So sánh thanh tra thuế và kiểm tra thuế

Sự khác nhau cơ bản giữa hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Kiểm tra thuế và thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế. Hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế có những điểm khác nhau cơ bản sau:

Khái niệm kiểm tra thuế và thanh tra thuế

Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp.

1. Thanh tra thuế là gì? Kiểm tra thuế là gì?

– Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.

Theo pháp luật quản lý nước ta:

+ Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

+ Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoan thiện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ Tài chính.

Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về quản lý thuế: 1900.6568

Đặc điểm của pháp luật về kiểm tra, thanh tra

– Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực thuế

– Pháp luật kiểm tra, thanh tra thuế là một phần của pháp luật thanh tra nên nó được quy định trong Luật thanh tra. Tuy nhiên, vì chuyên ngành của nó là thuế nên nó được uy định chủ yếu trong Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.

– Ngoài các chức năng, vai trò được quy định trong pháp luật thanh tra nói chung thì pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế còn được áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Đây là đặc thù của thanh tra, kiểm tra thuế.

Xem thêm: Thanh tra thuế là gì? Bản chất và tính tất yếu của công tác thanh tra thuế

109 phân biệt kiểm tra và thanh tra thuế nêu điểm mới trong quy định pháp luật về thanh tra thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [82.89 KB, 4 trang ]

Câu 22: Phân biệt kiểm tra và thanh tra thuế? Nêu điểm mới trong quy định
pháp luật về thanh tra thuế.
* Phân biệt kiểm tra và thanh tra
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản lý nhà nước nói chung và
quản lý thuế nói riêng. Thanh tra, kiểm tra có mục tiêu đánh giá mức độ tuân thủ
pháp luật thuế của người nộp, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế
của người nộp thuế để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo công
bằng xã hội và hiệu lực quản lý thuế. Tuy nhiên giữa thanh tra và kiểm tra có
những điểm khác biệt cơ bản sau:
1. Khái niệm
Theo luật quản lý thuế năm 2006:
Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan
quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai
thuế của người nộp thuế.
Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn diện
hơn. Thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ đối với người nộp thuế lớn,
ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp hoặc đối với người nộp
thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các khiếu nại,
tranh chấp về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các
cấp hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.
2. Chủ thể tiến hành
Chủ thể thanh tra thuế phải là tổ chức thanh tra chuyên trách của nhà nước
trong lĩnh vực thu, chỉ có tổ chức thanh tra mới có quyền thực hiện hoạt động
thanh tra.
Chủ thể kiểm tra thuế rộng hơn, bao gồm các cơ quan, bộ phận và công
chức quản lý thuế nhà nước.
3. Nội dung
Thanh tra thuế thường là những vấn đề phức tạp bao gồm những hành vi
thuộc về quá khứ, hoạt động thanh tra là kiểm tra ở giai đoạn sau khi các hoạt
động kinh tế - xã hội phát sinh. Vì thế hoạt động thanh tra phải giải quyết các
vấn đề tồn đọng trong quản lý, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp với khách thể


kiểm tra vi phạm pháp luật. Nội dung của thanh tra thường là những vấn đề
phức tạp, có những vấn đề bề nổi, song rất nhiều vấn đề bị che đậy bởi những bề
ngoài khác nhau, dễ gây những nhận định khác nhau và khó nhận biết được bản
chất.
Kiểm tra thuế thường là những vấn đề trong hiện tại dễ nhận biết thực chất
của chúng hơn. Nội dung kiểm tra bao gồm những nội dung cụ thể của kiểm tra
trước, trong và sau khi các hoạt động kinh tế - xã hội phát sinh cũng như kiểm
tra việc thực hiện các chính sách pháp luật, chế độ pháp lý của nhà nước nhưng
chủ yếu là kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã
hội. Vì vậy, kiểm tra dễ nhận biết được thực chất của vấn đề mà không đòi hỏi


phải có những nhiệm vụ phức tạp để xác minh tài liệu chứng cứ mà vẫn có thể
đánh giá đúng đắn và kết luận chính xác.
4. Phạm vi tiến hành
Kiểm tra được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với nhiều hình
thức và phương pháp kiểm tra thích hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng khách
thể kiểm tra.
Thanh tra thuế có phạm vi tiến hành hẹp hơn vì hoạt động thanh tra là kiểm
tra ở giai đoạn sau khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã phát sinh, nhưng để
kiểm tra sau phải thẩm định lại, kiểm tra lại những thông tin xảy ra trước mới
đưa đến những thông tin cuối cùng.
5. Thời gian tiến hành
Hoạt động thanh tra thuế được tổ chức theo từng cuộc nên thời gian thường
kéo dài. Theo quy định, thời gian tối đa là 30 ngày và có thể kéo dài thêm 30
ngày trong trường hợp cần thiết.
Hoạt động kiểm tra thuế được tiến hành trong thời gian ngắn hơn, tối đa
không quá 5 ngày.
6. Hình thức tổ chức
Thanh tra thuế phải được lập thành đoàn và đoàn thanh tra thực hiện trình

tự, thủ tục thành tra theo quy định.
Kiểm tra thuế cũng có thể lập thành đoàn hoặc không lập thành đoàn, có khi
chỉ cần một người tiến hành việc kiểm tra, cũng có thể cấp trên yêu cầu cấp dưới
tự kiểm tra một hoặc một số hoạt động và báo cáo kết quả cho cấp trên.
Như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra thuế có sự khác nhau song đều là
những hoạt động không thể thiếu được trong công tác quản lý thuế. Việc phân
định ranh giới giữa thanh tra và kiểm tra thuế không chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà còn có ý nghĩa thực hiện trong việc tổ chức, chỉ đạo, tránh được tình
trạng chồng chéo giữa công tác thanh tra thuế và kiểm tra thuế, giảm bớt sự
phiền hà cho cá nhân, tổ chức kinh doanh.
II. Những điểm mới trong quy định của pháp luật về thanh tra thuế.
Trước đây, pháp luật về thanh tra thuế được thực hiện trên cơ sở các quy
định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra nói chung, được áp dụng cho việc thanh
tra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng trong lĩnh vực đặc thù
như lĩnh vực thuế gặp rất nhiều khó khăn do thiếu tính cụ thể, chi tiết. Khắc
phục tình trạng trên, tại Chương X, Mục 3 từ Điều 81 đến Điều 87 Luật quản lý
thuế năm 2006 quy định về thanh tra thuế. So với trước đây, pháp luật quy định
về thanh tra thuế hiện hành có những điểm mới sau:
Thứ nhất, Luật quản lý thuế đã định ra các nguyên tắc cơ bản về thanh tra
nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Các nguyên tắc này quy
định rõ tại Điều 75 Luật quản lý thuế. Theo tinh thần của các nguyên tắc này,
việc lựa chọn đối tượng thanh tra dựa trên những căn cứ khách quan, theo đó cơ
quan quản lý thuế xác định quy mô và phạm vi tiến hành thanh tra thuế, tránh
tình trạng dàn trải mà tập trung vào những đối tượng có vấn đề.


Thứ hai, Luật quản lý thuế đã phân định rõ thanh tra và kiểm tra. Theo đó,
thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn so với kiểm tra
thuế, được thực hiện định kỳ đối với đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh
doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc phức tạp; hoặc đối với người nộp thuế có dấu

hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về
thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ
trưởng Bộ tài chính.
Thứ ba, Luật quản lý thuế quy định khá chi tiết về những nội dung thanh tra
thuế. Cụ thể là:
+] Về đối tượng thanh tra thuế, pháp luật có sự phân định rõ hai loại thanh
tra thuế là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra bất thường.
Khác với trước đây, thanh tra thuế theo kế hoạch chỉ áp dụng đối với doanh
nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi thanh tra rộng và thanh tra
định kỳ một năm không quá một lần. Thanh tra không theo kế hoạch áp dụng
cho các đối tượng: Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh
tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan
quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.
+] Luật quản lý thuế quy định chi tiết về thẩm quyền ra quyết định thanh tra
thuế, các nội dung cần có trong quyết định thanh tra, thời hạn thanh tra thuế,
nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế, trưởng đoàn thanh
tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế, nghĩa vụ và quyền của đối tượng thanh
tra thuế về kết luận thanh tra thuế.
+] Luật quản lý thuế quy định rõ các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế
đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.
Thứ tư, trong thanh tra thuế được sử dụng một số biện pháp mạnh, khẩn cấp
để ngăn chặn vi phạm như: tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi vi
phạm; khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, ghi âm, ghi hình công khai khi lấy
thông tin trực tiếp từ đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, luật quản lý thuế ra đời đã có nhiều điểm mới, tiến bộ, quy định
một cách đầy đủ, toàn diện, chi tiết về vấn đề thanh tra thuế. Từ đó, tạo cơ sở để
việc thanh tra thuế thực hiện trên thực tế được hiệu quả hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật quản lý thuế năm 2006.
2. Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Hà Thị Anh, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2009.
3. Vũ ngọc Hà, Vũ văn Cương, Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt
Nam, Tạp chí Luật học số 4/2009



Kiểm tra thuế

  • Trang chủ
  • Kế toán trọn gói
    • Dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán
    • Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại TpHCM
    • Tax and Accounting services in Ho Chi Minh city, Vietnam
  • Dịch vụ thành lập
    • Dịch vụ kê khai thuế ban đầu
    • Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Tp.HCM
  • Thay đổi GPKD
  • Mã ngành nghề kinh doanh
  • Liên hệ
Đăng ký tư vấn
Menu

Video liên quan

Chủ Đề