Sau xương ức là ở đâu

Dấu hiệu thường gặp

Thường thì người bệnh có cảm giác hơi tức ngực và khó thở hoặc đau ở giữa ngực, đôi khi đau lan tới cổ, hàm và 2 tay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức như vận động quá mạnh, làm việc với cường độ cao, quá sức, khi cố gắng đi nhanh hoặc lên cầu thang, khi làm việc vội vàng, sau một bữa ăn quá no, do xúc động đầu óc căng thẳng, stress hay sự thay đổi bất thường của thời tiết.

Người bị bệnh sẽ có cảm giác đau, tức vùng lồng ngực đi kèm với là tình trạng khó thở, thở nông. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực lân cận như cổ, hàm, 2 tay,... Cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi vận động, cúi gập người hoặc lúc đổi tư thế. Cũng có lúc, cảm giác đau tức ngực đột ngột xuất hiện kể cả khi người bệnh không làm gì. 

Chẩn đoán

Chụp Xquang thường quy được chỉ định ở tất cả bệnh nhân nghĩ đến đau có nguyên nhân do hội chứng xương ức để loại trừ các bệnh lý xương tiềm ần, bao gồm cả tổn thương di căn. Dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, PSA, tốc độ máu lắng và kháng thể kháng nhân.

Xơ vữa mạch vành là một nguyên nhân gây đau vùng xương ức.

 Chụp CT và MRI ngực nếu nghi ngờ có khối u sau xương ức, chẳng hạn như u tuyến ức, cũng như để giúp phát hiện các khối u cơ ức hoặc các khối khác ở thành ngực trước. Điện cơ được chỉ định để loại trừ bệnh lý của rễ hay đám rối thần kinh cổ nghi ngờ có liên quan đến đau cánh tay. Tiêm cơ ức bằng thuốc tê và steroid có ý nghĩa trong cả chẩn đoán và điều trị.

Đau vùng xương ức là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh tim mạch: Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn đến những cơn đau ở xương ức là do thiếu máu và oxy chủ yếu là trong trường hợp động mạch vành quá hẹp hoặc xuất hiện xơ vữa động mạch khiến máu kém lưu thông. Bệnh mạch vành có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tổn thương từ khoang bụng: Ngay dưới lồng ngực là các cơ quan thuộc khoang bụng như dạ dày, gan, thận, lá lách, tuyến tụy, bàng quang, ruột non, ruột già... Tổn thương của những bộ phận này cũng có thể ảnh hưởng đến lồng ngực làm xuất hiện những cơn đau xương ức.

Chấn thương lồng ngực: Một số trường hợp các cơn đau tức ngực có liên quan đến những chấn thương xảy ra ở lồng ngực hoặc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Ở trường hợp đau dây thần kinh liên sườn, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau tức dọc theo xương sườn.

Bệnh về tiêu hóa: Một số bệnh dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày- thực quản cũng gây đau tức ngực cho người bệnh. Vị trí đau thường là sau xương ức; Áp-xe cơ hoành: đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến những cơn đau xương ức rất phổ biến.

Trào ngược dạ dày - thực quản cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau vùng xương ức.

Những cơn đau ở xương ức nói chung có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp. Nếu những cơn đau liên tục xuất hiện trong thời gian dài và mật độ trở nên dày đặc hơn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm nhất.

Cần làm gì?

Như đã nói, đau vùng xương ức có thể có nhiều nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng, nên cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu thấy đau mức độ nặng, đau lan ra cánh tay hoặc lên hàm, vã mồ hôi hoặc khó thở, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất cấp cứu và xử trí kịp thời.

Với bệnh lý này trước hết các bác sĩ cần thăm khám để xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra cơn đau cho người bệnh. Sau khi tìm ra nguyên nhân, tình trạng bệnh lý hiện tại và các yếu tố ảnh hưởng bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.

Giảm đau nhanh chóng là một trong những cách mà nhiều người nghĩ đến khi vùng xương ức có cảm giác nhức nhối. Nhằm theo dõi chặt chẽ tình trạng và diễn biến cũng như hạn chế các cơn đau nặng hơn, cần lưu ý một số vấn đề sau: đầu tiên, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mạnh, theo dõi tình hình sức khỏe. Với những cơn đau nhức vùng xương ức, có thể giảm đau bằng cả chườm nóng lẫn lạnh. Chườm lạnh sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng viêm xảy ra. Chườm nóng là cách để hỗ trợ quá trình máu lưu thông, giảm đau nhức hiệu quả. Cần phải chú ý vận động nhẹ, không nên sợ đau mà nằm liên tục có thể dẫn đến cứng khớp khiến bệnh nặng hơn. Mát-xa nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cơ thể cũng được thư giãn, góp phần nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.


3/31/2015 12:28:00 AM

Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12 tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.

Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn, kết nối xương ức với các đốt sống ngực tạo thành

Hình. Lồng ngực

1. Xương ức     2. Xương sườn      3. Sụn sườn

Xương sườn

Ðại cương

Xương sườn là các xương dài, dẹt và cong, nằm hai bên lồng ngực, chạy chếch xuống dưới và ra trước.

Ðặc điểm chung của các xương sườn

Mỗi xương sườn gồm có ba phần: đầu, cổ và thân.

Thân sườn:  dài, dẹt và cong từ sau ra trước. Từ phía sau, thân chạy ra ngoài sau đó cong ra trước tạo nên một góc ở đoạn sau và đoạn bên là góc sườn, nơi hay xảy ra gãy xương sườn. Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12  tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.

Xương ức

Là một xương dẹt, nằm phía trước, giữa lồng ngực.

Gồm ba phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm. Cán và thân ức tạo một góc nhô ra trước gọi là góc ức.

Có hai mặt trước và sau, hai bờ bên, một nền ở trên và một đỉnh ở dưới.

Mặt trước

Cong, lồi ra trước, có các mào ngang là vết tích của các đốt xương ức dính nhau.

Mặt sau

Lõm, nhẵn.

Bờ bên

Có 7 khuyết sườn để khớp với 7 sụn sườn đầu tiê.

Nền

Ở trên, có khuyết tĩnh mạch cảnh ở giữa và hai khuyết đòn ở hai bên để khớp với đầu ức của xương đòn.

Ðỉnh

Mỏng, nhọn như mũi kiếm nên còn gọi là mỏm mũi kiếm.

Đau ở giữa xương ức hay còn gọi là đau tức ở giữa lồng ngực. Đây là một triệu chứng rất hay gặp nhưng không phải ai cũng phát hiện sớm bệnh lý đằng sau triệu chứng này.
Xương ức là một ống xương dẹt và dài, tạo thành phần giữa phía trước ngực. Trong lồng ngực chứa nhiều nội tạng vì thế những tổn thương xuất hiện ở trong cơ thể cũng khiến người bệnh bị đau tức giữa ngực. Hoặc khi có vấn đề ở dạ dày, gan, lách, tụy… cũng có thể gây đau giữa xương ức.

Đau ở giữa xương ức có thể cảnh báo các bệnh

Mắc bệnh lý tim mạch

Khi có bất thường trong mạch vành, động mạch bị xơ vữa, giảm tưới máu và thiếu dưỡng cơ tim sẽ có triệu chứng đau ngực. Cơn đau thường xảy ra khi gắng sức, đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang, bị kích động tâm lý. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi.

Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác như thắt mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim… cũng gây đau ở giữa xương ức.

Đau ở giữa xương ức là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Bệnh ở đường hô hấp

Những bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tràn khí màng phổi, ung thư phổi… cũng gây đau tức ở ngực. Kèm theo đó là các triệu chứng sốt, ho, khó thở, khò khè, mệt mỏi.

Bệnh ở đường tiêu hóa trên

Nếu mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, áp xe gan, áp xe cơ hoành… sẽ có triệu chứng đau tức ngực giữa. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác khi mắc bệnh ở đường tiêu hóa trên như chán ăn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng…

Đau ở giữa xương ức có nguy hiểm không?

Đau ở giữa xương ức do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chính vì thế mức độ ảnh hưởng khi bị đau giữa xương ức cũng khác nhau, tùy vào loại bệnh.

Nếu đau tức xương ức do tim mạch thì rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Những cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi người bệnh gắng sức là dấu hiệu của mạch vành đã bắt đầu hẹp dần, giảm tưới máu cho tim. Nếu không phát hiện sớm và kịp thời điều trị có thể dẫn tới hậu quả bị nhồi máu cơ tim, cơ tim bị hoại tử. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể sẽ dẫn đến đột tử.

Các bệnh lý gây đau xương ức cần phải phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt

Nếu đau tức xương ức do các bệnh lý ở đường hô hấp hay bệnh ở đường tiêu hóa cũng không được chủ quan bởi các bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.

Chính vì thế, khi có biểu hiện đau ở giữa xương ức, người bệnh không nên chủ quan, cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra. Qua khám lâm sàng kết hợp với làm các xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm, chụp X-quang… bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào loại bệnh, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Làm gì khi bị đau ở giữa xương ức?

Ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hàng ngày để kiểm soát và cải thiện sớm bệnh.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Về chế độ ăn uống

Khi bị đau ở giữa xương ức, việc ăn uống của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì thế, người bệnh cần áp dụng thực đơn ăn ăn phù hợp: ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn…

Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, thực phẩm dễ nuốt; tránh thực phẩm cứng, rắn, dễ gây táo bón, khó nuốt.

Về chế độ sinh hoạt

Người bệnh nên chú ý luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày, tránh những động tác hoặc môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực. Tốt nhất nên tập các bài tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ… vừa tập vừa lắng nghe sức khỏe và dừng ngay khi có dấu hiệu khó thở, đau ở ngực.

Người bệnh cần nghỉ ngơi đúng lúc, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế thuốc lá. Bên cạnh đó cần duy trì lối sống lành mạnh, tâm lý lạc quan, hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống. Tái khám và kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

TIN LIÊN QUAN:

  • 【BẬT MÍ】 7 Loại Rau Củ tốt cho người đau nhức xương khớp
  • Cách KHẮC PHỤC Đau Lưng Khi Cúi Xuống Hiệu Quả Nhanh Nhất
  • 【HIỂU RÕ】 Nguyên nhân đau nhức xương cánh tay để có cách điều trị

Video liên quan

Chủ Đề