốt ,đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên cần động viên ,khuyến khích thường xuyên để mỗi học sinh tự coi việc học là trách nhiệm ,là niềm vui khi đến trường . *. Hướng dẫn cách thực hiện. -Cách đặt tính :Học sinh cần nắm được một cách chính xác . [Số bị chia ] [Số chia] [Thương]
  6. -Cách tính:Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia,nhân,trừ.[từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất] *Lưu ý: Lần chia đầu tiên ,nếu lấy một chữ số đầu tiên của số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số . Lần chia thứ hai [trừ lần cuối ]nếu số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 vào thương. Từ cách hướng dẫn thực hiện như trên.Tôi chia ra thành các giai đoạn và giải pháp sau: GIAI ĐOẠN 1. ÔN TẬP LẠI NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA 17 TIẾT CHIA NGOÀI BẢNG Ở LỚP 3: Trong một thời gian thực hiện:Tôi chia lớp ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có lượng bài khác nhau, mức độ khác nhau và được thể hiện trong các giải pháp sau. Giải pháp 1. Kiểm tra việc học thuộc bảng nhân, bảng chia của học sinh: Bất kỳ một dạng toán nào học sinh cũng được đi từ bài dễ đến bài khó. Để thực hiện được chia ngoài bảng, việc đầu tiên là yêu cầu học sinh phải thuộc nhân chia trong bảng. Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học thuộc nhóm chia trong bảng, thường xuyên kiểm tra việc học thuộc lòng các bảng nhân, chia của học sinh[ kiểm tra 15 phút đầu giờ, học sinh tự kiểm tra theo nhóm, tổ,cá nhân…] cho đến khi các em thật thuộc, thật nhớ. Giải pháp 2. Ôn lại một số tính chất của phép nhân, phép chia: * Tính chất giao hoán của phép nhân. *Tính chất kết hợp của phép nhân. + Nhân với 1, nhân với 0. + 0 chia cho một số bất kì,… *Chia một tổng cho một số. *Chia một hiệu cho một số.... Việc ôn lại một số tính chất cơ bản này giúp học sinh có thao tác, kĩ năng tính đúng, tính nhanh. Giải pháp 3. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia. Khi học sinh đã nắm được một số yêu cầu cơ bản trên, giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số bài tập đơn giản nhưng cơ bản làm cơ sở ban đầu cho phép chia ngoài bảng.
  7. Bài 1: [ dạng 1]. 3:3= 9:4= 4:3= 8:4= 5:3= 7:4= 6:3= 4:4= Học sinh dễ dàng làm các phép tính trên. Cũng với bài tập trên, yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính. Giáo viên hướng dẫn: Trong mỗi phép chia, khi thực hiện, giáo viên nhấn mạnh có 3 bước tính: Bước 1: Chia Bước 2: Nhân Bước 3: Trừ Ví dụ: 6 3 Bước 1: 6 chia 3 được 2, viết 2. 6 2 Bước 2: 2 nhân 3 bằng 6. 0 Bước 3: 6 trừ 6 bằng 0. 9 4 Bước 1: 9 chia 4 được 2, viết 2. 8 2 Bước 2: 2 nhân 4 bằng 8. 1 Bước 3: 9 trừ 8 bằng 1. Vậy thương là 2,số dư là 1 8 4 Bước 1: 8 chia 4 được 2, viết 2. 8 2 Bước 2: 2 nhân 4 bằng 8. 0 Bước 3: 8 trừ 8 bằng 0. Học sinh tự làm các phép tính còn lại: Ví dụ: 4 3 7 4
  8. 3 1[dư 1] 4 1[dư 3] 1 3 Bài 2: [ Dạng 2]: 15 : 5 = 20 : 5 = 35 : 7 = 16 : 5 = 42 : 7 = 39 : 7 = 19 : 5 = 40 : 7 = 36 : 7 = Học sinh vận dụng chia tìm được kết quả các phép tính: 15 : 5 = 3 42 : 7 = 6 20 : 5 = 4 35 : 7 = 5 Giáo viên lưu ý với các trường hợp còn lại: * 15 chia 5 bằng 3. Vậy các số từ 16 đến 19 chia 5 cũng được 3 nhưng sẽ có dư[ số dư bằng các số đó trừ đi tích của 3 và 5] 20 chia cho 5 mới được 4. 16 : 5 = 3 [ dư 1] 17 : 5 = 3 [ dư 2] 18 : 5 = 3 [ dư 3] 19: 5 = 3 [ dư 4] * 42 chia 7 bằng 6; 35 chia 7 bằng 5. Vậy các số từ 36 đến 41 chia cho 7 đều bằng 5 và có dư. 40 : 7 = 5 [ dư 5] 39 : 7 = 5 [ dư 4] 36 : 7 = 5 [ dư 1] Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính: Giáo viên hướng dẫn một số phép tính: 15 5 Bước 1: 15 chia 5 được 3, viết 3 15 3 Bước 2: 3 nhân 5 bằng 15. 0 Bước 3: 15 trừ 15 bằng 0. 16 5 Bước 1: 16 chia 5 được 3, viết 3 15 3 Bước 2: 3 nhân 5 bằng 15. 1 Bước 3: 16 trừ 15 bằng 1
  9. Vậy thương là 3,số dư là 1. Giáo viên cho học sinh thực hiện ở bảng con với các phép tính còn lại. Giáo viên sửa sai và uốn nắn học sinh kịp thời: Em nào thực hiện sai yêu cầu thực hiện lại. 20 5 42 7 40 7 36 7 35 7 20 4 42 6 35 5[dư 5] 35 5[dư 1] 35 5 5 1 0 Khi học sinh đã làm thành thạo các bài tập dạng trên, nắm vững các thao tác thực hiện phép chia. Giáo viên cho học sinh vận dụng với các bài tập có số bị chia lớn hơn. Ví dụ 48 4 Gợi ý: Phép tính này có mấy lượt chia? [ 2 lượt]. Mỗi lượt chia thực hiện mấy bước tính?[ 3 bước: Chia- nhân- trừ]. Bắt đầu từ số nào chia? Hướng dẫn học sinh thực hiện: 48 4 Lượt 1: 4 chia 4 được 1, viết 1 4 12 1 nhân 4 được 4. 08 4 trừ 4 bằng 0. 8 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 4 được 2, viết 2. 0 2 nhân 4 được 8. 8 trừ 8 bằng 0. Vậy thương là 12. Cho học sinh vận dụng các bài cùng dạng: 55 : 5 = 46 : 2 = 488 : 4 = 55 5 46 2 488 4 05 11 06 23 08 122 0 0 08
  10. Ví dụ 2: 98 : 3 0 Đặt tính: Tính: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: 98 3 Lượt 1: 9 chia 3 được 3, viết 3 9 32 3 nhân 3 được 9. 08 9 trừ 9 bằng 0. 6 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 3 được 2, viết 2. 2 2 nhân 3 được 6. 8 trừ 6 bằng 2. Vậy thương là 32,số dư là 2. Học sinh làm các bài cùng dạng: 57 : 5 968 : 2 8845 : 4 57 5 968 2 8845 4 07 11[dư 2] 16 434 08 2211[dư 1] 2 08 04 0 05 1 Ví dụ 3: 72 : 9 79 : 9 647 : 3 72 9 79 9 647 3 72 8 72 8 [dư 7] 04 215[dư 2] 0 7 17 2 Với dạng bài tập thương có chữ 0, giáo viên cũng đi từ phép chia đơn giản, từ số bị chia có 2 chữ số đến số bị chia có 3, 4, 5 chữ số. Cho học sinh nhắc lại: 0 chia cho số nào cũng bằng 0. 0 nhân số nào cũng bằng 0. Ví dụ: 0:9=0 1 : 9 = 0 [ dư 1]. 4 : 9 = 0 [ dư 4]. 7 : 9 = 0 [ dư 7]. 8 : 9 = 0 [ dư 8].
  11. 5 : 7 = 0 [ dư 5]. 6 : 8 = 0 [ dư 6]. Hướng dẫn học sinh vận dụng vào bài tập: 62 : 3 = 816 : 4 = 9182 : 9 = 62 3 816 4 9182 9 02 20[dư 2] 016 208 018 1020 [dư 2] 0 0 02 2 0 2 GIAI ĐOẠN 2 DẠY 18 TIẾT PHÉP CHIA LỚP 4. * Giải pháp 1: Dạy chia cho số 1 chữ số, 2 chữ số , 3 chữ số dựa trên: + Kế thừa: Học sinh biết cách đặt phép tính, cách thực hiện phép tính. + Cách dạy: Cho học sinh thực hành, luyện tập là cơ bản. Cụ thể: Giáo viên đưa bài tính: Ví dụ: 128472 : 6 = ? Đây là phép chia số mấy chữ số cho số có mấy chữ số ? * Số bị chia có số 6 chữ số. * Số chia là số có 1 chữ số. Để tìm thương ta làm như thế nào? * Đặt tính. * Chia theo thứ tự tính để tìm thương. Em hãy thực hiện tính để tìm thương. 128472 6 Học sinh nêu kết quả, cách thực hiện. 08 21412 Lượt 1: 12 chia 6 được 2, viết 2 24 2 nhân 6 được 12. 07 12 trừ 12 bằng 0. 12 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 6 được 1, viết . 0 1 nhân 6 được 6. 8 trừ 6 bằng 2, viết 2. Lượt 3: Hạ 4, dược 24 chia 6 được 4, viết 4 . 4 nhân 6 được 24. 24 trừ 24 bằng 0. Lượt 4: Hạ 7, 7 chia 6 được 1, viết 1. 1 nhân 6 được 6.
  12. 7 trừ 6 bằng 1, viết 1. Lượt 5: Hạ 2, được 12 chia 6 được 2, viết 2. 2 nhân 6 được 12. 12 trừ 12 bằng 0. Vậy thương là 21412. Học sinh thực hiện tương tự: Ví dụ: 475908 : 5 Đặt tính Chia theo thứ tự trái sang phải. 475908 5 25 95181[dư 3] 09 40 08 3 Gợi ý học sinh phân tích: Ở lượt lấy là 9 không lấy 8 nếu chọn thương là 8 thì số dư lớn hơn số chia; nếu lấy thương lớn hơn 9 thì số chia lớn hơn số bị chia. Học sinh tiếp tục chia đến hết. => Chia hết là trường hợp chia có số dư là mấy? [ bằng 0]. Số dư lớn nhất có thể có được trong phép chia khi số dư bằng mấy? [ Bằng số chia trừ đi 1]. Ở phép chia trên ta đọc như thế nào khi giáo viên viết: 475908 = 95181 x 5 + 3 Đa số học sinh đọc như sau: 475908 chia cho 5 95181 được 5 dư 3. Giáo viên cho học sinh nhận diện lại tên gọi từ phép chia và đọc: 475908 chia 5 được 95181 dư 3. Ví dụ: 23576 56 Thử chọn thương: 117 421 Lượt 1: Lấy 235 chia 56 được 4, viết 4. 56 56 nhân 4 được 224. 0 235 trừ 224 bằng 11. Lượt 2: Hạ 7, được 117 chia 56 được 2 dư 5. Hạ 6, được 56 chia 56 được 1.
  13. 1 nhân 56 bằng 56; 56 trừ 56 bằng 0, viết 0. Ví dụ 3: 9060 : 453 Nhận dạng? Số bị chia là số có 4 chữ số. Số chia là số có 3 chữ số. Cách thực hiện? + Đặt tính + Chia theo thứ tự từ trái sang phải. + Cách tìm thương? Làm phép thử chọn. Cách nhẩm: 9 chia 4 được 2…Thử thương là 2 ; 2 nhân 453 bằng 906; 906 trừ 906 bằng 0, viết 0; hạ 0, 0 chia 453 bằng 0, viết 0…. 9060 453 00 20 0 Giáo viên cho học sinh thực hiện chia nhiều bài, luyện kĩ cách tìm thương vì số chia càng lớn việc thử chọn tìm thương càng khó hơn. Giải pháp 2.Vận dụng vào thực tiễn. Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên phải kiên trì, đi từng dạng bài tập. Với mỗi dạng, giáo viên hướng dẫn thật kĩ. Sau khi làm thành thạo thì cho học sinh áp dụng làm nhiều bài tập với từng dạng đó. Khi đã nắm vững kĩ năng, thao tác từng bước tính thì hướng dẫn học sinh thực hiện bước tính trừ nhẩm để phép tính được trình bày ở dạng ngắn gọn hơn. Sau mỗi bài toán, khi tìm được kết quả phép tính, giáo viên nên tập cho học sinh thử lại kết quả: Lấy thương nhân số chia, cộng số dư[ nếu có], nếu cho kết quả bằng số bị chia thì phép chia đó đúng… Ngoài ra việc tổ chức “ Trò chơi” trong quá trình học tập cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc củng cố các lượt chia, cách viết đúng. Ví dụ: Bài 1: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất của mỗi lượt chia sau và giải thích. 8469 : 241= ? Lượt 1: A. 846 : 241 = 3 dư 113 B. 846 : 241 = 3 dư 123 C. 846 : 241 = 3 dư 122 Lượt 2: Hạ 9; 1239 : 241
  14. A. 1239 : 241 = 5 dư 34 B. 1239 : 241 = 4 dư 275 C. 1239 : 241 = 5 dư 43 Bài 2: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất và giải thích. 83120 : 92 =? A. 83120 : 92 = 93 [dư 44]. B. 83120 : 92 = 903 [dư 40]. C. 83120 : 92 = 903 [dư 44] Qua các[ Trò chơi] cho thấy học sinh rất hứng thú mỗi khi giáo viên tổ chức xen kẻ trong các tiết học nhất là trò chơi mang tính toán học như trên. * Với những giai đoan thực hiện và từng giải pháp thực hiện cụ thể lớp tôi phụ trách dạy đã đạt được một số kết quả nhất định. E. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trên đây tôi đã trình bày một số thủ thuật của mình khi hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tính chia[ với đối tượng học sinh trung bình, yếu]. Với cách làm này chất lượng môn toán của lớp tôi giảng dạy đã được nâng cao lên rõ rệt. Nhiều em từ chỗ chưa chia được đã thực hiện phép chia một cách thành thạo, chắc chắn: ...Trương Bích Trâm,Nguyễn Quốc Thành ,Ngô Tiểu Long, Đặng Chênh Hên, .... Cuối HKI, của năm học: 2011 – 2012 đạt được: * Đặt tính rồi tính kết quả: 579 : 36 4674 : 82 301849 : 7 81350 : 187 Mỗi bài tính đúng 2,5 điểm. Kết quả thu được như sau: Tổng số bài Đúng 4 bài Sai 1 bài Sai 2 bài Sai 3 bài Sai 4 bài 30 23 4 2 1 0
  15. Với những kết quả đạt được nêu trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau; F. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Đối với giáo viên khi nhận lớp cần nắm rõ đối tượng học sinh và trao đổi với giáo viên phụ trách của năm học trước để biết được mức độ nhận thức, tiếp thu kiến thức của từng em học sinh. Khi đã xác định được đối tượng học sinh cần phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Khi dạy cần có sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy và học của giáo viên và học sinh. Giáo viên xác định rõ mục đích yêu cầu của bài dạy,chuẩn bị đồ dùng dạy học ... Lấy học sinh làm trung tâm ,giáo viên là người tổ chức hướng dẫn ,mọi học sinh đều được tham gia một cách tích cực vào quá trình hoạt động học .Giáo viên cần phối hợp các phương pháp linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo để giờ học được nhẹ nhàng ,thoải mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh . Giúp học sinh vận dụng phương thức chung để giải những bài toán cùng loại và lĩnh hội được hệ thống các kiến thức vào thực tiễn. Giáo viên phải có kĩ thuật sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Toán. Hướng hẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới. Hướng dẫn học sinh thực hành,hình thành và rèn luyện năng trong khi học Toán. Đặc biệt khi rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu cần tập trung vào các yêu cầu sau: - Yêu cầu học sinh thuộc bảng nhân, chia trong bảng. - Nắm vững một số tính chất cơ bản của phép nhân, phép chia, tính chất giao hoán, nhân với 1, nhân với 0, 0 chia cho một số bất kỳ, phép chia mà chữ số cuối của số bị chia và số chia là 0,… - Hướng dẫn học sinh thực hiện tính chia theo từng dạng từ dễ đến khó[ Từ số bị chia có 1 chữ số đến 2, 3, 4, 5, 6 chữ số; số chia từ 1, 2, 3 chữ số]. - Kiểm tra, thử lại kết quả. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn có kế hoạch:“Muốn đầu tư cho chất lượng mũi nhọn thì trước hết phải nâng cao chất lượng đại trà.”Từ những biện pháp và bài học kinh nghiệm Tôi có kết luận như sau.
  16. G. KẾT LUẬN CHUNG. Dạy-học Toán cần nắm vững những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nó chỉ như vậy giáo viên mới hiểu được ý đồ lựa chọn nội dung cụ thể ở các bài, của tác giả Sách giáo khoa cũng như quy trình và phương pháp học từng bài trong Sách giáo khoa,Chuẩn kiến thức kĩ năng ,.....Từ đó tổ chức,hướng dẫn và điều khiển tốt mọi hoạt động của mình,của học sinh, tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục cao. Muốn làm được như vậy giáo viên phải được trang bị những tri thức về phương pháp dạy học tích cực và tạo được điều kiện để các em hoàn thành những kĩ năng cần thiết của phương pháp dạy học này.Tuỳ từng bài mà giáo viên lựa chọn áp dụng những biện pháp phù hợp để làm thế nào cho giờ học Toán đạt kết quả cao nhất. Như vậy giáo viên luôn tự bồi dưỡng ,học hỏi đồng nghiệp,tự trau dồi kiến thức của mình để nâng cao trình độ chuyên môn ,nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng,... *Đề xuất: Qua đây, tôi cũng mong muốn đề nghị các cấp giáo dục ngoài việc tổ chức những chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi .Nên tổ chức các chuyên đề, những buổi nói chuyện, giao lưu về những kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ học sinh đối tượng yếu, trung bình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Với điều kiện thời gian, khả năng còn hạn chế, chắc rằng những gì tôi đã trình bày ở trên còn nhiều thiếu sót, mong được đồng nghiệp góp ý. Tân Hưng Tây B, ngày16 tháng 12 năm 2011 Người viết HỒ PHÚC HÙNG

Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu lớp 4

1 tháng trước

Skkn phương pháp ước lượng thương cho học sinh yếu lớp 4

  • doc
  • 15 trang

Trang 1
MỤC LỤC

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................Trang 4
1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………. Trang 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................Trang 4
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... Trang4
4. Thời gian nghiên cứu: ……………………………………………………Trang 4
5 Áp dụng………………………………………………………………….. Trang 4
CHƯƠNG II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………… Trang 5
I/.Thực trạng làm tính chia………………………………………………….. Trang 5
1. Đối với học sinh…………………………………………………………...Trang 5
2. Về phía giáo viên………………………………………………………… Trang 5
3. Nguyên nhân:…………………………………………………………….. Trang 5
4. Khảo sát học sinh :........................................................................................ Trang 5
II. Một số giải pháp.......................................................................................... Trang 7
1.Kiểm tra phân loại học sinh............................................................................Trang 7
2. Qui định đới với học sinh..............................................................................Trang 7
3.Giáo viên........................................................................................................ Tang 7
4. Giải pháp cụ thể.............................................................................................Trang 7
a. Làm tròn giảm................................................................................................Trang 7
b. Làm tròn tăng.................................................................................................Trang 7
c. Làm tròn cả tăng và giảm..............................................................................Trang 8
d. Ứơc lượng cụ thể hóa....................................................................................Trang 8
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM........................................................ Trang 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................Trang 14

Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 2

Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN
Để nâng cao chất lượng giáo dục, thiết yếu cần đổi mới phương pháp, hình thức
giảng dạy. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng dạy-học các môn học ở tiểu học nói
chung và môn Toán nói riêng. Bằng kinh nghiệm dạy học và hơn bốn năm trực tiếp
đứng lớp bốn, tôi đã nghiên cứu thành công đề tài Phương pháp ước lượng thương
cho học sinh yếu [ Chỉ vận dụng riêng cho học sinh yếu].
Đề tài này được áp dụng tại trường tiểu học Sông Hinh năm học 2010-2011. Tuy
đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhưng chắc chắn có những điều thiếu sót nhất định.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ các bạn đọc, đặc biệt là đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Trân trọng cảm ơn.

Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 4

Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
Trong thực tế dạy, học ở tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng ở chương trình
Tiểu học gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện khó khăn như các
huyện miềm núi Sông Hinh.Ở môn toán, tôi nhận thấy việc thực hiện phép tính “Chia
cho số có hai hoặc ba chữ số” là vấn đề mà học sinh đang gặp phải khó khăn nhiều nhất
[ Có những học sinh đã học lên đến lớp 5 mà vẫn chưa thực hiện được phép chia này
.Vì vậy tôi cho rằng đây là một vấn đề nan giải, và việc dạy cho học sinh làm thế nào
để có biện pháp tính, kĩ năng tính, sự thuần thục khi thực hiện phép tính ...Đó cũng
chính là điều mà tôi nói riêng cũng như các đồng nghiệp giáo viên đang công tác tại xã
những nơi có điều kiện khó khăn như xã Sông Hinh đặc biệt là học sinh dân tộc được
quan tâm.
Tôi thiết nghĩ : Quả thực “ Phép chia cho số có nhiều chữ số là một trong những
phép tính khó nhất ở Tiểu học. Điểm mấu chốt trong biện pháp tính này là vấn đề ước
lượng các chữ số của thương, tạm gọi tắt là “ước lượng thương” vậy.
Việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình , bắt đầu từ lớp Ba, lên
lớp Bốn và lớp Năm.[ ở lớp 3, việc giới thiệu và rèn kĩ năng ước lượng thương được
thực hiện trong bài “Chia cho số có một chữ số” . Lên lớp 4, phần “Chia cho số có
nhiều chữ số” .Và lớp 5 lại được lặp lại qua phần “Chia số thập phân”. Thực chất của
vấn đề là “ Tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia một số n hoặc [n+1] chữ số
cho một số có n chữ số . Nếu nắm được cách ước lượng thương và có kĩ năng ước
lượng thương thì phép chia này đối với học sinh không còn là một khó khăn nữa và
cũng nhờ thế mà các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép tính này, không
tốn nhiều thời gian, tạo thuận lợi và hứng thú cho học sinh say mê học Toán , yêu thích
môn Toán.
Vì vậy việc hướng dẫn và rèn kĩ năng “ước lượng thương trong phép chia cho số
có nhiều chữ số” cho học sinh là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá
trình dạy học Toán. Cũng chính vì lí do đó mà tôi quyết định chọn đề tài này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 4, trường Tiểu học Sông Hinh, xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, Phú
Yên, năm học 2010-2011[do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy].
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra , phân tích , tổng hợp tìm nguyên nhân
- Dùng biện pháp cụ thể áp dụng cho học sinh rèn luyện
4. Thời gian nghiên cứu:
- Một năm [Năm học 2010- 2011.]
5 Áp dụng:
- Năm học: 2011-2012

Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 5

Chương II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Thực trạng làm tính chia
1. Đối với học sinh
- Yêu cầu:
+ Tối thiểu phải thuộc bảng ngân.
+ Đảm bảo chuyên cần [tối thiểu 90% có mặt trong các buổi học].
2. Về phía giáo viên
- Nhiệt tình và cần chú ý đến một số thủ thuật trong dạy Toán, mạnh dạn áp dụng
một số sáng kiến của mình vào dạy Toán vì ngại với chương trình mới.
3. Nguyên nhân:
- Học sinh chưa nắm được cách ước lượng thương, chưa có kĩ năng ước lượng
thương . Bên cạnh đó, các em cũng chưa biết được cách làm tròn số thông qua một số
thủ thuật thường dùng chẳng hạn như che bớt chữ số- những chữ số chưa cần ước
lượng thương để cho học sinh quan sát rõ hơn.
- Đối với giáo viên , việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương đôi khi
không được chú ý một cách tối đa ,chưa mạnh dạn đưa một số sáng kiến của mình vào
dạy học Toán , chưa thực sự chú ý linh hoạt sáng tạo trong sụ phối hợp các phương
pháp dạy học.
4. Khảo sát học sinh :
- Đầu năm học 2010- 2011, với học sinh lớp 4D, mặc dù đã được học “chia cho số
có một chữ số ở các lớp 3. song kĩ năng ước lượng thương còn kém thậm chí phần lớn
học sinh chưa biết cách “ước lượng thương” như thế nào ? Có khoảng 30% học sinh
không thực hiện được phép chia này, 20% học sinh thực hiện chia được song còn quá
chậm vì chưa có kĩ năng ước lượng thương , số còn lại tạm ổn, song cũng chưa thành
thạo trong biện pháp tính.
Sau khi tiến hành dạy học hai tuần [từ tuần 14 đến hết tuần 16- đây là tuần chính
thức dạy học sinh bài Chia cho số có hai, ba chữ số], tôi tiến hành tự kiểm tra chất
lượng lớp và cho kết quả sau[ riêng phép chia cho số có 2,3 chữ số]:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
Lê Mô Hờ Bích.
Y Công Ybia
Kso Hờ Diễm
Huỳnh Quốc Đạt.
Kso Y Đệ
Niê Y Kiều
Kso Y Lệ
Ksor Hờ Ninh
Kso Hờ Nhường.
Lê Mô Y Quang
Kso Hờ Thúy.
Bá Thị Tuệ

ĐIỂM
3
3
9
5
4
5
10
10
7
6
6

Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 6

13
14
15

Kpắ Y Tĩnh
Kso Hờ Triều.
Kso Hờ Thùy.

10
5
4
Bảng tần xuất xuất hiện.

Từ bảng tần xuất xuất hiện trên ta có

Bảng xếp loại:
Tỉ lệ [%]

Yếu

Trung
bình
38,3
35,7
Bảng phân loại học lực

Khá

Giỏi

0,7

28.5

100%

Ghi chú:
: Chỉ kết quả khảo sát
BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI HỌC LỰC LỚP 4D NĂM HỌC 2010-2011
Từ bảng phân loại học lực trên ta có biểu đồ phân loại học lực của hai mươi em HS
được khảo sát:
Nhì vào bản điểm trên ta thấy khả năng chia của yếu gặp rất nhiều khó khăn.
Quả vậy , để học sinh thực hiện phép tính này một cách dễ dàng và có những bài
giải toán nhanh thì việc hướng dẫn cho học sinh cách “ước lượng thương” và rèn cho
học sinh kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia và đặc biệt là phép chia cho số có
nhiều chữ số đối với học sinh là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Để làm được điều
này thì giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề , tìm tòi phương pháp thích hợp trong
dạy toán và cần nhiều thời gian , kết hợp với sự kiên trì , tính cần mẫn chịu khó hướng
dẫn , biết khích lệ đúng lúc và khơi dậy lòng say mê chăm chỉ miệt mài của học sinh
trong học toán ở lớp cũng như luyện tập toán ở nhà, chứ không dễ dàng gì đạt được kết
quả mong muốn trong một sớm một chiều. Bởi vậy, cho nên khi tiến hành công việc,

Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 7

bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình
về vấn đề này, tôi đã từng bước cố gắng khắc phục.
II. Một số giải pháp
Qua thời gian tiến hành công việc thu được một số kết quả khả quan, tôi mạnh dạn
đưa ra một số vấn đề sau để hướng dẫn học sinh Tiểu học rèn kĩ năng chia. Đây là kinh
nghiệm của tôi nhưng cũng có thể đây cũng là kinh nghiệm của một số người có thể đã
áp dụng, tuy nhiên với thực trạng của học sinh thì tôi bạo nghĩ : Việc mình mạnh dạn
đưa ra sáng kiến của mình [có thể mọi người đã biết hoặc chưa biết] cũng không thừa.
Điều quan trọng là chúng ta có cơ hội để cùng thảo luận với nhau nhiều để tìm cách dạy
Toán cho học sinh Tiểu học ngày mỗi tốt hơn.
1.Kiểm tra phân loại học sinh:
- Bao nhiêu em đã thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số.
- Bao nhiêu em đã có kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia này và ứng
dụng tốt vào giải toán có liên quan.
- Bao nhiêu em chưa thực hiện phép chia được. Vì sao?
- Bao nhiêu em thực hiện phép chia còn chậm, Nguyên nhân?
2.Quy định với học sinh:
- Học thuộc các bảng nhân chia.
- Biết cách nhân nhẩm , trừ nhẩm, thành thạo chia cho số có một chữ số.
3.Giáo viên:
- Chuẩn bị vật dụng, phương pháp cần thiết để hướng dẫn học sinh thực hành và
luyện tập dựa vào nội dung của chương trình mới và từng bài học , phù hợp, vừa sức
với từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị phương pháp và kế hoạch hướng dẫn học sinh: Lời nói phải rõ ràng , dễ
hiểu , các bước ngắn gọn. Cần chú trọng với các bài tập hướng dẫn thực hành, chú ý kết
hợp giữa thực hành và lý thuyết.
- Cẩn thận , mẫu mực trong việc chấm chữa bài làm của học sinh, giải đáp thắc mắc
chi tiết và kịp thời.
4 Giải pháp cụ thể:
Như tôi đã nói ở trên, việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá
trình.Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. Để làm
việc này , ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán chữ số ấy .
Sau đó nhân lại để thử.Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở
thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ ở thương. Như vậy ,
muốn ước lượng thương cho tốt, học sinh phải thuộc các bảng nhân chia và biết nhân
nhẩm trừ nhẩm nhanh. Bên cạnh đó, các em cũng phải biết cách làm tròn số thông qua
một số thủ thuật thường dùng. Cách làm như sau:
a] Làm tròn giảm :
Nếu số chia tận cùng là 1;2;3;4 hoặc 5 thì ta làm tròn giảm[tức là bớt đi 1;2;… hoặc
5 đơn vị ở số chia] . Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi[và cũng
phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia]
Ví dụ 1 :
Muốn ước lượng 92 : 23 = ? Ta làm tròn 92  90 ; 23  20 , rồi nhẩm 90 chia 20
được 4 , ta chỉ việc láy 9 : 2 = 4, sau đó thử lại : 23 x 4 = 92 để có kết quả 92 : 23 = 4
Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 8

b] Làm tròn tăng:
Nếu số chia tận cùng là 7;8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng[ tức là thêm 3;2 hoặc 1 đơn vị
vào số chia hặc là số bị chia] trong thực hành , ta chỉ việc thêm 3 ;2 hoặc1 vào chữ số
liền sau. Từ đó ta có số tròn chục để ước lượng
Ví dụ : Muốn ước lượng 86 : 17 = ? Ta làm tròn 17 thành 20 và làm tròn 86 thành
90 [Vì trước đó HS đã nắm được cách chia ở các số tròn chục].
Cách đạt tính được tiến hành như trên.
Kết quả ước lượng 9 : 2 = 4
Thử lại:17 x 4 =68 < 85 và 85 – 68 = 17 [ta không làm tròn nữa] nên thương ước
lượng hơi thiếu do đó ta phải tăng thương đó 4 lên thành 5 rồi thử lại: 17 x 5 = 85: 86 –
85 = 1; 1 < 17 Suy ra: 86 : 17 được 5
c] Làm tròn cả tăng và giảm:
Nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 thì ta nên làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại
các số trong khoảng hai thương ước lượng này.
Ví dụ : 245 : 46 = ?
- Làm tròn tăng 46 thành 50 và ở số bị chia [245] thành 250. Khi đó : HS chỉ cần ước
lượng 25 : 5=5 [Vì số 5 ở số bị chia và số 6 ở số chia ta đã che đi]. Khi nhân vào ta có
46x5=230 [Vì 245-230=15

Chủ Đề