Sau mổ bao lâu thì ăn được rau muống

Việc sau sinh ăn rau muống để lại những vết sẹo lồi ngay chỗ vết thương kể cả sinh mổ hay sinh thường. Vì thế nhiều mẹ sau sinh đã đặt ra câu hỏi: “sau sinh ăn rau muống có tốt không?” khi nào thì nên ăn? Có những mẹ đã gửi câu hỏi cho blogmebimsua.com về vấn đề này. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến câu hỏi ở 2 phương pháp sinh của 2 mẹ khác nhau để các bạn có câu trả lời rõ nhất từ chuyên gia nhé.

Lý do phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn rau muống

Mặc dù rau muống là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp da chậm lão hóa, điều trị táo bón và khó tiêu, điều trị thiếu máu, ngừa bệnh tim, tốt cho mắt… nhưng đây cũng là loại rau làm cho những vết thương trên cơ thể thành sẹo lồi khi ăn nó vào cơ thể. Nguyên nhân là khi ăn rau muống, cơ thể chúng ta sẽ tăng kích thích các sợi collagen nhưng các sợi này lại sắp xếp một cách rất lộn xộn.

Do đói nếu bạn ăn rau muống khi đang có vết thương thì các sợi collagen được sinh ra đó sẽ dần tạo thành các mô cứng và hình thành sẹo lồi. Chính vì thế mà các mẹ sau sinh thường hạn chế ăn rau muống để tránh làm cho vết thương biến thành sẹo lồi và gây ngứa ngáy.

Sinh thường sau 1 tháng ăn rau muống có tốt không?

Câu hỏi của chị Mai Phương ở Hà Tây, Hà Nội:

“ Em mới sinh em bé được khoảng 1 tháng, nhưng sinh thường thì em có thể ăn rau muống sau khi sinh không? Liệu ăn rau muống có ảnh hưởng gì đến về khâu tầng sinh môn không ạ? Cả tháng sau sinh em chỉ ăn rau ngót thấy chán lắm rồi? Hay em có thể ăn loại rau nào khác nữa không ạ?

Trả lời:

Chào chị Mai Phương, sau khi sinh thường thì đa phần sẽ phải khâu tầng sinh môn. Chỉ cần là vết thương thì sẽ có nguy cơ để lại sẹo. Do đó, việc ăn rau muống quá sớm có thể để lại vết sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Cũng vì thế mà từ trước đến nay, mọi vết thương trên cơ thể đều được khuyên không ăn rau muống để tránh trường hợp vết thương để lại sẹo.

Sau sinh thường 1 tháng bạn vẫn chưa nên ăn rau muống. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nghệ hoặc thuốc trị sẹo và tránh xa các món ăn có thể để lại sẹo lồi. Bạn có thể thay thế rau muống bằng một số loại rau và thực phẩm khác qua bài viết đã cập nhật gần đây của chúng tôi: Phụ nữ sau sinh ăn rau gì? 10 loại rau bà đẻ nên ăn

Sau sinh đẻ 2 tháng ăn rau muống có tốt không?

Câu hỏi của chị Bùi Phương Thúy ở Hải Hậu, Nam Định:

“ Chuyên gia tư vấn giúp em, em sinh mổ sau 2 tháng rồi thì ăn được rau muống chưa ạ? Vết mổ của em hiện đã khô và em vẫn đang dùng các loại thuốc trị sẹo rồi thì em có thể ăn được rau muống chưa ạ?

Trả lời:

Chào chị Phương Thúy, do trong thành phần rau muống vẫn có thể kích thích làm đầy phần vết thương xung quanh gây sẹo lồi to hơn nên trong thời gian trị sẹo, để đảm bảo cho vết sẹo không phát triển thì chị vẫn nên kiêng ăn rau muống sau sinh. Có rất nhiều người cũng nghĩ như chị rằng khi vết mổ khô rồi là có thể ăn bất cứ thứ gì. Thế nhưng, với các vết mổ khá to và sâu như đẻ mổ của chị thì hãy để đến khi nào hồi phục hoàn toàn mới ăn nhé.

Vậy sau sinh khi nào mới nên ăn rau muống?

Thực chất, không có một mức thời gian cụ thể nào cho việc trị sẹo sau khi sinh mổ hay sau thời gian khâu tầng sinh môn cả. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi sản phụ cũng như cách chăm sóc vết thương và chế độ ăn uống kiêng khem để vết thương chóng lành.

Đối với các bà mẹ sinh thường, thì khoảng 3 tháng sau sinh có thể ăn rau muống. Còn đối với các mẹ sinh mổ thì cần kiêng cữ lâu hơn, tùy thuộc vào vết khâu dài ngắn, nông sâu khác nhau mà khả năng hồi phục vết thương có thể nhanh hoặc chậm. Thường là sẽ mất thời gian từ 6-7 tháng. Cũng bởi vì thế mà các bác sĩ mới khuyên các mẹ sau khi sinh mổ nên để ít nhất 2 năm mới có thai tiếp để vết thương có thời gian lành lặn hẳn.

Đối với một số người đã có cơ địa sẹo lồi từ trước thì việc có kiêng rau muống hay không cũng vẫn để lại sẹo lồi và đến cả một xây xát rất nhỏ thôi cũng để lại những vết sẹo xấu xí.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho các mẹ việc ăn rau muống sau sinh có tốt không. Hãy cân nhắc thật kỹ các thực phẩm dinh dưỡng có thể nạp vào cơ thể lúc mới sinh và cả trong giai đoạn đang cho con bú. Việc ăn uống không chỉ giúp mẹ có dinh dưỡng sau sinh, nhanh chóng lấy lại sức khỏe đã mất mà còn giúp mẹ làm đẹp sau sinh một cách hiệu quả và an toàn. 

Rau muống là món ăn thân thuộc và được hầu hết các gia đình Việt ưa thích. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống? Tại sao chị em lại phải kiêng loại thực phẩm này? NgonZ mời bạn tham khảo những thông tin sau.

Theo Y học Cổ truyền, thành phần dinh dưỡng có trong rau muống bao gồm 90% là nước. Còn lại là chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E. Chất béo và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người như sắt, kẽm, magie.

Có thể nói rau muống là loại rau tốt cho sức khỏe của chúng ta mà giá thành lại vô cùng rẻ.

Sau sinh bao lâu được ăn rau muống là thắc mắc của rất nhiều các mẹ

Do đó, đây cũng chính là lý do mà hầu hết các gia đình Việt Nam đều yêu thích món ăn được chế biến từ rau muống.

Có thể kể đến một vài lợi ích của rau muống đối với sức khỏe cũng như trị được một số căn bệnh của con người như sau:

Vì rau muống chứa nhiều nước và thành phần có khả năng chống lại sự oxi hóa. Góp phần gia tăng sự chống chịu của làn da con người dưới ánh mặt trời hoặc trong thời tiết nóng bức. Giúp da được giảm thiểu nếp nhăn và hạn chế nổi mụn.

Vì rau muống rất giàu chất xơ nên có công dụng nhuận tràng. Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Do đó, nếu ăn rau muống thường xuyên thì nó sẽ giúp chúng ta không bị táo bón hoặc khó tiêu.

Sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống là thắc mắc của nhiều chị em

Vì rau muống giàu chất sắt nên rất có lợi cho những người bị bệnh thiếu máu hoặc có nhu cầu cao về chất sắt trong ăn uống.

Thành phần folate có trong rau muống sẽ giúp chuyển đổi một loại hóa chất nguy hiểm là homocysteine. Chất này khi ở mức độ cao trong cơ thể con người có thể dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, khoáng chất magie có trong rau muống cũng có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

Rau muống có hàm lượng carotenoid, vitamin A và lutein cao. Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khoẻ của mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione – Loại chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

NgonZ đã tổng hợp rất nhiều thông tin hữu ích khác về chủ đề bà bầu, xin mời các bạn tham khảo để có những kiến thức thật hữu ích nhé.

Sinh thường bao lâu thì ăn được rau muống, sinh mổ bao lâu được ăn rau muống? Đây là 2 câu hỏi được rất nhiều các mẹ quan tâm.

Mặc dù rau muống là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau gây ra sự hình thành sẹo lồi cho những người đang có vết thương khi ăn nó vào cơ thể.

Nguyên nhân đó là vì rau muống khi đi vào cơ thể chúng ta sẽ kích thích tăng sinh các sợi collagen. Nhưng các sợi này lại sắp xếp một cách rất lộn xộn.

Vì vậy, nếu khi đang có vết thương mà bạn ăn rau muống thì ở chỗ vết thương ấy, các sợi collagen sẽ hình thành theo thời gian. Tạo thành các mô cứng, từ đó hình thành sẹo lồi.

Chính vì thế, các mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ thì hoàn toàn không nên ăn rau muống để tránh việc vết thương biến thành sẹo lồi và gây ngứa ngáy.

Rau muống có thể khiến vết mổ của mẹ sau sinh biến thành sẹo lồi. Ảnh: Internet

Đối với mẹ sinh thường:
Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ sau sinh nên kiêng ăn rau muống ít nhất là 3 tháng. Nguyên nhân là vì các bà các mẹ ngày xưa cho rằng rau muống là thực phẩm khiến phụ nữ sau sinh khó khép cổ tử cung để trở về trạng thái như thuở chưa mang thai.

Cho nên cần phải kiêng rau muống sau sinh để cổ tử cung của mẹ được khép lại bình thường.

Đối với mẹ sinh mổ:
Để đảm bảo an toàn cho vết thương ở bụng, các mẹ sinh mổ cần kiêng ăn rau muống cho đến khi vết thương lành hẳn nhé.

Các mẹ nên kiêng ăn rau muống để tránh ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh

Bà mẹ trẻ Hồng Linh [Hà Nội] chia sẻ trên một diễn đàn mạng: “Chào các mẹ. Mình vốn là đứa chả bao giờ tin vào mấy cái kiêng cữ của các cụ đối với bà đẻ. Thế nhưng mình phải công nhận điều này: Đẻ xong mà ăn rau muống sẹo lồi thôi rồi luôn.

Mẹ nào mát da mát thịt lắm thì may chăng ko bị. Chả là mình mổ đẻ lần 1 cách đây 6 năm. Đẻ xong nghe mẹ chồng động viên: Cứ ăn rau muống đi, sẹo chỗ đó ko ai chê đâu mà sợ. Thế là ăn. Ôi trời ơi, sau đó và nhiều năm sau sẹo lồi bằng cái đầu đũa, đỏ ửng lên, ngứa điên cuồng.

Đi làm chả nhẽ suốt ngày gãi. Tối về bắt ông chồng gãi đến phát sợ, gãi chảy cả máu mà vẫn ngứa. Lại còn đổ tại BS khâu ẩu.

Đến lần thứ 2 mổ đẻ cách đây 3 năm. Lần này ko ở cùng mẹ chồng, mình kiêng rau muống. Năm đầu sau đẻ thấy hơi ngứa, sẹo hơi lồi 1 chút. Năm tiếp theo, ăn rau muống rất hạn chế. Mỗi lần ăn vào là thấy ngứa vết sẹo.

Năm thứ 3 kiêng hẳn luôn. Họa hoằn thèm lắm thì ăn 1 gắp rau nhỏ. Đến giờ 1/2 chiều dài vết sẹo đã lặn và không có màu. 1/2 còn lại hơi lồi 1 tí nhưng màu nhạt đi nhiều. Không còn bị cơn ngứa hành hạ mỗi ngày nữa.

Tự thấy hoan hỉ vì cái kinh nghiệm hữu ích này đối với bản thân nên lên đây chia sẻ với các mẹ đẻ mổ. Nhất là các mẹ có cơ địa sẹo lồi như mình.”

Đọc xong bài viết trên, chắc hẳn chị em đã có câu trả lời vì sao phải kiêng rau muống và sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống rồi đúng không nào? Để sớm lành vết thương, dù sinh thường hay sinh mổ, chị em hãy nói lời ”tạm biệt” với rau muống trong một khoảng thời gian nhé!

Video liên quan

Chủ Đề