Sữa bầu nào giúp con tăng cân nhanh năm 2024

Giữa những bữa chính thì hạt chính là sự lựa chọn cho những bữa xế hoặc đồ ăn vặt cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên ăn hạt thay cho những cốc trà sữa hoặc những đồ ăn vặt ít chất dinh dưỡng khác. Trong hạt chứa đạm và chất béo tốt xứng đáng cho câu hỏi ăn gì để vào em bé.

Ngoài ra các loại đậu cũng chứa rất nhiều chất như: chất xơ, đạm,… bên cạnh đó nó còn cung cấp canxi, kẽm. Trong đậu chứa chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ thai chuyển dạ kéo dài, sinh non, em bé nhẹ cân. Vậy nên mẹ hãy bổ sung thêm các loại đậu vào bữa ăn của mình nha.

Trái cây giàu vitamin C

Vitamin rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển của bánh nhau. Vitamin C còn giúp hấp thụ sắt trong thức ăn và duy trì miễn dịch khỏe mạnh cho mẹ bầu. Chất xơ trong hoa quả còn giúp mẹ ngăn ngừa táo bón và một số triệu chứng ở mẹ bầu.

Ngoài các hoa quả chứa vitamin C thì trái bơ cũng rất quan trọng với thai kỳ của mẹ bầu. Bơ chứa nhiều chất xơ, vitamin E và acid folic. Và theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ khuyến cáo thì mỗi ngày mẹ bầu cần nạp 400 microgram acid folic.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Các loại trái cây mùa hè không có lợi cho sức khỏe bà bầu

Thịt gà

Trong thịt gà chứa nhóm đạm thiết yếu cho cơ thể. Những nhóm chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh nhóm đạm thì thịt gà còn chứa rất nhiều sắt, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.

Ưu điểm của các loại cá là chứa rất nhiều chất béo tốt dưới dạng omega – 3 fatty acids. Chúng giúp phát triển trí tuệ và thể chất của em bé một cách hoàn thiện nhất. Ăn nhiều cá rất tốt vì chúng sẽ giúp thai nhi tăng cân.

Trứng

Trứng là một thực phẩm dồi dào chất đạm, vitamin A, D và đặc biệt là chứa nhiều khoáng chất acid folic và sắt. Trứng là một thực phẩm giúp thai nhi tăng cân tốt, ngoài ra chúng còn giúp cho màng nhau thai chắc khỏe và hạn chế dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên mẹ cần lựa chọn trứng có nguồn gốc rõ ràng và không nên ăn trứng sống.

Bồi bổ là điều khiến mọi phụ nữ đều quan tâm khi có thai, bên cạnh đảm bảo sức khỏe cho mẹ chuẩn bị cho kỳ vượt cạn thì dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Ngoài rau củ quả và canxi thì sữa không thể thiếu cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, không ít mẹ ngại uống sữa vì lo lắng đây chính là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân nhanh chóng. Vậy mẹ nên uống sữa thế nào để vừa bổ dưỡng vừa giúp thai nhi khỏe mạnh?

4 cách uống sữa giúp "vào con không vào mẹ"

Lựa chọn loại sữa bột ít béo

Đối với bà bầu bị nghén nghiêm trọng thì có thể chọn loại sữa bột có hàm lượng chất béo cao một chút để bổ sung đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, bù cho tình trạng mẹ bị nghén không ăn uống được.

Ngược lại, với người bình thường không bị nghén và có khẩu vị tốt thì nên chọn loại sữa bột ít béo để tránh lượng lipid dung nạp vào cơ thể quá nhiều mà gây tăng cân nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Uống sữa đừng thêm đường

Thông thường, sữa bà bầu có mùi vị không thơm ngon lắm, đôi khi có người còn cảm thấy khó uống và cho thêm đường như một giải pháp để dễ uống hơn. Tuy nhiên xét về cân nặng thì không khuyến khích chuyện này. Đường sẽ làm tăng nhiệt lượng, dễ khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, dẫn đến béo phì.

Mỗi ngày chỉ nên uống 2 ly sữa

Lượng dùng mỗi lần của mỗi nhãn hiệu sữa sẽ có phần không giống nhau, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ngoài bao bì. Thông thường, đa số bà bầu có thể uống 2 ly sữa mỗi ngày vào sáng và tối. Ngoài ra, mẹ đừng cảm thấy bản thân hơi gầy mà "cật lực" uống sữa, cái gì nhiều đều sẽ gây tác dụng phụ.

Không nhất thiết uống sữa quá sớm

Hầu như phụ nữ nào khi vừa biết tin vui đều bắt đầu nghĩ ngay đến chuyện mua sữa bà bầu uống. Kỳ thực điều này không nhất thiết, có thể đợi đến giữa thai kỳ rồi mới uống sữa cũng không ảnh hưởng gì. Bởi vì bước vào lúc này, thai nhi sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, cần nhiều dinh dưỡng hơn.

3 nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ béo phì

Mẹ thuộc thể chất dễ béo

Việc gì cũng có lý do của nó, chuyện béo phì trong thai kỳ cũng không ngoại lệ. Điều này có thể hiểu tại sao có người mang thai chỉ phát triển thai nhi mà không tăng cân quá nhiều ở người mẹ, nhưng có người lại "phát tướng" quá mức. Chính vì thể chất mỗi người không giống nhau nên dù uống sữa với liều lượng như nhau vẫn đem lại hai kết quả khác nhau đối với việc tăng cân của mẹ.

Ăn uống không khoa học

Nhiều người thường quan niệm rằng khi mang thai nghĩa là phải ăn cho cả hai người, và thai phụ ăn được càng nhiều thì càng tốt cho thai nhi. Đây là suy nghĩ không khoa học. Kỳ thực, khi mang thai, nếu như cả mẹ và bé đều phát triển về cân nặng quá mức chẳng những không có lợi mà còn gây tác dụng phụ, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, với những người may mắn không bị nghén khi mang thai cũng nên kiểm soát thực đơn hằng ngày của mình một cách hợp lý.

Thiếu vận động

Bà bầu thiếu vận động trong thai kỳ có nhiều lý do, bao gồm chuyện lo lắng động thai, hoặc do thể trọng tăng lên khiến mẹ mệt mỏi nên cũng lười hoạt động thể chất. Tình trạng ít vận động cộng với ăn uống vô tội vạ, song song với uống sữa nữa thì chuyện béo phì trong thai kỳ càng có cơ hội xảy ra nhiều hơn.

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn để vào con, không vào mẹ

- Rau xanh đậm: Những loại rau xanh đậm như rau bina, súp lơ xanh, các loại đỗ đậu... rất giàu acid folic tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, tránh những dị dạng bẩm sinh cho em bé. Acid folic cần được bổ sung từ giai đoạn trước khi thụ thai và cả trong khi mang thai, sau khi sinh và khi cho con bú.

Ngoài ra ăn nhiều rau xanh mẹ bầu sẽ được cung cấp đầy đủ chất xơ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu.

- Tinh bột: Mẹ bầu chỉ nên ăn 2-3 bát cơm/ngày. Buổi sáng ưu tiên ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức.

- Thịt: Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt bò, thịt heo, thịt gà. Tránh ăn thịt quá nhiều mỡ.

- Trái cây: Mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả để được cung cấp chất xơ, vitamin C. Những chất này giúp cho mẹ không bị táo bón, rối loạn tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Chị em có thể ăn hoa quả trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố.

- Cá: Cá là thực phẩm giàu chất đạm và bổ sung 1 lượng DHA cần thiết giúp bé phát triển trí não, thông minh hơn. Cũng giống như thịt, mỗi tuần mẹ bầu nên duy trì 2-3 bữa ăn với cá. Những loại cá dinh dưỡng, tốt nhất cho phụ nữ mang thai là cá hồi, cá mòi, cá trích, tránh ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Thi thoảng mẹ bầu cũng nên bổ sung các bữa hải sản khác như cua, tôm, ốc... để được cung cấp đầy đủ chất đạm, canxi.

- Uống sữa ít đường và các sản phẩm từ sữa: Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2-3 ly sữa và uống sau bữa chính khoảng 2-3 tiếng. Sữa tươi không đường hoặc ít đường sẽ tránh cho mẹ bầu khỏi bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Uống nhiều nước: Mỗi ngày phụ nữ mang thai phải bổ sung 2,5 – 3 lít nước [bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, nước canh…] để giúp cung cấp đủ nước ối khi sinh và đồng thời nó còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da dẻ luôn căng mịn.

- Trứng: Trứng gà ta rất bổ cho mẹ bầu, nhưng không nên ăn nhiều quá. Một tuần 3-4 quả là đủ. Ngoài ra, những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn để bé tăng trưởng nhanh hơn.

Chủ Đề