So sánh phong tục hôn nhân xưa và nay

So sánh hôn nhân xưa và nay

Phong tục cưới hỏi 11150

Các nghi thức cưới hỏi hiện đại ngày nay đã có những sự đổi khác so với cưới hỏi truyền thống. Mặc dù một số nghi thức đã được thay đổi hay giản lược nhưng về ý nghĩa thì không có thay đổi quá nhiều. Hãy cùng Weddingguu so sánh hôn nhân xưa và nay có những điểm giống và khác nhau như thế nào nhé!


Ảnh: dantri

SO SÁNH HÔN NHÂN TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [102.4 KB, 16 trang ]

I.Khái quát về hôn nhân:
+Với những người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa hôn
nhân:
Hôn nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người khác
giới với nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nòi giống.
+Những người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì cho rằng :
Hôn nhân trước hết là một quy chế xã hội và sau đó mới là một hiện tượng sinh
học, hiện tượng tự nhiên. Đây là một sự thật đã tồn tại suốt mấy ngàn năm qua
tất cả các nước trên thế giới
II. So sánh phong tục hôn nhân truyền thống và hiện đại của người dân Việt
Nam
1.Quan

niệm về Hôn nhân của ngày xưa và ngày nay

Tất nhiên trong mỗi con người sẽ có những quan niệm cũng như suy nghĩ khác
nhau về hôn nhân, đặc biệt là ngày xưa và ngày nay
+ Ngày xưa [ Truyền thống ]
Buổi đầu sơ khai là chế độ quần hôn, sau đó là hôn nhân mẫu hệ - một người
phụ nữ có thể kết hôn với nhiều người đàn ông. Và tiếp đó là hôn nhân phụ hệ,
đa thê. Một người đàn ông có thể làm chồng của nhiều người phụ nữ. Đó là hôn
nhân bất bình đẳng, mua bán, cưỡng ép… Cuối cùng ngày nay là gia đình bình
quyền, tự nguyện, một vợ một chồng. Quan niệm về hôn nhân cổ truyền Trong
54 dân tộc Việt Nam - mỗi một dân tộc đều có những quan niệm và trực lệ hôn
nhân khác nhau, trong đó người Việt là một trong những tộc người có quan
niệm và tục lệ hôn nhân vào loại đa dạng nhất.
Sự đa dạng phức tạp trong tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt được
quy định bởi bản sắc văn hoá tộc người, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của lễ
giáo phong kiến và tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc. Vì vậy luật nó đã có
quy định: việc hôn nhân là do hai bên cha mẹ và họ hàng quyết định. Hầu hết ở
các vùng nông thôn, và cả trong đô thị, việc hôn nhân theo phong tục đều phải


qua một cầu trung gian là người mối lái. Nhà trai muốn chọn vợ cho con thì
xem “chỗ nào môn đăng hộ đối, tuổi không xung khắc nhau mới mượn người
mối lái. Mối lái nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi, nhà trai mới
đem trầu đến dạm”. Môn đăng - hộ đối là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với
tầng lớp trên ở xã hội phong kiến mà cũng thường là tiêu chuẩn chung của xã
hội Việt Nam. Quan niệm 1“đăng đối” phải theo nguyên tắc “địa vị xã hội và
điều kiện kinh tế của nhà gái có thể thấp hơn nhà tri nhưng không có chuyện
ngược lại”. Tuổi tác bố mẹ cô dâu chú rể cũng được xem là tiêu chuẩn quan
trọng của “môn đăng - hộ đối”.


Theo tập quán người Việt, sau khi quan hệ thông gia đã được thiết lập thì thay
đổi về cách xưng hộ giữa hai gia đình và hai tộc họ. Do đó nếu cách biệt quá vì
tuổi thì người ta cũng không làm thông gia với nhau. Ngoài hai tiêu chuẩn cơ
bản trên trong quan niệm “môn đăng - hộ đối” người ta còn chú trọng đến tình
trạng sức khoẻ của gia đình, tình trạng phương pháp, quan hệ bố mẹ như thế
nào? anh em trong gia đình, vấn đề dòng họ. Các tiêu chuẩn này được đúc kết
lại trong quan niệm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.
Hợp tuổi là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai trong việc kén rể, chọn dâu của các
cụ ngày trước. Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch tuổi tác giữa
hai người mà quan trọng là tuổi cầm tinh con gì ở mỗi người tính theo hệ can
chi của âm lịch. Ngoài ra, người ta còn so tuổi theo nguyên lý âm dương, ngũ
hành, tức là “mệnh” của hai người. Vì ai cũng cho rằng hợp tuổi nhau thì gia
đình mới hoà thuận, thậm chí việc này có ảnh hưởng đến cả đường con cái, tính
mạng của nhau. Trên là hai tiêu chuẩn chung đối với nhà trai lẫn nhà gái.
Nhưng trên thực tế người ta chỉ tuân thủ chặt chẽ và đầy đủ với việc chọn dâu,
còn trong việc kén rể thì tiêu chuẩn trên thường được nới lỏng hơn và cũng chỉ
diễn ra ở các gia đình nhà gái tương đối thân thế.
+ Ngày nay [ Hiện đại ]
Quan niệm về tầm quan trọng của một lễ cưới ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn.

Thế nhưng việc dựng vợ gả chồng không còn quá phụ thuộc vào cộng đồng.
Nghĩa là đó là quyền quyết định của đôi trẻ, cho dù gia đình có ‘môn đăng hộ
đối’ hay không. Việc này cũng cho phép cô dâu và chú rể được đặt tính cá nhân
của mình vào một lễ cưới nhiều hơn.
Quan niệm hôn nhân ngày nay được tự do hơn, thoải mái hơn ngày xưa rất
nhiều bởi giới trẻ hoàn toàn có thể làm chủ mình trong vấn đề hôn nhân. Cũng
có nhiều trường hợp những người thích yêu nhưng không thích cưới , cũng có
nghĩa là không tiến tới hôn nhân trên mặt pháp luật
Đứng về phía pháp luật, chỉ cần đôi nam nữ có giấy đăng kí kết hôn là được
pháp luật bảo vệ. Thế nhưng, quan niệm chung của tất cả các cặp đôi vẫn là kết
hôn phải được sự đồng ý của hai bên gia đìnhvà thông báo tới họ hàng và bạn
bè.
2.Nghi

Thức

Một lễ cưới đúng nghĩa sẽ phải trải qua những bước tiến hành và ngày càng có
sự thay đổi giữa quá khứ và hiện đại
2

+ Ngày xưa [Truyền thống ]


Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người [sự nghiệp, làm
nhà và cưới vợ] khi nhấn mạnh trong câu ca dao: "tậu trâu cưới vợ làm
nhà..."Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ
chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:
-Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ
ý đã kén chọn ở nơi ấy.
-Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh

tháng Đẻ của người con gái.
-Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp
tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng hơn
người ta tìm cách hóa giài.
-Lễ nạp tệ [hay nạp trưng]: là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự
hứa hôn chắc chắn.
-Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
-Lễ thân nghinh [tức lễ rước dâu hay lễ cưới]: đúng ngày giờ đã định, họ nhà
trai mang lễ đến để rước dâu về.
Lễ cưới dân gian
Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời
này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu
phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng
lớn, yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y
phục cho cô dâu và tiền mặt.
Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ "hoàng đạo" mới đi, thường là về chiều, có
nơi đi vào chập tối. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một cụ Già nhiều tuổi được
dân làng kính nể vì tuổi tác, tư cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.
Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về.
Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa: lửa
hồng sẽ đốt hết những tà ma theo Ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những
kẻ độc mồm độc Miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường.
Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như bố Mẹ chồng tặng cho
cô dâu món quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang.
3

Lễ tơ hồng được cử Hành rất đơn giản. Bàn thờ thiết lập ngoài trời, bày lư
hương và nến hay đèn, tế vật dùng xôi, gà, trầu, rượu.
Hai ngày sau lễ cưới, Vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật,
tùy theo tập tục địa phương bên vợ. Xưa lễ này gọi là "Nhị hỷ". Nếu nhà chồng



ở cách xa quá, không về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau, gọi là
"Tứ hỷ".
Theo tục lệ vợ chồng đem lễ chay hoặc lễ mặn về nhà để cúng gia tiên, để trình
bày với gia tiên và cha mẹ, cùng họ hàng việc cưới đã xong xuôi toàn mãn.
+Ngày nay [ Hiện đại ]
Ở phương diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn đôi trai gái được pháp luật
bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới chứ không phải
tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính thức công
nhận đôi trai gái là vợ chồng.
Cũng vì vậy, tại lễ cưới nhiều vấn đề xã hội diễn ra, khen chê của dư luận xã
hội đều tập trung vào đó, "ma chê cưới trách" nhưng lại "ai chê đám cưới, ai
cười đám ma". Một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được khen,
vừa bị chê. Người khen thì cho rằng thế mới là đám cưới Việt Nam, thế mới
không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhưng người chê thì lại nói rằng
thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ.
Tuy vậy, chính quyền không cấm việc tổ chức cưới hỏi theo phong tục tập quán
xưa, mà chỉ ban hành "quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới
hỏi", theo đó, quy định rằng: "các thủ tục có tính phong tục tập quán như chạm
ngõ, lễ hỏi, xin dâu cần được tổ chức đơn giản và gọn nhẹ" và "việc cưới cần
được tổ chức trang trọng vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán
tốt đẹp của dân tộc".
Trình tự tiến đến lễ cưới của người Việt Nam, có thể có những cách thức, tên
gọi khác nhau, đa số có những điểm chung:
-Đăng ký kết hôn
Lễ cưới ngày nay thường được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy
chứng nhận kết hôn.Chụp ảnh, quay phim: Ở một số thành phố lớn, cô dâu và
chú rể thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ
niệm.Chuẩn bị vật phẩm hôn lễ, quà cưới, phòng cưới, tiệc cưới, quần áo, xe

hoa...Phải chọn một người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia
đình. Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm trong ăn nói.
-Lễ dạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là
trầu, cau, rượu, chè. Phải có
4 trầu Cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt
Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là đầu
câu chuyện, không có trầu là không theo lễ.


-Lễ Ăn hỏi
Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày nay
cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như
đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích
trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái
bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng,
mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ,
nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi,
hai họ định luôn ngày cưới.
-Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau,
gạo nếp, Thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là
nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã
chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô có thể yên tâm xây dựng
tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
-Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, Rượu đến xin dâu,
báo đoàn đón dâu sẽ đến.
-Tục chăng dây: ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh
xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong các
em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát

cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn
nhà trai đi vào nhà gái.
-Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm
hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp
hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với
chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra
mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc
này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào
cỗ. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn
sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
-Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình
vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải
thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc
phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
-Lễ tơ hồng: khi hai họ ra5về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến
cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau
là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai
ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ
già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.


-Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều
cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi
chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận...
-Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn
bày trầu Rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén
rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
-Tiệc cưới: dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông
thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới
là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ

chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn
át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những
người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái
[trước hôm cưới] và nhà trai [trong ngày cưới]; nhưng cũng có thể hai nhà tổ
chức chung thành một tiệc.
-Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành
trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật
hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm Có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới
là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới,
tế bào mới của làng.
-Lễ lại mặt: [còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ], sau lễ cưới [2 hoặc 4 ngày], hai vợ
chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng
có trầu, xôi, lợn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một
số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp
cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất
hiếm.
Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống
hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón
dâu, lại mặt. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại các nhà
hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cô dâu chú rể sẽ có các nghi lễ như rót rượu
mời bố mẹ, cắt bánh cưới, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.
3.Trang Phục

Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam,áo dài cưới được
mặc vào ngày trọng đại của cô dâu sắp về nhà chồng .Nó tôn lên vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt ,thể hiện sự dịu dàng , trong trắng , thước tha khi khoát lên
mình.
6

*Trang phục cưới cho nữ giới :

Ngày xưa [ Truyền thống ]


Trong ngày cưới tùy theo từng vùng miền khác nhau mà các trang phục cưới
được thiết kế mang đậm dấu ấn này, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo
mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu
hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối
cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch.
Các cô dâu miền Trung thường theo phong tục đặc thù của mỗi vùng những
cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the
hay vân tha màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân tha màu đen.
Trang phục cưới truyền thống của các cô dâu nam bộ thường là bộ áo dài gấm,
quần lĩnh đen, đi hài thêu.
Cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực rỡ như hồng, xanh,
vàng... bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu thường mặc
áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản.
Với nhiều kiểu dáng áo dài cưới đẹp khác nhau, điểm nhấn của chiếc áo được
tạo nên bởi các hình thêu, kết hoa, kết cườm hoặc đính đá khá cầu kì trên ngực
và thân áo. Mấn sẽ là phụ kiện không thể thiếu, giúp cô dâu “ăn gian” chiều
cao một cách đáng kể.

Ngày nay [ Hiện đaị]:
Ngày nay, dù đất nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, các nhà máy mọc lên,
giao thông mở rộng, thành thị nông thôn giao lưu, cuộc sống có nhiều thay đổi,
tâm hồn con người Việt Nam, tính cách con người Việt Nam thể hiện trên nhiều
mặt, trong đó có phần trang phục không thể tách rời môi trường, cảnh trí, thiên
nhiên Việt Nam. Trang phục lễ cưới, dù ở nông thôn hay thành thị, dù có sự
biến đổi tất yếu, vẫn cần góp phần tạo nên một bức tranh đời sống văn hóa thật
độc đáo của con người Việt Nam. Cần nối tiếp và phát huy cái đẹp từ ngàn xưa
để lại, mỗi lần trong đời người nhớ tới hình ảnh ấy củng cố thêm cho mình lòng

yêu quê hương, đất nước, lòng quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình và truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trang phục lễ cưới ở đồng bào người Việt cho đến nay đã trải qua nhiều giai
đoạn. Những nét tiến bộ trên cơ sở truyền thống dân tộc được nhân dân phát
huy làm phong phú thêm cho trang phục ngày cưới. Những mốt "hiện đại" theo
7
sự biến động của trào lưu trang phục nước ngoài xa lạ với thẩm mỹ của nhân
dân, không phù hợp với tầm vóc cơ thể của người phụ nữ Việt Nam đã dần bị
loại trừ như thứ váy năm, bảy tầng, kiểu tóc và những hình thức "trang điểm"


diêm dúa, lạc lõng, lai căng, đua đòi, thiếu sự hài hòa thẩm mỹ, nó không làm
đẹp mà đi ngược lại điều mong muốn của các cô dâu và mọi người.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn, trang phục lễ cưới
nói chung của cô dâu chú rể nói riêng cũng cần tùy thuộc vào khả năng kinh tế
của từng gia đình, dựa theo phong tục tập quán ở từng địa phương mà định liệu.
Ở thành thị [hoặc ở nông thôn, nếu có điều kiện], cô dâu nên mặc áo dài trắng
hoặc áo dài màu sáng, nhạt. Chọn lựa không thể tùy tiện, không nên quan niệm
rằng loại vải nào càng đắt tiền là càng đẹp, màu sắc nào càng rực rỡ là càng
sang trọng, hợp thời. Ngoài màu sắc [như trắng, đỏ, xanh nhạt...] hoặc theo
chất liệu vải [như lụa, nhung, xoa ni lông...], còn phải căn cứ vào tầm vóc từng
người [cao, thấp, gầy, béo].

*Trang phục cưới cho nam giới :

Xưa

Nay

Chú rể xưa và nay đều mặc vest đen

chỉn chu, cài hoa trước ngực. Các tân
lang ngày này cũng có nhiều sự lựa
chọn hơn: vest trắng, vest đen hay đỏ
mận, vest kiểu hiện đại hay bộ Tuxedo
lịch lãm…
Chú rể ba miền đều thường mặc áo
thụng bằng gấm hay the màu lam,
quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn
nhiễu màu lam, chân đi văn hài thêu
đẹp.

Chú rể ngày nay cũng vẫn thường mặc
vest, nhưng với nhiều mẫu dáng đa
dạng, có nhiều tông màu hơn để lựa
chọn. Một số ít đám cưới chọn các loại
hình cách điệu, tân thời hoặc có thiết
kế đặc biệt.
Chú rể nên mặc com-lê bằng vải trơn
màu sáng, đeo cra-vát, cài một bông
hoa trắng trên ngực hoặc đơn giản
hơn, có thể mặc sơ-mi dài tay và thắt
cra-vát, nếu trời nóng nực

4.Qùa cưới và sính lễ

8

Quà cáp, sính lễ là một trong những hình thức quan trọng và xuất hiện xuyên
suốt trong các lễ cưới hỏi của người Việt Nam từ xa xưa. Những chuẩn mực về
quà cáp trong văn hóa cưới hỏi của chúng ta bị ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa



Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, tập tục trong chuyện quà cáp của
người Việt Nam dần đa dạng theo từng vùng miền. Mỗi giai đoạn của việc cưới
hỏi sẽ có những sính lễ, quà cáp tương ứng để góp phần thể hiện ý nghĩa của
từng giai đoạn. Từ quá khứ cho đến thời điểm hiện tại thì quà cưới và sinh lễ
không có sự thay đổi lớn , ở một vài vùng thì những nghi lễ bị lượt bỏ , xong
vẫn mang đậm chất đám cưới Việt Nam. Ta có thể cụ thể hóa bằng bảng tóm tắt
sau :
Trung
Bắc
[Quan niệm “trọng lễ
Nam
nghi khinh tài vật”]
Nhà trai sang nhà gái chỉ
đem một ít lễ vật nhỏ
Nhà trai mang một
như: trà, bánh ngọt, trầu,
- Chục trầu cau, chè,
Đàn
chai rượu, khay trầu rượu với số lượng chẵn để
thuốc, bánh kẹo và
trai
sang nhà gái để bàn hai bên gia đình gặp nhau
Lễ
luôn là số chẵn
về chuyện cưới xin. bàn chuyện chọn ngày và
dạm
các thủ tục khác cho hôn
ngõ

lễ
Đàn - Một ít trà, bánh, kẹo
gái hoặc một ít trái cây…
Lễ
Đàn - 30 chục trầu và tráp
- Lễ vật gồm năm
- Ngày nay lễ vật của lễ
hỏi
trai ăn hỏi. . Chục trầu
mâm quả: quả trầu
ăn hỏi là tráp ăn hỏi,
đầu tiên là cho nghi
cau với 105 quả cau
thông thường là số lẻ
thức ăn hỏi, chục trầu tượng trưng cho câu
5,7,9,11 tráp,và số đồ lễ
tiếp theo cho nghi
nói trăm năm hạnh
bắt buộc phải là số chẵn.
thức xin cưới và chục
phúc; quả trà rượu
Đồ lễ ăn hỏi thường là
trầu thứ 3 là cho lễ
ngoài trà và đôi rượu
bánh cốm, bánh su sê,
nạp tài.
còn có phong bì tiền
rượu, trầu cau, xôi- gà,
- Tráp ăn hỏi có thể
dọn để hỗ trợ nhà gái

lợn quay…
gồm 5, 7, 9 hoặc 11
chuẩn bị cho tiệc
- Điều đặc biệt trong lễ ăn
tráp nhưng phải là số
đám hỏi hôm đó và
hỏi là nhà trai phải chuẩn
lẻ và lễ vật trong các
vàng [thường là đôi
bị trước 3 phong bì đựng
tráp phải là bội số của
hoa tai nhưng cũng
tiền gọi là lễ đen, một
2. Đồ lễ ăn hỏi không có nhà đi nhẫn]; quả
phong bì dành cho nhà
thể thiếu là bánh cốm, bánh kem đính hôn; nội cô dâu, một phong bì
bánh su sê, mứt sen,
quả nem chả với số
dành cho nhà ngoại và
chè, rượu, trầu cau,
lượng chẵn cặp; mâm một phong bì còn lại để
thuốc lá… và có thêm
ngũ quả được kết
thắp hương trên bàn thờ
xôi, lợn quay- Điều
rồng phượng cầu kỳ.
nhà cô dâu.
đặc biệt cần lưu ý
Cũng có nhà theo tục
trong lễ ăn hỏi là nhà

cũ đi thêm một quả
trai phải chuẩn bị 3
bánh su sê nữa.
9
phong bì đựng tiền
- Ngoài vòng tay,
[gọi là lễ đen]. 1
nhẫn hoặc hoa tai
phong bì dành cho
vàng, mẹ chồng còn
nhà nội cô dâu,1
trao cho con dâu một


phong bì dành cho
nhà ngoại cô dâu và
phong bì còn lại để
thắp hương trên bàn
thờ nhà cô dâu. Số
tiền tùy thuộc vào nhà
gái.

Đàn
gái

Lễ
cưới

Đàn
trai


phong bì tiền mừng
dâu. Phong bì tiền
dọn trong quả trà
rượu sẽ đưa cho ba
mẹ cô.

Số tiền này ngay sau
đó thường được nhà
gái cho lại đôi vợ
Đồ lễ ăn hỏi thường được
chồng. Khi nhà trai
nhà gái giữ lại một ít, trầu
ra về, khay quả trống
cau sẽ được mang lên bàn
không phải được lật
thờ tổ tiên để thắp hương
ngửa nắp để cho thấy
lễ vật đã được nhà
gái tiếp nhận.
- Trước giờ đón dâu, mẹ
Trước khi vào nhà
chú rể sẽ cùng một người
gái, đoàn rước dâu cử thân trong gia đình đến
một người trong họ nhà gái đem cơi trầu, chai
rượu để báo trước giờ
- Được tổ chức tại nhà tộc mang theo khay
đoàn đón dâu sẽ đến để
trai ngày nay thường rượu vào nhà cô dâu
được tổ chức tại các để trình giờ xin được nhà gái yên tâm đón tiếp.

vào làm lễ. Sính lễ
- Được tổ chức tại nhà
nhà hàng- tiệc cưới,
vẫn là năm mâm quả
trai ngày nay thường
đại diện hai bên gia
như lễ ăn hỏi. Nếu
được tổ chức tại các nhà
đình sẽ có những bài
nhà gái có bày bàn
hàng- tiệc cưới, đại diện
phát biểu sau đó trao
thờ gia tiên, nhà trai
hai bên gia đình sẽ có
quà và đãi tiệc mặn
mang theo đôi nến
những bài phát biểu sau
cùng các hoạt động
hồng để gắn lên chân
đó trao quà và đãi tiệc
văn nghệ góp vui.
nến đặt sẵn.
mặn cùng các hoạt động
văn nghệ góp vui.

Đàn
gái

III:Một số tiêu chí khác :


10

1.Tỉ lệ sống thử trước hôn nhân :


Sống thử! Là lối sống xuất hiện gần đây ở xã hội hiện đại nó đã phần nào thay
đổi đời sống hôn nhân của giới trẻ. Có nhiều cách nhìn nhận, nhiều quan điểm
mâu thuẫn lẫn nhau, đan xen cùng tồn tại, để mỗi cá nhân có cách riêng để tìm
hiểu.
Ngày xưa [ Truyền thống ]:
Xã hội truyền thống ngày xưa đặt ra luật bất thành văn quy định đôi lứa yêu
nhau không được phép sống thử trước khi kết hôn, vì hai lý do:
- Muốn bảo vệ sức khỏe cho đôi trai gái do không tìm được cách phòng tránh
thai .Ngoài ra còn là để tránh xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn khi đôi bên
chưa có sự ràng buộc chính thức.
- Quan niệm về đạo đức: Việc đôi trai gái giữ gìn sự trong trắng cho nhau thể
hiện sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, ý thức tiết chế dục
vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết trong hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng và
chung thủy với bạn đời.
Ngày nay [ Hiện đại]:
Khác với xã hội ngày xưa , ngày nay việc sống thử xảy ra ở khắp nơi trên thế
giới . Trước khi tiến đến con đường hôn nhân lâu dài , họ muốn trải nghiệm
cuộc sống hôn nhân cũng như quyết định của chusnh bản thân họ. Ngày nay ,
giới trẻ đã phá vỡ những quy luật bất thành văn trong quá khứ để xây dựng một
khía cạnh mới trong hôn nhân gia đình

Bảng thống kê tỷ lệ sống thử [ có quan hệ tình dục] trước hôn nhân ở hai nhóm
tuổi vào năm 2011
2.Trinh


tiết của người phụ nữ :
Khái niệm trinh tiết là khái niệm mang tính “nền tảng”, quyết định đến việc có
nên quan hệ trước hôn nhân hay không.
Trinh tiết trong xã hội truyền thống
_ Truyền thống quy định con gái phải giữ được chữ trinh trước khi về nhà
chồng, vì ba lý do:
Một là, về mặt sinh lý: bảo vệ sức khỏe cho người chồng [tránh các bệnh lây
lan qua đường tình dục] và11tránh việc người con gái “chửa hoang”.
Hai là, việc giữ gìn cho chồng thể hiện sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh
trong tình yêu, ý thức tiết chế dục vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết trong
hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy với chồng.


Ba là, ngày xưa xã hội trọng nam khinh nữ, người con gái phải giữ gìn để dâng
hiến trọn vẹn cho người con trai chứ không có chuyện ngược lại.
Trinh tiết trong xã hội hiện đại:
Những giá trị truyền thống trên là giá trị đẹp. Tuy nhiên, trong thời đại nam nữ
bình quyền, cả ba lý do trên đều hàm chứa sự bất công, bởi người đàn ông cũng
phải thể hiện ý thức tiết chế dục vọng, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy với
bạn đời, phải bảo vệ sức khỏe cho người con gái, phải có trách nhiệm khi người
con gái mang thai. Do đó, nếu yêu cầu người con gái phải giữ chữ trinh, thì
người con trai cũng phải thế. Nếu người con trai không giữ được thì họ không
có quyền đòi hỏi người con gái điều mà bản thân họ cũng không có.
3.Tỉ lệ ly hôn

Trong quan hệ hôn nhân trước kia thì việc kết hôn vẫn chưa được luật pháp bao
vệ nên việc ly hôn hay kết hôn hầu như không được kiểm soát , tuy nhiên có
thể thấy tỉ lệ này hầu như sẽ rất ít.Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển mạnh
mẻ của xã hội thì tỷ lệ ly hôn ngày một tăng.
Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ

trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có
51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly
hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao
đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng
cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi
là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm.
Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: [chiếm
27,7%]; ngoại tình [25,9%]; kinh tế [13%]; bạo lực gia đình [6,7%].

Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy, số hộ gia đình
hai thế hệ chiếm hơn một nửa, với tỷ lệ 63,4%. Quy mô và cơ cấu hộ gia đình
Việt Nam hiện nay chưa có nhiều thay đổi, bình quân mỗi hộ gia đình có
khoảng 4,4 nhân khẩu. Tuổi kết hôn lần đầu ở nông thôn cao hơn những người
ở thành phố khoảng 3 năm với cả hai giới.
8,3% số người già sống cô đơn. 72,9% số người cao tuổi sống ở khu vực nông
thôn; trên 75% sống cùng con cháu, phần nhiều là phụ nữ đơn thân hay goá
chồng không có con; tỷ lệ người hưởng lương hưu và trợ cấp xã hội chỉ khoảng
21%; khoảng 95% mắc các12bệnh mà chủ yếu là bệnh mãn tính như xương
khớp, hô hấp, tim mạch. Các thông tin này dựa trên kết quả khảo sát năm 2007
của Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.


4.Hôn nhân của những người theo đạo
Phật giáo
Trước hết cần phải nói rằng, trong giáo lý nhà Phật không quy định cụ thể về
nghi lễ này và cũng không bắt buộc tín đồ đạo Phật phải theo nghi thức này khi
tổ chức lễ thành hôn. Tuy vậy, việc trước tam bảo, đôi bạn phát nguyện sống
chung hạnh phúc theo những nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo, một
mặt, tạo nền tảng tâm linh cho đời sống gia đình, mặt khác, lời hứa trước tam
bảo sẽ có sức mạnh nâng đỡ cho đôi bạn vượt qua những trắc trở trong đời

sống sau hôn nhân. Cùng với tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và mục đích
sống, đôi bạn trẻ cùng nhau xây đắp ngôi nhà hạnh phúc trên nền tảng đạo đức
Phật giáo cho hạnh phúc được bền lâu.
Nghi thức hôn lễ trong Phật giáo được gọi là Lễ hằng thuận hay còn gọi là lễ
Hộ niệm hôn lễ, là một nghi thức tổ chức hôn lễ tại chùa gồm 15 mục, trong đó
đáng kể nhất với các lứa đôi là các nghi thức chính gồm: dâng hương, lạy Phật,
khai thị, giao bái, trao nhẫn và nói lời ước nguyện. Tuỳ theo nhu cầu tâm linh
hay hoàn cảnh kinh tế, thời gian mức độ tổ chức… mà đôi tân lang, tân nương
có thể tiến hành đủ các mục hoặc có thể giảm bớt các nghi thức này.
Người khởi xướng ra nghi Lễ hằng thuận là ông Đồ Nam Tử, tên thật là
Nguyễn Trọng Thuật [1883-1940] quê ở Hải Dương. Ông đã đưa ra quan điểm
đạo Phật nên được dấn thân và hoà hợp vào quần chúng. Thấm nhuần tư tưởng
đó, năm 1930 một trí thức đã tổ chức đám cưới tại chùa Từ Đàm [Huế] cho con
gái mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Đồ Nam Tử, năm 1937 Hoà thượng
Thích Thiện Hoa đã dùng hai chữ hằng thuận tức là mãi mãi hòa thuận để chỉ
việc kết hôn trước cửa Phật. Trong chùa, tăng ni không gọi đám cưới là lễ cưới
hỏi mà gọi là lễ hằng thuận, điều đặc biệt trong buổi lễ phải có một nhà sư chủ
trì làm chủ lễ.
Như trên đã nói, trong nghi thức dâng hương, nghi thức đầu tiên của buổi lễ,
tân lang, tân nương được dẫn tới trước bàn thờ tam bảo đứng chắp tay làm lễ.
Khi sư thầy trụ trì [người chủ lễ] dâng hương lên thì cô dâu chú rể quỳ hai bên
để nghe thầy chủ lễ căn dặn về đạo vợ chồng. Những quy tắc, khuyên bảo ứng
xử này rất gần gũi và được xem là những chuẩn mực về đạo vợ chồng, dâu con,
trong đó, có bổn phận của vợ và chồng đối xử với nhau.
Tiếp theo là nghi thức khai13thị thường là một thời pháp ngắn, sau đó phu thê
giao bái, trao nhẫn và nói lời ước nguyện. Ở phần đầu của nghi thức này, trước
khi cô dâu và chú rể trao nhẫn, vị sư chủ lễ đọc một bài pháp ngắn, căn dặn đôi
vợ chồng trẻ sống theo các quy tắc của chánh pháp và đạo lý, chuẩn mực ứng
xử ở đời. Sau khi chú rể trao nhẫn cho cô dâu thì nghe vị chủ lễ nói về ý nghĩa



của chiếc nhẫn, với đại ý khi hai người trao nhẫn cho nhau thể hiện sự nhường
nhịn yêu thương và kính trọng nhau giữa hai người. Cuộc sống vợ chồng nếu
thiếu những yếu tố trên sẽ không mấy bền vững.
Sau phần trao nhẫn, chú rể và cô dâu hứa với nhau, với các vị chư tăng, Phật tử
có mặt và gia đình đôi bên sẽ toàn tâm, toàn ý yêu thương, chăm sóc nhau. Tiếp
theo gia đình hai bên lần lượt hứa trước tam bảo và họ hàng hai bên cùng giúp
đôi bạn trẻ xây dựng hạnh phúc, đồng thời tạo mọi điều kiện đôi bạn trẻ hoàn
thành vai trò làm vợ chồng cũng như làm tròn trách nhiệm dâu rể với song
thân, họ hàng gia đình đôi bên.
Có thể nhận thấy, việc tổ chức đám cưới ở chùa đã kết hợp được những nghi
thức của nhà phật với nét đẹp của đám cưới truyền thống. Đó là cầu nối giữa
đạo và đời, hướng cho các bạn trẻ tới một gia đình tâm linh, gìn giữ đạo đức
truyền thống của dân tộc, hạnh phúc hài hoà về mọi mặt. Đồng thời nó cũng tạo
ra bản sắc riêng trong phong tục cưới hỏi của dân tộc. Tuy nhiên, Lễ hằng
thuận chỉ thực sự có ý nghĩa khi đôi bạn trẻ muốn hướng tới đời sống hôn nhân
tốt đẹp.
Ngoài ra, hoàn cảnh cho phép muốn tổ chức trang trọng hơn: Tụng kinh Dược
Sư trước lễ, vào lễ có đoàn dâng hoa cúng Phật, có múa lân chào khách và chúc
mừng đôi tân lang, trai Tăng cầu phúc, tiệc chay tại chùa để bà con có dịp hàng
huyên chúc tụng. Trong những năm gần đây việc tổ chức đám cưới tại chùa khá
phổ thông không những ở trong nước mà ở nước ngoài, hai bên trai gái khác
quốc tịch vẫn được đưa đến chùa làm lễ thành hôn, có kết quả tốt đẹp trong
cuộc sống lứa đôi. Bên cạnh đó, việc tổ chức trong chùa cũng sẽ đem lại cho cô
dâu, chú rể một lễ cưới trang trọng. Mâm cỗ với những món chay hoàn toàn,
không có bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh,
đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe của gia đình và quan khách hai bên.Và
từ những ngày đầu Phật giáo gia nhập Việt Nam đến nay, các nghi lễ này không
có sự thay đổi đáng kể mà ngày càng được tăng ni phật tử duy trì và bảo tồn.
Công giáo

Lời chúa đã nói” Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân li”
Đối với những người theo đạo Công giáo, hôn lễ là một sự kiện có ý nghĩa vô
cùng quan trọng bởi vì đây là bí tích được Chúa ban cho loài người, người
trong đạo gọi là Bí tích hôn phối. Người Công giáo chỉ chấp nhận hôn lễ đồng
đạo. Do đó, nếu một trong hai người, cô dâu hay chú rể là người ngoài đạo sẽ
phải trải qua một khóa học trong thời gian nhất định và khi chính thức là tín đồ
của đạo Công giáo, hôn lễ mới được tổ chức.
14

Nghi thức đầu tiên trong hôn lễ của người Công giáo là chọn địa điểm. Đối với
những người theo đạo nhà thờ là nơi linh thiêng nhất nên cũng là nơi họ thích
chọn nhất để tổ chức đám cưới. Họ tin rằng đám cưới được thực hiện tại đây sẽ


được sự chứng kiến của Chúa. Chúa sẽ làm người chứng giám và che chở cho
cuộc hôn nhân kết nối hai con chiên ngoan đạo của Người.
Đám cưới ở nhà thờ có nhiều cái khác biệt so với nhà hàng hoặc những nơi
khác. Không khí trang nghiêm của nhà thờ khác với sự náo nhiệt ở nhà hàng.
Vì vậy, trình tự đám cưới trong nhà thờ cũng có khá nhiều cái khác sơ với đám
cưới ở nhà hàng.
Lời nguyện nhập thể do cha sứ cầu nguyện cho đôi uyên ương sắp nên duyên
vợ chồng:
“ Lạy Chúa, Chúa dùng bí tích cao trọng thánh hoá tình nghĩa vợ chồng để hôn
nhân tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm màu giữa đức Kito và Hội thánh. Xin
cho các tín hữu Chúa đây là anh… và chị… biết thực hiện trong cả đời sống ý
nghĩa sâu xa của bí tích hôn nhân họ sắp cử hành. Chúc con cầu xin vì Đức
Chúa Giesu Kito, con Chúa,
là Thiên Chúa và là Chúa chúng con , người hằng sống và hiển trị cùng Chúa
hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen”
Sau lời nguyện nhập thể sẽ là nghi thức hôn phối. Trong thánh lễ, sau phúc âm

và bài giảng chủ tế[ cha xứ] sẽ đứng trước mặt đôi tân hôn để cử hành nghi
thức hôn phối. Chủ tế sẽ cho đôi tân hôn đáp trả nhau lời hứa trước sự chứng
giám của Thiên Chúa, Hội thánh và cộng đoàn. Một số câu hỏi được chủ tế hỏi
đôi tân hôn :
“ Anh… Chị… các con có tự do và thực lòng đến đây chứ không bị ép buộc để
kết hôn với nhau không?”
“ Khi chọn đời sống hôn nhân, các con có sẵng sàng yêu thương và tôn trọng
nhau suốt đời không?”
“Các con có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban và giáo dục
chúng theo luật Chúa Kito và Hội thánh không?”
…..
Đoi tân hôn sẽ đáp trả bằng câu “ thưa có”. Sau đó sẽ là phần đôi trai gái trao
lời thề hứa với nhau, và đây có lẽ là lời nói thiêng liêng cảm động nhất, thời
khắc đầy mong đoiej của đôi bạn trẻ
Chú rể sẽ cầm tay cô dâu, dưới sự chứng giám của Chúa, chủ tế và cộng đoàn
hội thánh, trao lời hứa muôn
đời” Tôi… nhận em…làm vợ và hứa sẽ giữ lòng
15
chung thuỷ với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng
như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi” và
sau đó cô dâu cũng sẽ nói lại như thế với chú rể. Tiếp đến là phần trao nhẫn
cưới, người chồng đeo nhẫn vào tay vợ “ Em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm


bàng chứng cho tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần. Amen” và cũng như thế, cô dâu đeo nhẫn vào trao lời hứa như
vậy cho chú rể của mình. Sau đó là tràng vỗ tay của tất cả mọi người như lời
chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới.
Thực sự khi trãi nghiệm những nghi lễ long trọng như vậy hẳn cặp đôi trẻ nào
cũng tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân khi

kết hôn từ đó biết cách ứng cử trong hôn nhân và có thái độ trân trọng gìn giữ
hơn hạnh phúc của mình. Và những nghi thức này đến nay vẫn không có sự
thay đổi mà luôn được bảo tồn và phát huy.

Tổng kết
Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt, nhiều thuần phong mĩ tục rất cần
thiết cho đạo lý làm người và kỷ cương xã hội. Cũng như mọi lễ tục khác,
những lễ nghi, tập tục cưới hỏi cũng có tính kế thừa, tính biến hoá và tính phát
triển; bởi ở bất kì thời đại nào thì lễ tục vẫn tiếp thu những diện mạo tinh thần
và cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá, kinh tế, chính trị của thời đại đó. Các
lễ nghi- tập tục này có khi rất đơn giản nhưng có khi lại rất nhiêu khê phức tạp
theo tập quán của từng vùng đất. Trãi qua thời gian và biến thiên lịch sử, tuy
hôn nhân là việc của muôn đời nhưng cách thực hiện mỗi đời một khác. Và qua
đây sẽ giúp chúng ta hiểu được sự tôn nghiêm và thiêng liêng của các nghi lễ
cưới hỏi ngày trước và những kế thừa và phát huy của thời nay tuy có một số
phần mai một. Nhưng qua đó thấy được dân tộc ta là một dân tộc giàu văn hoá
truyền thống lâu đời. Và chúng ta là thế hệ trẻ của xã hội hiện đại, sẽ trở thành
chồng thành vợ vào tương lai, qua đề tài này sẽ giúp chúng ta thấm nhuần hơn
và thật sự trân trọng những giá trị mà sống xứng đáng là một người chồng/ vợ
với tròn đầy nghĩa tình

16



Ý nghĩa về lễ cưới xưa và nay

Ngày xưa

Ngoài sự đồng ý của cả hai gia đình thì điều kiện tiên quyết còn lại là căn cứ vào hoàn cảnh của cả hai nhà. Cả hai gia đình cần phải có sự phù hợp về địa vị, kinh tế thì cô dâu, chú rể mới được chúc phúc.

Hôn nhân ngày xưa rất xem trọng lễ cưới, nó mang ý nghĩa hơn cả giấy chứng nhận kết hôn. Bởi đây là dịp báo hỷ, chia vui cùng hai gia đình.

Ngày nay

Cùng với xu hướng hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, những quan niệm cùng dần thay đổi. Việc tiến đến hôn nhân không chỉ là sự đồng ý của hai gia đình mà điều quan trọng là sự tìm hiểu, hoà hợp và quyết định của cô dâu, chú rể.

Cả hai cần phải đăng ký kết hôn và ý nghĩa về lễ cưới dù thay đổi nhưng vẫn giữ bản sắc như ngày xưa. Vẫn là chung vui của bạn bè, người thân chúc phúc cho đôi bạn tiến đến hạnh phúc trăm năm.

So sánh hôn nhân xưa và nay

Share

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Ý nghĩa của lễ cưới
    • Ngày xửa ngày xưa
    • Ngày nay
  • Nghi thức đám cưới xưa và nay
    • Ngày xửa ngày xưa
    • Ngày nay
  • Trang phục cưới
    • Ngày xửa ngày xưa
    • Ngày nay
  • Lễ cưới

Các nghi thức đám cưới hiện đại ngày nay có nhiều điểm khác so với đám cưới truyền thống. Mặc dù một số nghi lễ đã được thay đổi hoặc giảm bớt, nhưng về mặt ý nghĩa thì không có quá nhiều thay đổi. Hãy Weddingguu Hãy so sánh xem hôn nhân xưa và nay có những điểm giống và khác nhau như thế nào nhé!


Ảnh: dantri

Quan niệm về lễ cưới

Xưa

Trong xã hội cũ, đám cưới được diễn ra qua sự sắp đặt của cha mẹ hai bên. Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hình thành từ lâu đời và ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Dần dần theo thời gian, quan niệm này trở nên cổ hủ và đã bị bãi bỏ. Tuy vậy, vẫn còn một số gia đình vẫn còn giữ quan niệm lỗi thời này.Theo quan niệm dân gian, đám cưới là một phần nghi lễ của hôn nhân nhằm mục đích thông báo công khai với mọi người từ ngày hôm nay hai người sẽ chính thức trở thành vợ chồng và họ cũng mong nhận được lời chúc phúc từ mọi người.

Đám cưới không chỉ là dịp báo hỉ, mừng hạnh phúc đôi uyên ương mà đây là cơ hội để mọi người được gặp gỡ, ăn mừng, chia vui cùng gia đình hai bên. Về mặt đám cưới còn được coi là có giá trị hơn tờ giấy đăng ký kết hôn. Đám cưới đồng thời cũng xác lập mối quan hệ giữa hai gia đình từ nay sẽ qua lại trên danh nghĩa thông gia. Đồng thời

Chính vì vậy, theo tư tưởng truyền thống, đám cưới là một dịp ý nghĩa và thiêng liêng không chỉ với cô dâu chú rể mà còn đối với họ hàng hai bên.

Nay

Trong xã hội hiện đại, nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của đám cưới vẫn giữ nguyên và bảo tồn. Tuy nhiên, lễ cưới ngày nay không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào sự sắp đặt của cha mẹ mà đề cao tính cá nhân của đôi lứa. Các cặp đôi tự do tìm hiểu và ra quyết định đi đến hôn nhân.

Một thủ tục không thể thiếu khi hai người xác nhận tiến tới hôn nhân chính là việc đăng ký kết hôn. Đám cưới là lời báo hỉ của gia đình đến toàn thể người thân, bạn bè của cô dâu chú rể cũng như đôi bên gia đình nhưng đăng ký kết hôn mới giúp hai người chính thức trở thành vợ chồng trên pháp luật.

Ngày nay, các cặp đôi có quyền tự tìm hiểu và quyết định đi đến hôn nhân

Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay

  • docx
  • 61 trang
1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Từ ngàn xưa đến nay, việc dựng vợ gả chồng luôn được coi là một trong

những việc quan trọng nhất của đời người. Người xưa quan niệm rằng vợ chồng
có hạnh phúc với nhau đến "đầu bạc răng long" hay không, có sinh sôi "con đàn
cháu đống" hay không, một phần chính là nhờ vào phong tục cưới hỏi được thực
hiện đúng cách.
Nói đến hôn nhân và tập tục cưới hỏi thì ta có thể liên tưởng ngay đến
những thủ tục thời xưa mà bất kỳ người Việt nào cũng phải tuân thủ, nhất là
dưới thời phong kiến. Có thể nói thời đó tập tục dựng vợ gả chồng được thực
hiện rất nghiêm khắc con cái hầu như phải tuyệt đối nghe theo lời cha mẹ, cha
mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đấy. Thậm chí có người ngay từ khi còn nằm trong
bụng mẹ đã được định đoạt chuyện hôn nhân.
Lễ cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị dân tộc. Để phong
tục tập quán có một nền gốc, quy cửu vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ
hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình cảm yêu
đương cao quý cùng sự chung thủy vẹn nghĩa trọn tình còn có mục đích là bảo
tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng con người biết tự
trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống.
Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng với sự lớn mạnh không ngừng
của nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha mẹ không
còn quyết định chuyện hôn nhân của con cái mà chính con cái phải tự đưa ra
quyết định trong việc lựa chọn tìm hiểu và kết duyên với người sẽ sống đời ở
kiếp với mình. Các nghi lễ vì thế mà cũng đơn giản hơn. Thay vì phải tuân thủ
rất nhiều nghi lễ trước khi cưới như: Lễ chạm ngõ, Lễ xin dâu, Lễ ăn hỏi, Lễ
đính hôn, Lễ vấn danh, Lễ nạp tài và sau khi cưới lại có Lễ lại mặt, Lễ cheo thì
bây giờ chỉ còn lại những lễ chính như Lễ chạm ngõ, Lễ ăn hỏi và Lễ cưới.

2

Tuy nhiên dù tuân theo nghi lễ xưa hay nay thì người Việt Nam đều rất
coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống về sau. Chính vì thế mà các bậc làm
cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kỹ lưỡng trong việc
chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ, chọn phòng cưới… tất cả phải được chuẩn bị
chu đáo để lễ cưới diễn ra suôn sẻ và đặt biệt là đạt được mong ước về một cuộc
sống hôn nhân bền vững, thịnh vượng và con cháu đề huềvề sau.
Hơn ngàn năm dưới ách đô hộ, hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh
hưởng nặng nề văn hóa Trung Hoa về sau dần dà đã cải thiện theo phong tục tập
quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ ở Việt Nam từ đây thiên về xã hội
tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn là chuyện cấu kết thông gia cũng
không nặng nề, tín ngưỡng, câu nệ và phép tắc.
"Cây có cội nước có nguồn" người có ông bà tổ tiên, việc tìm hiểu phong
tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của người xưa là một
nét văn hóa độc đáo của Dân tộc đã góp phần củng cố gia đình bền vững, làm
nền tảng vững chắc cho xã hội.
Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát tình hình thực tế, đồng thời
nghiên cứu tập tục chung của dân tộc trong việc cưới hỏi. Từ đó có những đề
xuất có thể vận dụng được vào lễ cưới ngày nay, việc tổ chức một đám cưới vừa
đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, vừa hợp túi tiền trong thời kỳ bão
giá nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời, vẫn giữ được nét đẹp văn hóa
dân tộc và chấp hành đúng những định hướng trong chỉ thị của nhà nước và trên
hết là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến.
2.

Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay nhằm

giới thiệu nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi đến với bạn bè khắp đất nước, đồng
thời góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi.

3

Đề tài đưa ra những thông tin tổng hợp phản ánh tình hình thực tế về việc
tổ chức đám cưới ngày nay. Cung cấp một cái nhìn khái quát về quá trình hình
thành và thay đổi lễ tục trong đời sống xã hội. Những nội dung này nhằm giúp
tạo nên một nhận thức khách quan thúc đẩy việc thực hiện các nghi thức vừa
mang tính kế thừa vừa mang tính đổi mới phù hợp với thời đại.
Đề tài tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu trình tự các bước trong nghi lễ cưới
hỏi. Những điều khác biệt giữa đám cưới xưa và nay.
Nghiên cứu thực trạng còn tồn tại những kiêng kỵ trong lễ cưới hỏi.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị văn hoá trong các nghi lễ
cưới hỏi, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
3.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt Nam nói chung đã được ghi chép,
nghiên cứu trong nhiều công trình như cuốn Thọ Mai Gia Lễ của tác giả Tuý
Lang Nguyễn Văn Toàn – Nhà xuất bản Lao Động, Công trình nghiên cứu khoa
học “Tập tục cưới, tang ở Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Trần
Quang Thanh, Thạc sỹ Bùi Văn Tiếng – năm 1999.
Hay chúng ta có thể tìm đọc được các ghi chép, nghiên cứu này trong các
sách viết về văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam.
- Việt Nam phong tục nghi lễ dựng vợ gả chồng theo phong tục người
Việt – giử gìn bản sắc văn hóa Việt – NXB Hồng Đức.
- Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính – NXB Thành phố Hồ Chí Minh
– 1990
- Gia lễ xưa và nay – Phạm Côn Sơn – NXB Thanh Niên – 1999
- Văn hóa phong tục – Hoàng Quốc Hải – NXB Văn Hóa Thông Tin –
2000
- Tục cưới hỏi – Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo – NXB Văn Hoá
Thông Tin Hà Nội – 2006
Những cuốn sách nói trên chủ yếu ghi lại một cách tổng hợp theo tập tục
của người Việt Nam nói chung trong việc cưới hỏi, thờ cúng trong gia đình. Một
số tác giả có chọn lọc theo ý riêng về các nghi thức để các độc giả có thể tham
khảo và vận dụng.

4

Nhìn chung vấn đề về phong tục cưới hỏi đã được quan tâm và ghi chép
tương đối phong phú. Tuy nhiên các tác phẩm vừa nêu thường là khái quát các
phong tục, công bố cho độc giả tuỳ ý sử dụng. Do vậy, sách xuất bản nhiều
nhưng trong thực tế đời sống việc cưới hỏi còn khá nhiều điều chưa hay như lời
nhận định trong Chỉ thị số 27 CT/TW ngày 12 tháng 1 năm 1998 về thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội:
“Những năm gần đây, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế
thị trường, chúng ta đã có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh
vực văn hoá – xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự
hướng dẫn kịp thời về phong tục, thiếu những quy định cụ thể của Nhà nước đối
với việc cưới, việc tang, lễ hội nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng không lành
mạnh trong xã hội. Nhiều gia đình, trong đó có cả những cán bộ có chức quyền,
vì động cơ hiếu danh, vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương,
có những trường hợp thực chất là "bán cỗ thu tiền". Mê tín dị đoan cùng nhiều
hủ tục, kể cả một số hủ tục mới hình thành do thói đua đòi, và do cách học theo
nước ngoài thiếu sự phê phán, chọn lọc, đang có khuynh hướng phục hồi và
phát triển khá phổ biến ở nhiều nơi...”
Nghiên cứu về phong tục cưới hỏi xưa và nay ở Việt Nam góp phần làm
cho các tác phẩm viết về cưới hỏi được đầy đủ hơn.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nghi lễ cưới hỏi.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ xưa đến nay
- Không gian: Trên đất nước Việt Nam.
5.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu
-

của những tác giả đi trước.
Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
Phương pháp khảo sát bằng trắc nghiệm
Phương pháp quan sát
Phương pháp so sánh với các công trình nghiên cứu trước

5

6.

- Phương pháp lịch sử.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc tìm hiểu nghi lễ cưới hỏi có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua đó

có thểđóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về nghi lễ cưới hỏi. Đồng thời đưa ra
những ý kiến nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp trong lễ cưới
của người Việt Nam. Từ đó có thể áp dụng vào thực tế góp phần xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHONG TỤC HÔN NHÂN QUA CÁC THỜI
KY
1.1.

Lịch sử về hôn nhân
1.1.1. Những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người
Đi ngược dòng thời gian để viết lên lịch sử, và nhìn nhận về lịch sử là

điều hấp dẫn và thú vị đối với con người, sự kì thú có thể nằm trong những điều
sơ khai mông muội cho đến những bước tiến văn minh hiện đại. Sự sản sinh và
hình thành của loài người gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch
sử xã hội, gắn liền với các hình thái xã hội.
Theo đó mọi diễn biến trong quá trình phát triển của loài người đều phản
ánh đặc điểm lịch sử xã hội, ngay cả trong vấn đề nguồn gốc hôn nhân gia đình.
Khi viết về gia đình, về hôn nhân và tình yêu nam nữ, Ăngghen tán thành quan
điểm của Moóc – gan cho rằng: “Gia đình là một yếu tố năng động. Nó không
đứng yên mà tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội tiến từ hình
thức thấp lên hình thức cao hơn”. Như vậy, Ăng – ghen đã nhấn mạnh tới tính
chất phụ thuộc của sự phát triển gia đình với sự phát triển xã hội và theo đó ta
nhận thấy loài người đã trải qua các hình thái hôn nhân khác nhau.
Tổ tiên trực tiếp của loài người là giống động vật sống thành bầy, cho
thấy loài người đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy – tập đoàn sớm
nhất của loài người. Tập đoàn đó tồn tại trên cơ sở cùng kiếm ăn chung, cùng
phòng ngừa chung sự xâm hại từ ngoại lai, và cố nhiên sau nữa quan hệ giữa
nam và nữ rất tự do và thậm chí là hơi hỗn loạn. Tình trạng hôn nhân xưa
nhất đó gọi là “Tạp hôn” [Loạn hôn], “Trong đó mỗi người đàn bà thuộc về
nhiều người đàn ông và ngược lại. Giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, chị em
đều không có sự hạn chế tính giao nào. Trong tình hình đó, con cái chỉ biết
đến mẹ và đương nhiên việc nuôi dạy con cái là công việc chủ yếu của người
mẹ”.

7

Diễn biến của chủng tộc loài người về sau ngày càng thay đổi theo sự
phát triển của quan hệ xã hội, ở sự phát triển trong mối liên hệ giữa những
tập đoàn khác nhau của loài người. Những điều đó sẽ dẫn tới sự hôn phối
giữa các chủng tộc khác nhau, hình thành nên một kiểu hôn nhân thứ hai là
“Quần hôn”. “Khác với loạn hôn, hình thức quần hôn cấm đoán mọi việc kết
hôn trong quần thể nguyên thủy, chỉ thực hiện chế độ hôn nhân với các quần
thể khác”. Hình thức hôn nhân này là một sự tiến bộ đáng kể, nó đã hạn
chế được hậu quả xấu do việc hôn phối cùng quần thể gây nên.
Bước sang thời kì tổ chức “Công xã thị tộc mẫu hệ”, thời kì này sức sản
xuất phát triển rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất chính là tiền đề
cho các tập đoàn sản xuất ổn định và đoàn kết. Mối dây liên hệ, ràng buộc các
tập đoàn này là do quan hệ dòng máu đem lại. Dòng máu đó được sản sinh bởi
sự liên hệ chặt chẽ với nhau giữa hai thị tộc.
Do đó, những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho hình thức “hôn nhân ngoại
tộc” ra đời. Hôn nhân ngoại tộc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết
hôn với nhau. Các thành viên trong thị tộc, dù là nam hay nữ, cũng chỉ được
phép kết hôn với một đối tượng ở thị tộc khác. Chế độ hôn nhân này là một bước
tiến vô cùng quan trọng, nó không chỉ giữ gìn mối đoàn kết giữa các thành viên
trong cùng thị tộc, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh mà còn góp phần quan
trọng trong việc duy trì nòi giống cho muôn đời sau.
Trong xã hội thị tộc mẫu hệ phát triển, trình độ phát triển sản xuất
ngày càng lớn mạnh. Lúc này đời sống vật chất khá ổn định, nhu cầu tinh
thần nhất là về tình cảm của con người lại càng đòi hỏi cao hơn. Trong quá
trình cùng nhau lao động sản xuất, tình cảm giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy
nở. Và nhất là nữ giới họ bắt đầu có khao khát được ở bên cạnh một người
đàn ông để được chia sẻ và cùng gánh vác công việc, hình thái hôn nhân
“Đối ngẫu” dần được hình thành. Đó là sự kết hợp của một cặp đôi tương đối
xác định. Hình thái quá độ này đã đánh dấu bước chuyển biến từ chế độ

8

quần hôn sang chế độ đối ngẫu hôn là sự “chuộc tội” của người phụ nữ: Người
ta chuộc mình ra khỏi trạng thái cộng chồng thời cổ và giành lấy quyền chỉ
hiến thân cho một người mà thôi. Tức là lúc này hình thức hôn nhân
một nam một nữ đã được hình thành, tạo nên hình ảnh “bạn đời trăm năm”
đầy ý nghĩa.
Hôn nhân đối ngẫu là một cuộc cách mạng lần thứ nhất về hôn nhân
của loài người. Nếu trước đây trong các hình thức hôn nhân “mông
muội”, người con sinh ra không biết mặt cha, không nhận được sự dưỡng
dục từ cha thì ngày nay con cái ra đời trong vòng tay yêu thương ấm áp của cả
cha và mẹ. Đồng thời nó còn đảm bảo duy trì nòi giống cho thế hệ sau thúc đẩy
sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Như vậy nhìn lại lịch sử, ta đón nhận được biết bao điều kì thú, thấy
được từng bước phát triển để hiểu thêm được những điều đang diễn ra trong
cuộc sống ngày hôm nay.
1.1.2. Quan niệm chung về hôn nhân
Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà có cha
khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái, cha mẹ có quyền
độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Nếu con cái không bằng lòng với người vợ [hay
chồng] mà cha mẹ chỉ định thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi.
Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn
đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" tìm người phù hợp để đính hôn nên đã xảy
ra tệ tảo hôn và tục phúc hôn.
Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên
việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái.
Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ
của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh
truyền tông tộc", do đó luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn.

9

Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có
nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những phải sinh con nối dõi tông Đường
mà còn phải làm lụng và chăm sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng.
Chế độ "đa thê, đa thiếp" cho phép đàn ông được phép có nhiều vợ mà
không phải vì vợ chính không sinh con hay chỉ sinh con gái. Lấy thiếp [còn gọi
là vợ lẽ, vợ hai, vợ ba, nàng hầu...] không cần tổ chức lễ cưới và vì người thiếp
không phải là một phần tử trọng yếu trong gia đình nên chồng hay vợ chính
muốn đuổi khi nào cũng được.
Là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế chậm, công nghiệp hoá mới ở
giai đoạn ban đầu, sự hội nhập quốc tế chưa phải đã được thực hiện trên nhiều
phương diện nên nước ta vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Kế thừa
những giá trị văn hoá gia đình trước kia, đại đa số người dân nơi tôi tiến hành
khảo sát vẫn đề cao hôn nhân truyền thống trên cơ sở tình nghĩa vững bền [hôn
nhân có cả tình và nghĩa]. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của thời đại,
ngày nay, trong hôn nhân, tình yêu được coi trọng hơn. Tình yêu đôi lứa là nhân
tố chính tạo tiền đề dẫn tới hôn nhân bền vững. Một gia đình hạnh phúc bình
đẳng phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu.
Theo kết quả điều tra của tôi, tỷ lệ nam nữ yêu nhau rồi lấy nhau chiếm số
lượng cao [97%]. Số liệu này cho thấy sự bình đẳng dân chủ trong tình yêu, sự
tự nguyện đến với nhau từ cả hai phía. Xu hướng chung, các bạn trẻ muốn lập
gia đình chậm để còn lo sự nghiệp. Lập gia đình gắn với ý thức lo sự nghiệp là
một quan niệm đúng. Lo sự nghiệp để có điều kiện nuôi gia đình, tạo cho con
cái sau này có đời sống vật chất và tinh thần tốt nhất. Điều đó dẫn đến quan
niệm về các yếu tố đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc cũng đã có những thay
đổi nhất định.

10

32%

49%

19%
Tình yêu, tôn tr ọng

Gia đình hoà thuận

Kinh têế ổn định

Yếu tố tạo nên cuộc hôn nhân – gia đình hạnh phúc [%]
Kết quả khảo sát của tôi cho thấy, theo thứ tự lựa chọn ưu tiên, yếu tố đầu
tiên là vợ chồng thương yêu tôn trọng nhau [48.7%], tiếp đến kinh tế ổn định
[31.9%], gia đình hòa thuận [19.4%]. Sở dĩ có sự ưu tiên lựa chọn như trên là do
xuất phát từ quan niệm gia đình là chỗ dựa cho mỗi người.
Khái niệm chỗ dựa được hiểu là nơi có thể giúp con người yên ổn và phát
triển. Quan niệm truyền thống là kết hôn để có con nối dõi tông đường, để có
thêm nguồn lao động không còn là sự lựa chọn quan trọng nữa. Quan niệm về
vai trò của hôn nhân đang đi theo hướng đánh giá cao sự hòa hợp trong lối sống
và sự đảm bảo về kinh tế.
Chỉ khi có sự hòa hợp trong lối sống và sự đảm bảo về kinh tế, hôn nhân
mới đích thực là chỗ dựa cho con người và đem lại hạnh phúc cho con người.
Như vậy, hôn nhân đang chuyển dần theo hướng thoả mãn các vấn đề của
cá nhân nhiều hơn của gia tộc hay cộng đồng. Hôn nhân phải là chỗ dựa cho mỗi
người đang là quan niệm chủ đạo thay vì quan niệm hôn nhân là để kế tục dòng
họ, tăng cường nguồn lực hay thoả mãn ý muốn của cha mẹ.

11

1.1.3. Từ hôn nhân một vợ một chồng đến cưới hỏi là một bước tiến văn minh
Vào thời kì cuối của chế độ “Thị tộc mẫu hệ” sức sản xuất phát triển rất
lớn đã kéo theo sự phát triển của kinh tế, kéo theo sự thay đổi địa vị của đàn ông
và đàn bà trong nền sản xuất xã hội và trong nền kinh tế gia đình chính là mấu
chốt của sự chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Cùng với quá
trình chuyển đổi này “hôn nhân đối ngẫu” cũng phát triển thành “hôn nhân một
vợ một chồng”.
Khi địa vị xã hội cũng như địa vị trong lao động của người đàn ông thay
đổi, thì người phụ nữ trở về với bản chất mà tạo hóa ban cho mình, đó là sự
mềm yếu, cần được che chở và thương yêu. Còn người đàn ông cũng khao khát
được đem sức cường tráng của mình để che chở cho những người phụ nữ. Trong
quá trình lao động vất vả, tình cảm luyến ái giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy nở.
Đặc biệt lúc này nhận thức đã phát triển cao độ, họ muốn tất cả chỉ là của riêng
mình. Do đó, họ muốn có một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người
biết, để hai người chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng một cuộc sống
riêng, bền vững và lâu dài. Theo đó hình thức hôn lễ hay còn gọi là cưới hỏi ra
đời. Hình thức cưới hỏi ước đoán “được ra đời vào thời kì quá độ từ chế độ
“Tòng phụ cư” sang chế độ “Tòng phu cư”.
Trong thời kì “Mẫu quyền” thì hôn lễ được tổ chức ở nhà gái do người
con trai phải đến đó ở rể. Sau đó khi xã hội chuyển sang chế độ “Phụ quyền”
thì người đàn ông lúc này liên hệ mật thiết với gia tộc của mình, dựa vào địa
vị xã hội quan trọng mới giành được để đập tan trật tự hôn nhân của chế độ
“mẫu quyền”, đưa vợ về nhà mình ở. Và điều này đã trở thành quy luật trong
cưới hỏi ngày nay. Sự thay đổi địa vị lao động nhưng không phải người phụ nữ
không còn sức lao động. Họ vẫn đem lại những giá trị lao động lớn trong những
ngành thủ công. Do vậy, khi gia tộc có người đi lấy chồng, theo lệ thường, đòi
nhà trai một khoản bồi thường nhất định. Đó chính là dấu ấn về các khoản tiền
cheo, tiền cưới trong lễ nghi cưới hỏi ngày nay.

12

Ăng – ghen đã nói: “Cái trước sở dĩ quan trọng hơn cái sau là vì nó có ý
nghĩa giải phóng loài người, lần đầu tiên nó khiến loài người khống chế được
sức tự nhiên, do đó mà thoát ly hẳn giới động vật”.
Đúng vậy, những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người từ “Tạp hôn”,
“Quần hôn” đến “Hôn nhân ngoại tộc”, “Hôn nhân đối ngẫu” dù cho còn mông
nuội nhưng đây là những bước quan trọng có ý nghĩa giải phóng loài người, là
những cuộc cách mạng vĩ đại đưa con người thoát ly khỏi nguồn gốc cổ sơ của
mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh di lưu tới ngày nay, đi vào đời sống dân
tộc trở thành những nét đẹp trong văn hóa phong tục.
Phong tục cưới hỏi của nhân dân ta bắt đầu từ những hình thức hôn nhân
đầu tiên của loài người trong lịch sử đến hình thức hôn nhân một vợ một chồng
là tiền đề đầu tiên cho cưới hỏi. Khẳng định cưới hỏi là một bước tiến văn minh,
có những vai trò, vị trí rất lớn trong đời sống người Việt Nam.
1.1.4. Vai trò của cưới hỏi
Cưới hỏi là một việc vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người, vì
thế ta vẫn thường nghe dân gian ta nhắc nhở:
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Xong ba việc ấy mới ra con người”
Việc tạo lập gia đình có tầm quan trọng như việc kiến tạo một mái nhà để
sum vầy, tránh mưa, nắng, cũng khó như việc phải làm sao để lựa được một con
trâu tốt đảm bảo cuộc sống. Ngay trong thời kì chuyển từ hôn nhân “đối ngẫu”
sang chế độ một vợ một chồng, con người đã có nhu cầu muốn khẳng định tình
yêu chân chính, tự nguyện của hai người, muốn được mọi người thừa nhận một
tình yêu. Và mong muốn đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay.
Cưới hỏi còn có một giá trị nhân văn lớn lao đó là sự duy trì và phát
triển giống nòi. Với cư dân nông nghiệp trồng trọt, thì giống là hết sức quan

13

trọng và quý giá. Mất giống là mất tất cả, là tay trắng và ngược lại còn giống
là còn tương lai, hi vọng. Giống của cỏ cây hoa màu phải quý trọng như vậy,
Giống nòi của con người còn quý trọng hơn bội phần.
Người Việt từ xưa đến nay luôn gìn giữ truyền thống luân lí đạo đức,
mọi việc làm đều phải dựa trên luân lí đạo đức của dân tộc. Cưới hỏi với
những hình thức lễ nghi long trọng và thiêng liêng như: Lễ gia tiên, Lễ hợp
cẩn, Lễ lại mặt đã bộc lộ được những giá trị đạo đức tốt đẹp trong đạo hiếu đễ
với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng. Mặt khác, lễ cưới hỏi còn là dịp anh
em bạn bè được gặp gỡ, sum vầy, hàng xóm láng giềng được tụ họp, làm
tăng thêm tình cảm gắn bó giữa người với người, tăng thêm tinh thần cố kết
cộng đồng tình yêu làng xóm quê hương, đất nước. Từ tôn trọng hạt giống con
người đã tiến hành những lễ nghi cẩn trọng. Người Việt có nhiều nghi lễ về hạt
lúa, hồn lúa, bởi họ sợ nếu sơ sẩy để hồn lúa bỏ đi thì thóc giống không nảy
mầm được, mùa màng thất bát. Và cũng như vậy tôn trọng “nòi giống”, những
nghi lễ trong cưới hỏi của người Việt cũng được tiến hành cẩn trọng.
1.2. Phong tục hôn nhân qua các thời ky
1.2.1. Phong tục hôn nhân thời Vua Hùng
Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương xuất phát từ đặc trưng của nền văn
hóa mà các nghi thức, lễ tiết có những nét rất độc đáo, đặc biệt là những biểu
trưng cầu chúc cho quan hệ vợ chồng mãi mãi vững bền, hạnh phúc.
Các nghi thức và lễ tiết hôn nhân trong thời kỳ này đã phát triển đến một
mức độ đáng kể, hình thành nên một số phong tục có ý nghĩa sâu sắc. Trước hết
là tục thách cưới, rồi đến lễ dạm với các vật phẩm. Khi tổ chức hôn lễ, nghi thức
này thường kèm theo các trò vui, mọi người lấy bùn đất, hoa quả ném vào chàng
rể như một sự cầu chúc những điều tốt đẹp của cộng đồng cho đôi vợ chồng
mới. Tục ăn cơm chung cũng là một nghi thức quan trọng đánh dấu việc đôi
nam nữ chính thức là vợ chồng. Đó là một vài nét cơ bản nhất về phong tục hôn

14

nhân thời Hùng Vương mà chúng ta biết được qua các truyền thuyết như: Sơn
Tinh, Thủy Tinh, Trầu cau, Chử Đồng Tử…, qua những tục lệ còn tồn tại đến
ngày nay. Điều đó chứng tỏ phong tục hôn nhân thời Hùng Vương là một nét
văn hóa rất riêng, khác biệt, có nhiều điểm đặc sắc, độc đáo mang đậm bản sắc
mà tổ tiên chúng ta đã tạo dựng trong đời sống văn hóa của mình.
Phong tục hôn nhân Thời Hùng Vương trải qua 18 đời các vua Hùng và
nhìn chung đều được tiến hành theo ba nghi lễ chính sau: Lễ dạm, Lễ rước dâu,
Lễ thành thân.
1.2.1.1. Lễ dạm
Trước hết là lễ dạm, trong lễ này, vật phẩm không thể thiếu là gói muối
hoặc nắm đất. Nắm đất vừa là vật tượng trưng cho quê hương, nguồn cội, là lời
nguyền gắn bó với đất đai, làng xóm, vừa là hương liệu [đất hun]. Còn gói muối
là lời chúc cho tình cảm đôi trai gái mặn mà, đằm thắm, thuỷ chung.
1.2.1.2. Lễ rước dâu
Trong nghi thức rước dâu có tục ném bùn đất, hoa quả vào chú rể. Có lẽ
tục này có ý nghĩa thử thách và cầu mong chú rể gặp may mắn, gặt hái thành
quả cao trong lao động để tạo dựng đời sống gia đình tốt đẹp, hạnh phúc. Ngày
hội làng ở các xã Vân Luông [huyện Phù Ninh] và Chu Hóa [huyện Lâm Thao]
của tỉnh Phú Thọ có diễn lại tích Sơn Tinh rước Ngọc Hoa về núi Tản, người
ta ném đất đá vào người đóng vai Sơn Tinh.
1.2.1.3. Lễ thành thân
Khi làm lễ thành thân còn có tục cô dâu, chú rể ăn chung với nhau một đĩa
cơm nếp, uống chung một chén rượu. Ý nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho
hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau, dính nhau như dính cơm nếp và say mê nhau
như say rượu. Tục ăn cơm nếp trong ngày cưới hiện còn thấy ở đám cưới người
Mường và một số dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyên.
Trên đây là ý nghĩa của ba tục lệ chính trong hôn lễ thời Hùng Vương, nó
phản ánh tư tưởng, tình cảm của người Việt được biểu hiện rất sinh động, hàm ý
sâu sắc trên tinh thần cộng đồng keo sơn, gắn bó.
1.2.1.4. Ý nghĩa, đặc điểm hôn nhân thời Hùng Vương

15

Một trong những nét đặc trưng cơ bản của xã hội Việt Nam là tính cộng
đồng, mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng,
kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt theo truyền
thống không đơn thuần là việc hai người lấy nhau, mà là việc của cả cha mẹ, họ
hàng hai bên, nó xuất phát từ quyền lợi của cộng đồng trên nền tảng văn hóa
mang lại những đặc điểm riêng.
Hôn nhân một vợ, một chồng [Sơn Tinh chỉ lấy Ngọc Hoa, Ngọc Hoa chỉ
lấy Sơn Tinh, cô gái họ Lưu trong truyện Trầu Cau chỉ lấy người anh trong cặp
anh em Tân và Lang…] trai gái gắn bó với nhau một cách ổn định, lâu dài.
Có tục thách cưới, phản ánh thân phận và giá trị của người phụ nữ [vua
Hùng thứ 18 đặt điều kiện lễ vật khi Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến xin cưới Ngọc
Hoa].
Đồng nhất lễ hỏi và lễ cưới [nghi thức này còn tồn tại ở nhiều vùng nông
thôn người Việt trong những thế kỷ trước, ngoài ra ta còn thấy ở nhiều đám cưới
của đồng bào Mường và một số dân tộc Tây Nguyên thời cận đại].
Có sự phân biệt giàu sang, nghèo khó [vua Hùng thứ 18 không chấp nhận
việc Tiên Dung lấy chàng đánh cá nghèo Chử Đồng Tử].
Hình thức hôn nhân của chế độ phụ hệ nảy sinh với tục cô gái về nhà
chồng [phản ánh qua truyền thuyết Sơn Tinh – Ngọc Hoa, Trầu cau,…]
Có tục phụ nữ đi lấy chồng rồi quay lại nhà bố mẹ đẻ ở một thời gian cho
đến khi sinh con đầu lòng: Ngọc Hoa lấy Sơn Tinh, một thời gian sau đã quay về
nhà mình. Theo các sách sử, Trưng Trắc và Thi Sách sau khi lấy nhau vẫn ở
riêng tại đất của mình. Nhiều làng quê ở đồng bằng và Trung du phía Bắc cho
đến cách mạng tháng 8/1945 vẫn còn giữ tục lệ này, như làng Nội Duệ ở Tiên
Sơn [Bắc Ninh].
Trong các cuộc hôn nhân, người phụ nữ có một vai trò khá chủ động, đây
chính là một biểu hiện tàn dư vai trò của phụ nữ trong phong tục hôn nhân thời
kỳ chế độ mẫu hệ: Tiên Dung chủ động lấy Chử Đồng Tử, cô gái họ Lưu trong
truyện Trầu Cau chủ động thử thách và chọn lấy người anh…
Hôn nhân một vợ, một chồng đã hình thành các gia đình cá thể, mỗi gia
đình gồm hai thế hệ: Cha, mẹ và con cái. Sự phát triển của sức sản xuất và công

16

cụ lao động với hiệu suất cao đã biến những gia đình cá thể thành các đơn vị
kinh tế độc lập.
Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương đánh dấu những nghi thức của xã
hội phát triển trong giai đoạn mới nhưng vẫn tồn tại nhiều tàn dư của phong tục
hôn nhân thời mẫu quyền. Trong gia đình, địa vị và quyền lợi của người phụ nữ
được tôn trọng và về nhiều mặt còn bình đẳng với đàn ông. Điều này được phản
ánh trong những truyền thuyết, tín ngưỡng và nhất là biểu hiện một cách sinh
động qua hình tượng người phụ nữ trong nghệ thuật tạo hình của văn hóa Đông
Sơn.
Trên đây là những đặc điểm chính của hôn nhân thời Hùng Vương. Tất cả
thể hiện một bản sắc riêng, một phong cách dân tộc độc đáo được bảo lưu, kế
thừa lâu dài trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
1.2.2. Phong tục hôn nhân thời phong kiến
Chế độ hôn nhân ở nước ta thời phong kiến rất hạn chế quyền lợi của
phụ nữ. Chẳng hạn như cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và thiếp [trong khi phụ
nữ chỉ được phép lấy một chồng], vợ không được quyền kiện chồng.
Hôn nhân và gia đình xây dựng trên nền tảng đạo đức phong kiến đều là
trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng của đàn ông, hôn nhân theo đẳng
cấp [đòi hỏi phải môn đăng hộ đối], bảo vệ và duy trì tông tộc phong kiến.
Hôn nhân thời Phong kiến ở nước ta cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn
hóa Trung Quốc, việc cưới hỏi phải tuân theo 6 trình tự gọi là “Lục lễ”.
Lễ Nạp thái: Là lễ mà nhà trai nhờ người mai mối đến nhà gái ướm hỏi rằng
muốn kén chọn con gái nhà ấy làm dâụ cho con trai nhà mình.
Lễ Vấn danh: Vấn danh nghĩa là hỏi tên. Lễ theo đúng nghĩa của từ này khi nhà
trai ướm hỏi rõ tên, tuổi của cô gái, ngoài việc biết rõ thân thế, giáo dục của cô
gái thì cũng để nhà trai biết tuổi và ngày sinh để xem xung hay hợp với con trai
nhà mình.
Lễ Nạp cát: Lễ của nhà trai báo cho nhà gái đã xem tuổi xung hợp, mọi chuyện
tốt đẹp và muốn tiến hành hôn lễ.

17

Lễ Nạp tệ: Nhà trai đem sính lễ tới nhà gái để làm lễ ở từ đường của nhà gái và
cũng là lễ ra mắt của chàng rể tương lai.
Lễ Thỉnh kỳ: Lễ của nhà trai xin nhà gái ấn định ngày rước dâu dựa theo việc
xem ngày tháng tốt lành để người con gái xuất giá.
Lễ Thân nghinh: Chính là lễ cưới, rước dâu về nhà trai.
1.2.3. Phong tục hôn nhân truyền thống [từ sau thời phong kiến]
Trong truyền thống, khi chúng ta không còn ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa
của đất nước Trung Hoa nữa thì hôn nhân của người Việt được tổ chức theo tuần
tự 6 lễ sau: Lễ dạm, Lễ sơ vấn, Lễ vấn danh, Lễ hỏi, Lễ nạp tài và Lễ cưới.
1.2.3.1. Lễ dạm [còn gọi là lễ chạm ngõ hay coi mắt]
Là ướm ý xem có ưng thuận không để chính thức làm lễ sơ vấn. Khi nhà
trai tìm được một nhà gái vừa ý thường là "môn đăng hộ đối" hay khi người con
trai phải lòng một cô gái:
Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết ra vào đoan trang
Nhà trai nhờ ông mai đến nhà gái ướm ý rằng mình muốn "bước đến"
thăm chơi làm quen, nếu nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ chọn ngày lành đến viếng
nhà gọi là lễ dạm. Lễ này không dùng lễ vật, trong câu chuyện trao đổi chưa đề
cập đến việc hôn nhân.
1.2.3.2. Lễ sơ vấn
Nhà trai mua bánh, mứt, rượu, trà, đường phèn mỗi thứ 1 cặp, đến viếng
và biếu nhà gái gọi là "đi cho đồ", trước khi đi, ông mai báo cho bên gái biết để
chuẩn bị đón tiếp. Trong câu chuyện cũng chỉ nói bóng gió chứ chưa đi vào vấn
đề then chốt. Vài ngày sau, nếu nhà gái im lặng tức là đã chấp thuận, còn nếu
nhà gái mang quà đến nhà trai đáp lễ tức là chính thức từ chối cuộc hôn nhân,
gọi là "đi trả đồ":

18

Duyên ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khê
1.2.3.3. Lễ vấn danh
Nếu lễ sơ vấn trôi chảy, nhà trai sẽ nhờ ông mai sang nhà gái trao mảnh
giấy ghi tên tuổi chàng trai, nếu nhà gái bằng lòng thì cũng cho biết tên tuổi cô
gái. Nhà trai chọn ngày tốt cùng ông mai mang lễ vật đến nhà gái làm lễ vấn
danh, gồm 2 chai rượu, 6 miếng trầu, 6 miếng cau, 2 hộp trà, cùng bánh, mứt,
đường phèn mỗi thứ 1 cặp Ông mai thay mặt bên trai nói rõ ý định muốn hợp
thức hóa cuộc hôn nhân, kết tình sui gia. Nếu bên gái đồng ý thì chàng trai sẽ
được phép ở lại nhà gái 3 ngày, làm mọi việc như con cái trong nhà, Từ đó, gặp
ngày mồng Năm tháng Năm [Tết Đoan Ngọ], ngày Tết Nguyên Đán, hay ngày
giỗ kỵ bên nhà gái, thì chàng rể phải mang lễ vật đi tết vợ, gồm đầu heo, trà
rượu bánh,... Nếu giàu có thì lễ tết là 1 con heo nhốt cũi, cùng nếp đậu bánh
trái. Ngày xưa, khi cha mẹ bằng lòng thì con cái phải nghe theo: Cha mẹ đặt đâu
con ngồi đó.
Nếu bên trai nửa chừng bỏ cuộc thì công của coi như mất hết, nhưng nếu
bên gái nửa chừng hồi hôn thì phải bồi hoàn gấp đôi:
Trai chê vợ của đổ xuống sông
Gái hồi chồng của một thành hai
Sau lễ sơ vấn 1 thời gian, ông mai liên lạc với nhà gái để xin xúc tiến lễ hỏi.
1.2.3.4. Lễ hỏi [còn gọi là lễ ăn hỏi, hay lễ đính hôn]
Người xưa cho quan trọng hơn lễ cưới, nhà trai mang lễ vật [sính lễ] gồm 1
đôi bông tai, 1 chiếc nhẫn đính hôn, 1 mâm trầu cau, 1 cặp đèn cầy, 1 con heo
quay, 1 mâm xôi màu, trà, bánh đến nhà gái lễ gia tiên.

19

Nhà trai gồm có ông mai, ông bà sui trai cùng một số bà con thân tộc. Chú
rể thắp hương cúng từ đường, chào họ hàng nhà gái rồi mới được ngồi xuống
bên cạnh họ nhà trai. Cô dâu nhận lễ, và nhận họ hàng bên nhà chồng. Trong lễ
này chú rể đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu, tức là nhẫn đính ước, giao ước sẽ
lấy nhau làm vợ chồng, do đó lễ hỏi được gọi là lễ đính hôn. Dù chú rể chưa
được chính thức làm lễ gia tiên với cô dâu, nhưng kể từ giờ phút này, chú rể
được phép xưng con và gọi song thân cô dâu là ba mẹ.
Lễ này, nhà gái mời bà con thân tộc đến dự, nhà trai lo khoản tiệc ăn uống
này. Sau 3 ngày, cô dâu phải qua nhà trai đáp lễ bằng cách mời trầu cau bánh họ
hàng bên nhà trai.
Sau lễ hỏi, chú rể phải qua nhà gái "ở rể" làm rể 3 năm, lao động vất vả nhọc
nhằn:

Trời mưa cho ướt lá khoai
Công anh làm rể đã hai năm ròng
Nhà em lắm ruộng ngoài đồng
Bắt anh tát nước nhọc lòng anh thay
Tháng Chín mưa bụi gió may
Cất lấy gàu nước chân tay rụng rời.

Ăn hỏi rồi mới xêu, mùa nào thức nấy, mùa vải thì xêu vải, mùa dưa thì xêu
dưa. Có nơi 1 năm xêu 4 mùa. Đồ xêu, nhà gái nhận 1 nửa, 1 nửa gởi lại gọi là
"đồ lại mặt". Xêu 1 năm, có khi đến 3 năm mới được xin cưới. Không xêu mà
xin cưới là thiếu lễ:
Anh về thưa với mẹ cha

20

Bắt lợn sang cưới bắt gà sang xêu
Sau 3 năm làm rể, nếu cả hai nhà không mắc tang chế thì nhà trai viết thư
nhờ ông mai mang đến nhà gái trao thư xin cưới và hỏi nhà gái đòi bao nhiêu
tiền nong lễ vật. Nhà gái "thách cưới". Nếu nhà gái thách cưới cao quá thì nhà
trai sẽ xin giảm bớt, nếu không đủ sức lo thì xin hoãn lại, nếu đủ sức lo thì chọn
ngày lành tháng tốt đính ước ngày nạp tài, ngày cưới, nếu nhà gái chấp thuận thì
nhà trai xúc tiến lễ nạp tài và lễ cưới. Đồ thách cưới đại để là bao nhiêu trâu, bò,
lợn, xôi, rượu, vòng, xuyến, nhẫn, hoa, hột xoàn, vàng bạc, gấm lụa, quần áo,
tiền nong…
Em là con gái nhà giàu
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao
Cưới em trăm tấm gấm đào
Một trăm hòn ngọc, hăm tám ông sao trên trời.
1.2.3.5. Lễ nạp tài
Thường tổ chức trước lễ cưới chừng vài tuần. Theo ngày giờ đã định, nhà
trai mang lễ vật tiền nong đến giao cho nhà gái, nhiều ít tùy theo thư thách cưới
của nhà gái. Ngày xưa có những nhà gái vì đòi hỏi lễ vật tiền bạc cao quá nên đã
làm cho tình sui gia sứt mẻ, đi đến chỗ oán ghét nhau, làm cho đôi vợ chồng trẻ
mới cưới chưa được bao ngày đã đi đến đổ vỡ chia lìa, hay sống trong cảnh bần
cùng đầu tắt mặt tối để lo trả khoản nợ chồng chất:
Mẹ tôi tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng
Mẹ tôi tham thúng bánh chưng
Tham con lợn đẻ em nai lưng chịu đòn
1.2.3.6. Lễ cưới
Gồm rước dâu và đưa dâu [vu quy]:

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề