Siêu trăng 2023

Trăng sáng trong một đợt siêu trăng trước đây - Ảnh: REUTERS

Theo thành viên của Hội Thiên văn Hà Nội, năm 2022 chứng kiến các lần siêu trăng vào tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 8 [dương lịch]. Tháng 8 này cũng sẽ là lần siêu trăng cuối cùng của năm nay.

Nhà vật lý thiên văn đã nghỉ hưu của NASA Fred Espanak giải thích hiện tượng siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển ở quỹ đạo gần Trái đất nhất.

Siêu trăng thường kéo dài từ 2-5 kỳ trăng tròn, cũng là lý do vì sao có những đợt siêu trăng diễn ra liên tiếp.

Khi siêu trăng xảy ra, những người quan sát từ Trái đất có thể nhìn thấy trăng to hơn khoảng từ 7-14% và sáng hơn 30% so với những ngày rằm thông thường.

Tuy nhiên theo sách niên giám Old Farmer's Almanac, để thực sự so sánh độ lớn của Mặt trăng trong siêu trăng và những kỳ trăng tròn thông thường, người xem nên cảm nhận những lúc Mặt trăng mọc hoặc lặn.

Thời điểm tốt nhất để quan sát siêu trăng thường là lúc bầu trời hoàng hôn chuẩn bị chuyển sang tối.

Khi đó, hiện tượng "ảo ảnh Mặt trăng" có thể xuất hiện nhờ các điều kiện quang học tạo thành, làm cho trăng mới mọc càng to hơn thực tế.

Mưa sao băng Perseids - Ảnh: SPACE

Tình cờ, hiện tượng siêu trăng tháng 8 lại cùng ngày với mưa sao băng Perseids từ chòm sao Anh Tiên.

Vì thế, siêu trăng có thể sẽ "lấn át" hiện tượng mưa sao băng. Nghĩa là độ sáng của Mặt trăng khiến những vệt sao băng trên bầu trời trông mờ nhạt hơn và cũng khó nhìn thấy hơn từ mặt đất.

Tuy nhiên, do Perseids là trận mưa sao băng lớn nên vài ngày sau trăng rằm, những người yêu thích thiên văn vẫn có thể nhìn ngắm. Khi đó, các sao băng vẫn còn khá lung linh so với lúc đạt đỉnh.

Người mê thưởng nguyệt ngắm trăng sẽ muốn nhìn lên trời đêm nay khi siêu trăng cuối cùng của năm 2022 mọc lên từ đường chân trời.

Sturgeon Moon sẽ là siêu trăng cuối cùng trong một loạt các siêu trăng mà người Úc đã nhìn thấy trong bốn tháng qua. Nếu để lỡ dịp, sẽ phải chờ cho đến năm 2023.

Khi nào là lúc tuyệt vời nhất để ngắm trăng?

Siêu trăng Sturgeon của tháng sẽ xuất hiện vào tối thứ Năm và thứ Sáu 11 & 12 tháng Tám 2022.

Được biết đến từ thời cổ đại và được ghi nhận bởi các nền văn hóa khác nhau, Ảo giác Mặt Trăng là ảo ảnh quang học khiến Mặt Trăng xuất hiện lớn hơn [và sáng hơn] khi trăng ở gần đường chân trời hơn so với trên bầu trời.

Vì vậy hãy để ý bầu trời khi mặt trời lặn vào khoảng 6 giờ rưỡi tối, lúc này trăng ở gần đường chân trời nhất sẽ tạo cảm giác cho mắt nhìn thấy trăng lớn nhất và sáng nhất.

Từ đâu có Siêu Mặt Trăng?

Siêu Mặt Trăng hay siêu trăng là khi mặt trăng vào thời kì trăng tròn hoặc trăng non trùng vào điểm cận địa, tức là điểm trên quỹ đạo của nó mà có khoảng cách gần nhất so với Trái Đất, làm cho kích thước biểu kiến của nó to hơn bình thường khi quan sát từ trái đất.

Tương tự ta có tiểu trăng là vị trí mặt trăng có khoảng cách xa trái đất nhất, khi đó mặt trăng có kích thước biểu kiến nhỏ hơn bình thường.

Tại sao được gọi là siêu mặt trăng Sturgeon?

Tất cả đều quay trở lại cuốn sách The Old Farmer's Almanac, xuất bản lần đầu vào năm 1792, cuốn sách đầu tiên gọi mặt trăng là 'Sturgeon' tức cá tầm, vì số lượng lớn cá tầm đánh bắt được vào khoảng thời gian đó trong năm ở Ngũ Đại Hồ Hồ, nhóm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm ngay biên giới Mỹ và Canada.

Nhiều cái tên thú vị đã được đặt cho các siêu trăng, theo từng tháng trong năm.

Tháng 1: Trăng sói

Tháng 2: Trăng tuyết

Tháng 3: Trăng sâu

Tháng 4: Trăng hồng

Tháng 5: Trăng hoa

Tháng 6: Trăng dâu tây

Tháng 7: Trăng gàu

Tháng 8: Trăng cá tầm

Tháng 9: Trăng thu hoạch

Tháng 10: Trăng thợ săn

Tháng 11: Trăng hải ly

Tháng 12: Trăng lạnh

Thêm thông tin và cập nhật Like 


Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Chủ Đề