So sánh các nước Đông Nam a

Indonesia hiện là nước giàu nhất Đông Nam Á với GDP năm 2020 ước đạt 1.060 tỷ USD, gấp đôi nước đứng thứ hai là Thái Lan. Việt Nam đứng thứ 4.

Địa lýNhất Việt NamNhất thế giớiGDPDân sốDiện tích

Video này diễn tả GDP danh nghĩa của 10 nền kinh tế Đông Nam Á thuộc khối ASEAN từ năm 1980 đến 2026. Dữ liệu từ 2021 – 2026 là ước đoán. Nguồn: IMF.GDP là gì?

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP [viết tắt của Gross Domestic Product] là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định [thường là quốc gia] trong một thời kỳ nhất định [thường là một năm].

Tìm hiểu thêm về GDP tại link dưới đây:

>> GDP – Tổng sản phẩm quốc nội là gì?

Nước giàu nhất Đông Nam Á: Indonesia

Indonesia luôn là nước giàu nhất Đông Nam Á, chính xác hơn là có GDP [Tổng sản phẩm quốc nội] lớn nhất trong số các nước thuộc khu vực Đông Nam Á hay khối ASEAN. Video ở trên và biểu đồ tương tác bên dưới thể hiện rất rõ điều này.

Theo ước tính, GDP của Indonesia năm 2020 là gần 1.060 tỷ USD, gấp đôi GDP của nền kinh tế lớn thứ hai – Thái Lan. Đây là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới năm 2020.

Hai trong những lý do giúp Indonesia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là có diện tích lớn nhấtdân số đông nhất khu vực.

Xứ vạn đảo này có diện tích đất liền hơn 1,9 triệu km2 [lớn thứ 14 thế giới] và diện tích mặt nước 735.358 dặm vuông cùng dân số trên 270 triệu người theo điều tra năm 2020.

Không chỉ có GDP luôn cao nhất Asean, Indonesia còn là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 [xem biểu đồ dưới đây].

Thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, GDP của Indonesia [115 tỷ USD] không chênh lệch nhiều so với Thái Lan [114 tỷ USD] hay Singapore [86 tỷ USD]. Tuy nhiên, đến nay, nền kinh tế xứ vạn đảo đã gấp đôi Thái Lan [thứ nhì Asean].

Thứ hạng của Việt Nam

Theo số liệu ước tính của IMF, năm 2020, Việt Nam có GDP – Tổng sản phẩm quốc nội 341 tỷ USD. Việt Nam hiện ở vị trí thứ 4, thứ hạng cao nhất kể từ năm 1988. Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam có thể tụt trở lại vào năm 2021 do các nền kinh tế lân cận phục hồi sau Covid-19 tốt hơn, theo dự báo của IMF.

Việt Nam từng là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á vào năm 1987. Khi đó, Việt Nam có GDP khoảng 53 tỷ USD, xếp sau Indonesia [95 tỷ USD]. Tuy nhiên, nền kinh tế vốn phụ thuộc vào quan hệ thương mại, đầu tư và viện trợ với Liên Xô cũ và các nước Đông Âu của Việt Nam khi đó đã nhanh chóng lao dốc khi các đối tác kể trên lâm vào khủng hoảng toàn diện.

Cuộc khủng hoảng đó kéo dài hàng thập kỷ. Nền kinh tế Việt Nam chạm đáy vào hai năm 1989 – 1990 với GDP chỉ đạt vỏn vẹn 8 tỷ USD. Phải mất 16 năm sau, năm 2003, Việt Nam mới đạt trở lại mức GDP của năm 1987. Trong thời gian này, khi nhiều nước trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 thì Việt Nam hầu như không hề hấn gì do mức độ liên kết với bên ngoài chưa đủ sâu rộng.

Từ đây, nền kinh tế Việt Nam với chủ trương hội nhập, cùng nhiều thay đổi về thể chế đã bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ thuộc tốp cao nhất thế giới.

Theo số liệu ước tính của IMF, năm 2020, Việt Nam có GDP – Tổng sản phẩm quốc nội 341 tỷ USD.

Nhóm các nền kinh tế nhỏ

ASEAN còn có 3 nền kinh tế nhỏ khác là Campuchia, Lào và Brunei thuộc tốp cuối, với GDP năm 2020 lần lượt là 26, 19 và 12 tỷ USD.

Nền kinh nhỏ bé Brunei có nguồn thu chủ yếu từ chế biến và xuất khẩu dầu mỏ đã bị ảnh hưởng nặng bởi giá dầu sụt giảm những năm gần đây. GDP của Brunei từng đạt cao nhất 19 tỷ USD vào các năm 2011-2012.

Nguồn: IMF

Hà Nội, 14/06/2016 - Mặc dù tăng trưởng toàn cầu vẫn trì trệ, các nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ dự báo ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vừa phải trong ngắn hạn. Mức tăng GDP thực tế của các nước châu Á mới nổi được dự đoán ổn định ở mức 6,4% trong năm 2016 và 6,3% trong năm 2017, theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng kinh tế Khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ năm 2016, công bố bởi Trung tâm Phát triển OECD ngày hôm nay. Hoạt động kinh tế thực trong khu vực Đông Nam Á [ASEAN 10] được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình là 4,9% trong năm 2016. Nền kinh tế Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng trưởng ở mức 7,4%, trong khi quá trình tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến kinh tế quốc gia này dừng lại ở mức 6,5% trong năm 2016. Nhìn chung, nhu cầu nội địa sẽ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong khu vực, báo cáo cập nhật cho biết.Môi trường bên ngoài không thuận lợi là rủi ro tiềm ẩn đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ. Khu vực này đang phải đối mặt với thách thức do triển vọng tăng trưởng yếu từ các nền kinh tế OECD, suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và những biến động tài chính gần đây tại các thị trường mới nổi. Tăng trưởng xuất khẩu còn yếu. Những cú sốc từ khí hậu, bao gồm cả tác động bởi hạn hán do hiện tượng El Niño, đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực.Năm 2016 là cột mốc quan trọng cho hội nhập khu vực của các nền kinh tế mới nổi Châu Á,  sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN [AEC] được thành lập vào tháng 12/2015. Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC đến năm 2025 đưa ra gần đây nhấn mạnh đến các giải pháp chiến lược cho cộng đồng này trong giai đoạn 2016-2025. Các giải pháp này bao gồm khuyến khích thương mại bằng việc giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các rào cản về thủ tục, và tăng cường kết nối sâu hơn giữa các nước thành viên. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN [ATISA] sẽ được xây dựng thành một công cụ pháp lý để hỗ trợ các nỗ lực hiện hữu nhằm tự do hóa ngành dịch vụ. Ngoài ra, ASEAN đang có những bước đi quan trọng trong việc biến khu vực thành một thị trường đầu tư chung, cũng như cải thiện chính sách và luật cạnh tranh trong khối. Cho đến nay, tiến bộ trong việc thực hiện các chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng vẫn chưa đồng đều giữa các nước thành viên.Các quốc gia ASEAN có những ưu tiên chính sách khác nhau, do khác biệt từ thách thức từ nội bộ lẫn bên ngoài. Ví dụ như Indonesia và Thái Lan đang tập trung đầu tư vào phát triển nông thôn và giáo dục để giảm bất bình đẳng và thúc đẩy đầu tư. Việt Nam tiếp tục quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Malaysia và Singapore nỗ lực nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs]. Philippines cố gắng tạo thêm việc làm và thúc đẩy cải cách pháp lý để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI]. Cambodia vừa công bố chiến lược phát triển nông nghiệp và du lịch mới. Lào tiếp tục phát triển ngành năng lượng để tăng xuất khẩu điện. Myanmar đang xây dựng quy tắc đầu tư mới để thu hút FDI nhiều hơn. Trong bối cảnh tăng trưởng chậm ở Trung Quốc, còn đó những thách thức liên quan đến dư thừa năng suất và rủi ro môi trường cần được giải quyết. Trong khi đó ở Ấn Độ, những khoản đầu tư cho giáo dục đại học và nâng cao hiểu biết tài chính được ưu tiên, theo ghi chú chính sách quốc gia từ bản báo cáo cập nhật.Báo cáo Triển vọng kinh tế sáu tháng cho khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ là một phần của chương trình Khu vực Đông Nam Á thuộc OECD. Chương trình này hướng tới thúc đẩy trao đổi các thông lệ tốt và học hỏi lẫn nhau giữa các nhà hoạt địch chính sách của các quốc gia OECD và ASEAN.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN, VUI LÒNG LIÊN HỆ

Trung tâm Phát triển OECD: , Cán bộ Báo chí, Trung tâm OECD ở Tokyo, Điện thoại: +81355320020 hoặc , Trưởng ban Châu Á, Trung tâm Phát triển OECD; Điện thoại: +336 2719 05 19.

Để biết thêm thông tin về Báo cáo Cập nhật Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2016 của OECD với từng quốc gia cụ thể, xin mời truy cập: //www.oecd.org/dev/asia-pacific /.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP thực tế ở các nước Châu Á mới nổi [Thay đổi phần trăm hàng năm]

Quốc gia

2014

2015

2016

2017

ASEAN-5

Indonesia

5.0

4.8

5.2

5.9

Malaysia

6.0

5.0

4.6

4.8

Philippines

6.1

5.9

6.0

6.1

Thái Lan

0.8

2.8

3.3

3.6

Việt Nam

6.0

6.7

6.3

6.1

Brunei Darussalam và Singapore

Brunei Darussalam

-2.3

-0.6

0.8

1.1

Singapore

2.9

2.0

2.3

2.4

Các nước CLM

Cambodia

7.1

7.0

7.1

7.1

CHDCND Lào

7.4

7.4

7.1

7.1

Myanmar

8.7

8.7

8.2

8.3

Trung Quốc và Ấn Độ

       

Trung Quốc

7.3

6.9

6.5

6.2

Ấn Độ

7.2

7.4

7.4

  7.5

Bình quân 10 nước ASEAN

4.6

4.7

4.9

 5.3

Bình quân các nước châu Á mới nổi

6.7

6.6

6.4

6.3

Nguồn: Trung tâm Phát triển OECD

Ghi chú: Số liệu được cập nhật đến ngày 1/6/2016. Trọng số trung bình được sử dụng để tính mức tăng trưởng trung bình của ASEAN và các nước Châu Á mới nổi. Kết quả của Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia, bao gồm dự báo cho 2016 và 2017, dựa trên kết quả của Báo cáo Tổng quan Kinh tế OECD số 99.

Also AvailableEgalement disponible[s]

Video liên quan

Chủ Đề