So sánh ssd và hhd

Hiện nay có rất nhiều phương tiện lưu trữ cho máy tính, phổ thông nhất vẫn là ô cứng SSD và HDD, tuy nhiên để chọn lựa ổ cứng sao cho phù hợp với người sử dụng sẽ là câu hỏi rất lớn, vậy chúng ta nên chọn một ổ cứng có tố độ lưu trữ nhanh hay một ổ cứng bền bỉ có khả năng lưu trữ lớn. Bài viết này sẽ cho bạn rõ hơn ưu và nhược điểm của từng loại ổ cứng SSD và HDD. Hãy cùng Hoàng Hà PC tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD so với HDD qua bài viết dưới đây để thấy được nên chọn ổ cứng lưu trữ nhiều hay tốc độ tốt.

Tổng Quan Về Ổ Cứng SSD Và HDD

Trước khi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD so với HDD thì chúng ta phải có kiến thức tổng quan về hai loại ổ cứng này. Đầu tiên là về khái niệm ổ cứng chúng ta có thể hiểu nôm na rằng đây là phần cực kỳ quan trọng đối với máy tính. Tất cả mọi thông tin, dữ liệu đều sẽ được lưu trữ trong ổ cứng. Nếu có xảy ra hỏng hóc hay gặp bất kỳ vấn đề nào bạn sẽ rất khó để lấy lại dữ liệu đã mất.

Ổ cứng HDD

HDD là viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive. Đây là dạng ổ cứng truyền thống, cấu tạo từ một đĩa tròn bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm có phủ một lớp vật liệu từ tính. Nguyên tắc hoạt động của loại ổ cứng HDD như sau: động cơ quay ổ đĩa để đọc/ ghi dữ liệu, bo mạch điện tự sẽ điều khiến đầu đọc/ghi dữ liệu vào đúng vị trí trên ổ đĩa đang quay để tiến hành giải mã các thông tin.

Tốc độ quay của ổ đĩa sẽ ảnh hưởng đến quá trình sao chép dữ liệu cũng như các thao tác trên máy tính. Ngoài ra chất liệu của linh kiện trong ổ cứng càng tốt thì dữ liệu trên máy tính của bạn càng an toàn. Hiện nay trên thị trường, ổ cứng HDD có 2 tốc độ quay là: 5400 RPM [vòng/phút] và 7200 RPM [vòng/phút].

Xem thêm: Mua Ổ Cứng HDD Chính Hãng, Giá Rẻ, Bảo Hành lên tới 5 năm

Ổ cứng SSD

SSD [Solid State Drive] hay còn gọi là ổ cứng bán dẫn, ổ cứng điện tử. Đây là loại ổ cứng sử dụng các chip nhớ Flash để lưu trữ dữ liệu. Các chip flash này sẽ được gắn cố định trên các bo mạch chủ hệ thống của máy tính. Nguyên tắc hoạt động tương tự như các loại thẻ nhớ hay USB. Tuy đều sử dụng chip nhưng các chip nhớ trong ổ cứng SSD thường nhanh và độ tin cậy cao hơn nhiều so với chip nhớ của USB.

Chính vì vậy mức giá phục hồi của ổ cứng SSD cao hơn rất nhiều so với ổ đĩa USB có chức năng tương tự. Tốc độ xử lý dữ liệu của ổ cứng SSD có thể lên đến 32 Gbps. Không chỉ nhanh hơn về tốc độ mà ổ cứng SSD có có mức độ an toàn cao, kích thước và điện năng tiêu thụ cũng rất nhỏ. Chính vì vậy ổ cứng SSD trở thành đối thủ đáng gờm của ổ đĩa truyền thống.

Xem thêm: SSD, Ổ Cứng SSD Giá Rẻ Chính Hãng, Load Dữ Liệu Siêu Nhanh

Ưu Và Nhược Điểm Của Ổ Cứng SSD So Với HDD

Ưu điểm

Về tốc độ: Hoạt động dựa trên chip Flash nên ổ cứng SSD không có các thao tác về mặt cơ học nên hiệu suất tăng nên rất nhiều. Đây cũng chính là điểm vượt trội của SSD so với HDD.

Khả năng truy xuất dữ liệu nhanh hơn, hiệu quả hơn, dữ liệu lưu trữ liên tiếp và không xảy ra hiện tượng phân mảnh ổ cứng.

Ổ cứng HDD hoạt động theo cơ học, chưa nhiều vật thể rắn nên khi xảy ra va chạm mạnh sẽ bị hư hại và rất khó khôi phục dữ liệu. Nhưng ổ cứng SSD thì hạn chế được vấn đề này nên dữ liệu có tuổi thọ lâu hơn.

Phụ thuộc vào cơ học nhiều nên ổ cứng HDD có kích thước khá lớn. Khi hoạt động tạo ra tiếng ồn. Nhưng ổ cứng SSD được cấu tạo từ chip nhớ và bảng mạch nên kích thước rất nhỏ và hoàn toàn không gây tiếng ồn.

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với ổ cứng HDD nhưng nhược điểm lớn nhất của SSD có lẽ là mức giá quá cao. Hiện nay ổ cứng SSD dung lượng 128GB có mức giá rơi vào tầm từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng. Nối dễ hiểu thì khi bạn sử dụng, lưu trữ 1GB dữ liệu bạn phải trả khoảng tiền từ 10.000 đến 20.000 đồng. Đây sẽ là mức chi phí quá lớn khi so sánh với HDD vì 1GB của ổ cứng này chỉ tầm 2.000 đồng.

Một nhược điểm không kém phần quan trọng để quyết định xem nên dùng loại ổ cứng nào chính là dung lượng. Cho đến bây giờ ổ cứng SSD chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ với dung lượng là 128 GB hoặc 256 GB. Với dung lượng như vậy chỉ đáp ứng nhu cầu của người dùng phổ thông. Nếu bạn muốn có một ổ cứng SSD dung lượng lớn hơn [trên 512GB đến 1TB] thì mức chi phí bỏ ra sẽ cực lớn.

Nên Lựa Chọn SSD Hay HDD?

Sau khi biết ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD so với HDD thì bạn lại băn khoăn không biết nên lựa chọn loại nào mới phù hợp. Nếu bạn là một người cần rất nhiều dung lượng để lưu trữ nhưng lại không muốn tốn kém quá nhiều thì hãy chọn ổ cứng HDD. Còn nếu bạn muốn máy tính của mình có hiệu suất nhanh hơn, dữ liệu được bảo mật an toàn hơn, chạy được nhiều phần mềm nặng thì bạn nên chọn SSD.

Đó là tất cả những lưu ý về việc chọn ổ cứng HDD và SSD cũng như ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD so với HDD của chúng, nếu bạn đang có những thắc mắc gì liên quan tới ổ cứng lưu trữ, hãy liên hệ với Hoàng Hà PC để được giải đáp thắc mắc.

Bộ xử lý, RAM, Card đồ họa hay công nghệ màn hình trên PC thay đổi rất nhiều và nhanh chóng. Nhưng với Công nghệ ổ cứng trên máy tính thì chậm lại phía sau. Người dùng PC hiện phần nhiều vẫn đang quen dùng với ổ cứng HDD. Trong khi ổ cứng SSD vẫn còn khá lạ lẫm. Vậy SSD là gì? khác biệt HDD như thế nào? Bài viết sẽ so so sánh SSD với HDD để bạn nắm được.

Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD [Solid-State Drive] một loại ổ cứng thể rắn, cấu thành từ nhiều chip nhớ. ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay tức khắc.

So sánh ổ cứng SSD với HDD

Ổ cứng HDD là gì?

Ổ cứng HDD [Hard Disk Drive] là dạng ổ cứng truyền thống. Dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn [Platters] làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Trung tâm của ổ đĩa HDD là một động cơ quay [Spindle], đọc/ghi dữ liệu bởi bộ điều khiển truyền động [Actuator] kết hợp với các tay truyền động [Actuator Arm] điều khiển đầu đọc nhỏ [Slider and Read/Write Head].

Các cơ này được điều khiển bởi một bộ vi mạch nhỏ ở ngoài, chúng điều khiển đầu đọc ghi đúng vào vị trí trên các đĩa từ [platters] khi đĩa đang quay ở tốc độ cao, đồng thời giải mã các tính hiệu từ tính thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được.

So sánh SSD với HDD

Trong bài viết này, tôi không đi vào chi tiết về cấu tạo hay khái niệm, đã có nhiều bài viết khác chia sẻ. Tôi tập trung vào sự khác biệt về LỢI ÍCH khách hàng có được khi sử dụng 02 công nghệ lưu trữ dữ liệu phổ biến này.

So sánh SSD với HDD

Lợi thế chủ yếu của ổ cứng HDD là: Dung lượng lưu trữ & Giá thành. Dung lượng của ổ cứng HDD phổ biến là 500 GB, 1TB hay thậm chí 2TB. Và giá thành tương đối thấp so với ổ cứng SSD với dung lượng lưu trữ phổ biến là 128 GB, 256 GB hoặc 512 GB.

Tuy nhiên, với công nghệ mới hơn, đặc thù cấu tạo và vận hành, SSD mang lại những LỢI ÍCH hơn hẳn so với HDD về hiệu quả sử dụng, ổn định & an toàn, cũng như góp phần mang đến cho khách hàng những thiết bị mỏng, nhẹ, thời trang hơn. Cụ thể:

So sánh SSD với HDD

So sánh tốc độ khởi động của 2 máy tính Windows 10, một sử dụng SSD vs một sử dụng ổ cứng HDD:

//hotromicrosoft.com/wp-content/uploads/2018/10/So-sanh-thoi-gian-khoi-dong-may-SSD-vs-HDD.mp4So sánh SSD với HDD

So sánh tốc độ chạy mở file của máy tính chạy SSD vs HDD:

//hotromicrosoft.com/wp-content/uploads/2018/10/So-sanh-toc-do-chay-file-SSD-vs-HDD.mp4So sánh SSD với HDD

Với tất cả những lợi thế trên, rõ ràng SSD sẽ là công nghệ ổ cứng lưu trữ cho máy tính trong thời gian ngắn tới đây. Và khi sự ủng hộ của người dùng tăng lên, các nhà sản xuất tăng quy mô sản xuất và tập trung phát triển công nghệ. Dẫn đến giá thành của Công nghệ SSD này ngày một giảm trong khi dung lượng lưu trữ ngày một tăng.

Tìm hiểu thêm về tính năng Windows 10 hiện đại từ Microsoft Tại đây.

Chia sẻ cùng tôi trải nghiệm của bạn trên cả 2 công nghệ lưu trữ này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề