Soạn sinh học lớp 7 bài 19

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 19: Một số thân mềm khác giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Tìm các đại diện thân mềm tương tự mà em gặp ở địa phương .

Lời giải:

– Đồng ruộng: ốc điêu vàng, ốc vặn

– Biển: mực, bạch tuộc, ngao

– Nước ngọt: trai,

– Trên cạn nơi ẩm ướt: ốc sên

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

– Ốc sên tự vệ bằng cách nào?

– Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên?

Lời giải:

– Tự vệ bằng cách chui vào vỏ cứng.

– Vì vỏ trứng ốc sên mềm → đào lỗ để bảo vệ trứng khỏi va chạm cơ học và sự tấn công của kẻ thù.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 67: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

– Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: đuổi bắt mồi và rình mồi tại chỗ [đợi mồi đến để bắt]

– Mực phun chất lỏng màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không?

Lời giải:

– Mực săn mồi bằng cách rình mồi một chỗ. Thưởng nấp mình ở nơi nhiều rong rêu, bắt mồi bằng 2 tua dài và dùng các tua ngắn đưa mồi vào miệng.

– Để tự vệ là chính. Hỏa mù mực làm tối đen cả 1 vùng → che mắt kẻ thù, làm cho mực có đủ thời gian để chạy trốn. Do số lượng thị giác của mực lớn nên nó vẫn có thể nhìn được → tìm phương hướng và chạy trốn an toàn.

Bài 1 [trang 67 sgk Sinh học 7]: Em thường gặp ốc sên ở đâu ? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?

Lời giải:

– Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển.

– Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn để giảm ma sát. Khi chất nhờn khô để lại các vệt màu trắng bạc trên lá cây.

Bài 2 [trang 67 sgk Sinh học 7]: Nêu một số tập tính ở mực.

Lời giải:

Một số tập tính của mực:

– Săn mồi bằng rình bắt hoặc đuổi bắt.

– Phun chất lỏng màu đen để tự vệ.

– Chăm sóc trứng và bảo vệ con non: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển. Khi con non trưởng thành sẽ rời mẹ để tự kiếm ăn.

  • Mực, bạch tuộc sống ở biển, bơi lội tự do
  • Sò sống vùi mình trong cát
  • Ốc sên sống trên cạn, ăn thực vật và có hại cho cây trồng
  • Ốc vặn sống trong ao hồ, ruộng

Thân mềm có hệ thần kinh phát triển hơn Giun đũa, hạch não phát triểnlà cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển

1. Tập tính đẻ trứng ở ốc sên

  • Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng

2. Tập tính ở mực

  • Bắt mồi và đưa vào miệng bằng tua miệng
  • Phun hỏa mù từ túi mực khi bị tấn công

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 67 - sgk Sinh học 7

Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên đế lại dấu vết trên lá như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Nội dung quan tâm khác

Trắc nghiệm sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác

- Đặc điểm của từng đại diện:

+ Ốc sên: lớp vỏ xoắn ốc, không đối xứng, di chuyển chậm chạp

+ Mực: sống bơi lội ở biển, di chuyển vằng tua và vây bơi, mắt lớn

+ Bạch tuộc: sống ở biển, có 8 tua, mai lưng tiêu giảm

+ Sò: có 2 mảnh vỏ, sống chui rúc ở đáy biển

+ Ốc vặn: vỏ ốc xoắn dài, con non phát triển trong khoang áo ốc mẹ

- Kết luận:

+ Ngành thân mềm có số loài rất lớn [khoảng 70 nghìn loài] lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới.

+ Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ.

+ Một số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền

+ Mực, bạch tuộc có lối sống tự do, săn mồi tích cực

Hệ thần kinh của thân mềm phát triển và tập trung, hạch não phát triển. Mực có hộp sọ để bảo vệ não.

→ Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển

1. Tập tính đẻ trứng ở ốc sên

- Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng → bảo vệ trứng không bị động vật khác ăn, nhờ nhiệt độ trong đất cho trứng nở

2. Tập tính ở mực

- Mực săn mồi bằng 2 cách: đuổi bắt mồi và rình bắt mồi một chỗ

+ Đuổi bắt mồi: mực xác định con mồi, đuổi theo và dùng tua dài bắt lấy con mồi

+ Rình bắt mồi: mực lặn trong rong rêu đợi mồi, dùng tua dài bắt lấy mồi

- Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù để trốn. Hỏa mù mặc phun ra che mắt động vật khác, còn mực di chuyển ngược lại

Xem thêm Soạn Sinh 7: Bài 19. Một số thân mềm khác

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 19. Một số thân mềm khác trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.

- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

Tổng hợp lý thuyết Sinh 7 Bài 19 ngắn gọn

I. MỘT SỐ ĐẠI DIỆN

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn [khoảng 70 nghìn loài] lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới. Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền [con hà].

Sau đây là các đại diện thường gặp:

II. MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA THÂN MỀM

Hệ thần kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt, hạch não phát triển. Mực có “hộp sọ” [bảo vệ não] là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sống. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.

1. Tập tính của ốc sên

- Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng.

+ Ốc sên đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó. Ốc sên con ra đời sau vài tuần.

+ Ốc sên đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

- Ốc sên tự vệ:

Ốc sên bò chậm chạp không chạy trốn được sự tấn công của kẻ thù nên ốc sên tự vệ bằng cách rụt mình vào vỏ ốc. Nhờ lớp vỏ cứng chắc mà kẻ thù không cách nào ăn được phần thân mềm của chúng.

2. Tập tính của mực

- Tập tính săn mồi

Mực rình mồi bằng cách giấu mình trong rong rêu, rồi bắt mồi bằng tua dài. Tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng.

- Tập tính tự vệ

Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù từ túi mực để làm mờ mắt kẻ thù, để trốn chạy.

Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 19 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Tìm các đại diện thân mềm tương tự mà em gặp ở địa phương.

Trả lời:

Ốc sên, ốc vặn, ốc nhồi, ốc bươu, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, ốc, hến.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Ốc sên tự vệ bằng cách nào?

- Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên?

Trả lời:

- Ốc sên tự vệ bằng cách thu thân mềm vào trong vỏ và đậy nắp lại.

- Tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên giúp giữ ấm cho trứng, bảo vệ trứng tốt hơn → tỉ lệ trứng được nở ra lớn hơn.

- Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: Đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ [đợi mồi đến để bắt].

- Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không?

Trả lời:

- Mực săn mồi bằng cách rình mồi một chỗ.

- Mực phun chất lỏng có màu đen để tự vệ. Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực vẫn có thể nhìn thấy phương hướng để trốn chạy.

Câu 1 trang 67 Sinh học 7: Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?

Trả lời:

- Thường gặp ốc sên ở những nơi rậm rạp nhiều cây cối, ẩm ướt.

- Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhày để làm giảm ma sát nên sẽ để lại dấu vết màu trắng trên lá cây.

Câu 2 trang 67 Sinh học 7: Nêu một số tập tính ở mực.

Trả lời:

- Rình bắt mồi bằng tua miệng.

- Phun hỏa mù để trốn kẻ thù khi bị tấn công.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 19 hay nhất

Câu 1: Em thường gặp ốc sên ở đâu ? khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?

Trả lời:

Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để lai vết đó ở trên lá cây.

Câu 2: Vì sao xếp mực là đại diện bơi nhanh cùng ngành với đại diện ốc sên chậm chạp, ít hoạt động?

Trả lời:

   Tuy di chuyển nhanh chậm khác nhau, nhưng hai đại diện trên đều thuộc ngành thân mềm vì có đầy đủ các đặc điểm của ngành:

+ Thân mềm, cơ thể không phân đốt.

+ Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.

+ Có khoanh áo phát triển.

+ Có hệ thần kinh phân hoá

Trắc nghiệm Sinh 7 Bài 19 tuyển chọn

Câu 1: Ngành Thân mềm có bao nhiêu loài

a. 700 loài

b. 7000 loài

c. 70000 loài

d. 700000 loài

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn [khoảng 70 nghìn loài] lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới.

→ Đáp án c

Câu 2: Động vật thân mềm sống trên cạn

a. Bạch tuộc

b. Mực

c. Ốc sên

d. Sò

Thân mềm sống ở rất nhiều môi trường khác nhau, mực và bạch tuộc sống tự do, sò sống vùi mình trong cát, còn ốc sên sống trên cạn…

→ Đáp án c

Câu 3: Thân mềm nào gây hại cho con người

a. Sò

b. Mực

c. Ốc vặn

d. Ốc sên

Ốc sên ăn thực vật và có hại cho cây trồng của con người.

→ Đáp án d

Câu 4: Ở thân mềm, hạch thần kinh phát triển nhất là

a. Hạch lưng

b. Hạch bụng

c. Hạch não

d. Hạch hầu

Hệ thần kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt, hạch não phát triển.

→ Đáp án c

Câu 5: Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể

a. Sò

b. Ốc sên

c. Bạch tuộc

d. Ốc vặn

Bạch tuộc không có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể, chúng tự vệ bằng cách phun mực hay ngụy trang.

→ Đáp án c

Câu 6: Loài nào có tập tính đào lỗ đẻ trứng

a. Ốc vặn

b. Ốc sên

c. Sò

d. Mực

Ốc sên đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó. Ốc sên con ra đời sau vài tuần.

→ Đáp án b

Câu 7: Mực tự vệ bằng cách nào

a. Co cơ thể vào trong vỏ cứng

b. Tung hỏa mù để trốn chạy

c. Dùng tua miệng để tấn công kẻ thù

d. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được

Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù từ túi mực để làm mờ mắt kẻ thù, để trốn chạy.

→ Đáp án b

Câu 8: Thân mềm có tập tính phong phú là do

a. Có cơ quan di chuyển

b. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng

c. Hệ thần kinh phát triển

d. Có giác quan

Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.

→ Đáp án c

Câu 9: Thân mềm nào bảo vệ con trong khoang áo cơ thể mẹ.

a. Ốc sên

b. Ốc vặn

c. Mực

d. Bạch tuộc

Ốc vặn nước ngọt trứng phát triển thành con non trong khoang áo ốc mẹ.

→ Đáp án b

Câu 10: Động vật thân mềm nào sống đục ruỗng vỏ tàu thuyền

a. Con hà

b. Con sò

c. Con mực

d. Con ốc sên

Con hà sống bằng cách đục ruỗng vỏ các tàu thuyền.

→ Đáp án a

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 19. Một số thân mềm khác trong SGK Sinh học 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 7: Bài 19. Một số thân mềm khác

Video liên quan

Chủ Đề