Sông ray ở đâu

Điểm du lịch sinh thái về nguồn thác Sông Ray: Cần được bảo tồn.

Thác Sông Ray [hay còn gọi là thác Xuân Sơn, thác Hòa Bình] nằm trên địa phận xã Sơn Bình [huyện Châu Đức] được nhiều người dân địa phương cũng như du khách các nơi biết đến là một thắng cảnh với địa hình tự nhiên độc đáo, không gian du lịch sinh thái đầy tiềm năng.

Thác nuớc Sông Ray trước đây.               Thác Sông Ray bây giờ - với các dãy
                                                                         đá cạn khô.

Dòng Sông Ray với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, vẻ đẹp hoang sơ của những ngọn thác nước, bến, hồ… được xem là “điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”; là con sông chảy ra cửa biển Lộc An – nơi đã ghi dấu bao chiến công oanh liệt của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu qua hai thời kỳ chiến tranh ác liệt. Nằm trên dòng chảy của con Sông Ray là một thác nước kỳ thú. Dân gian Châu Ro có câu: “Sông Ray bảy ngọn. Vực thẳm đầu con voi”. Từ bảy ngọn thác trắng xóa len giữa các ghềnh đá lớn, các lùm cây si, sanh tỏa ra và đổ xuống các vực sâu trông rất ngoạn mục và hoang dã. Cách đó chừng 200m là một hồ nước trong xanh soi bóng những rặng cây hai bên bờ rất nên thơ.

Trên cơ sở bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, sinh cảnh và nguồn nước, thác Sông Ray từ những năm trước đã nằm trong kế hoạch dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại… của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo dự kiến kế hoạch, để góp phần phát triển và làm phong phú thêm loại hình du lịch của tỉnh thì trong tương lai khu du lịch thác Sông Ray sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn của du khách với nhiều hạng mục, công trình phục dựng rất quy mô và đầy sắc thái tại nơi đây. Tuy nhiên, thời gian gần đây con sông ngày nào nước trong veo quanh năm, những ngọn thác đổ xuống bạc trắng tuyệt đẹp… giờ đã “biến” mất, trơ lại nhiều ổ nước đục ngầu, tù đọng trong những hốc đá; các ghềnh đá lớn chỏng chơ, khô khốc trườn mình dưới nắng gió. Một số cây xanh cổ thụ, nhiều tổ đá to, đẹp đã bị lấy đi, chưa kể đến những kẻ “săn cảnh” [đá, cây] luôn rình rập. Đã vậy, do không có ai quản lý nên nhiều người thiếu ý thức đến đây tổ chức ăn uống, nấu nướng, xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh cảnh quan khu vực thác…

Những hình ảnh phản cảm trên đây đã gây ấn tượng không tốt cho nhiều khách gần xa khi đến tham quan tại thác Sông Ray. Vì vậy, thác Sông Ray rất cần sự chung tay bảo quản, gìn giữ của mọi người, mọi ngành, mọi giới. Chính quyền địa phương và các cấp, ngành chức năng cần có giải pháp về công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại khu vực thác; tổ chức quản lý, thường xuyên kiểm tra, xử lý; gắn pano, biển báo nghiêm cấm các hành vi thiếu ý thức; khuyến khích nâng cao ý thức trách nhiệm bảo quản, gìn giữ môi trường, không gian sinh cảnh tự nhiên… đối với mọi người dân.

Nguồn: //baobariavungtau.com.vn.

Tỉnh thành VN > Đồng Nai > Huyện Cẩm Mỹ > Xã Sông Ray

Xem thêm:


Cầu Sông Dinh - xã Sông Ray

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Sông Ray, Cẩm Mỹ - Đồng Nai

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Sông RayXã Sông Ray H.Cẩm Mỹ
STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1HDBankChi nhánh Sông RayẤp 5, xã Sông Ray, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
2AgribankPhòng giao dịch Sông RayTổ 12, Ấp 1, Xã Sông Ray, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankẤp 1- Sông RayẤp 1, Xã Sông Ray, Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Thông tin về Xã Sông Ray, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Xã Sông Ray, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sông Ray, Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Hồ Sông Ray nhìn từ bờ hồ phía đông bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng

Ở địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu, một ngày đến với hồ Sông Ray, chúng tôi chỉ đủ thời gian đi khám phá ba khu vực hồ, tương ứng với ba hướng khác nhau cùng với những góc nhìn thú vị riêng có.

Mùa khô, mực nước trong hồ giảm xuống gần nửa, nhiều nơi nước cạn để lộ những “đảo đất” màu nâu đỏ với những hình dạng và đường nét kỳ lạ đến ngỡ ngàng.

Hình thành bởi con đập ngăn dòng sông Ray, hồ chứa nước nhân tạo Sông Ray [xây dựng năm 2005, hoàn thành 2011] rộng đến 2.503ha nằm trên địa phận hai tỉnh Đồng Nai [huyện Cẩm Mỹ] và Bà Rịa - Vũng Tàu [huyện Châu Đức và Xuyên Mộc].

Do những dãy đất ven hồ cùng những mô, đụn đất trong lòng hồ có cấu tạo rất mềm, nước rút xuống đến đâu sóng nước xâm thực đến đó, tạo ra những đường thẳng song song như từng bậc thang xếp chồng lên nhau một cách đồng đều, trông rất ngoạn mục.

Đi trên những dãy đất từng nằm dưới lòng hồ ai cũng ngạc nhiên khi thấy vô số vỏ hến nằm phơi mình trong nắng. Mỗi bước chân qua đều chạm vào hến.

Hến chết bám đầy trên những phiến đá, gốc cây hoặc nằm la liệt như trải thảm trên mặt đất ven bờ và trên lòng hồ. Và ở những nơi còn nước, cả một “thế giới” hến vẫn đang vẫn sinh sôi, làm nên điều đặc biệt cho hồ Sông Ray - nơi được xem là nơi “định cư” lý tưởng của loài hến với mật độ dày đặc và trữ lượng lớn.

Mùa hến ở hồ Sông Ray kéo dài từ tháng 12 cho đến đầu mùa mưa hằng năm. Nhiều năm nay, nghề khai thác hến đã mang lại nguồn thu tốt cho nhiều người dân địa phương. Hến hồ Sông Ray đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong vùng, được nhiều người ưa chuộng.

Sau một ngày khám phá, chúng tôi mang về nhà những ký hến mua bên đầu cầu Sông Ray, gần bên đập.

Bữa ăn sau chuyến đi với những món được chế biến từ hến hồ Sông Ray tuyệt ngon, gợi nhớ những điều kỳ thú vừa bắt gặp trong chuyến khám phá lòng hồ, để rồi tự dặn lòng rằng sẽ còn quay trở lại nơi này.

Hồ Sông Ray nhìn từ đập tràn, hướng đông của hồ, thuộc xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Một góc hồ Sông Ray nhìn từ bờ hồ phía tây nam thuộc xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Một đôi mũi đất do sóng nước “gọt giũa” thành hình dáng như ruộng bậc thang - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Một đụn đất nhỏ có hình dáng chiếc tàu - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Cận cảnh một "tác phẩm" do sóng nước hồ Sông Ray để lại hình dáng như khán đài sân vận động - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
“Hoa hến” - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Hến hồ Sông Ray bám dày đặc trên tảng đá, gốc cây - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Một dãy đất đầy vỏ hến, phần màu trắng li ti là những vỏ hến nằm ngửa - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Một phụ nữ đang cào hến trên hồ Sông Ray - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Tháp điều tiết nước hồ Sông Ray - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Đập hồ Sông Ray - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng

Thông tin cho bạn 

Hồ Sông Ray nằm cách TP Bà Rịa khoảng 37km về hướng đông bắc. Từ TP Bà Rịa, đi theo quốc lộ 56 đến vòng xoay thị trấn Ngãi Giao [huyện Châu Đức] rẽ phải qua đường Lê Hồng Phong, rồi đi thẳng theo đường Ngãi Giao - Hòa Bình.

Đến xã Xuân Sơn [vị trí gần giáp xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc] rẽ trái vào đường Đội 11 khoảng 1km sẽ đến đập hồ Sông Ray. Từ đây có thể đi một vòng khám phá hướng tây nam của hồ.

Muốn khám phá hướng đông bắc hồ Sông Ray [địa phận huyện Xuyên Mộc], trở ra đường cũ Ngãi Giao - Hòa Bình, tiếp tục đi đến ngã ba Hòa Bình rồi rẽ trái theo đường tỉnh 328. Trên đoạn đường này, ở khu vực chợ Hòa Hưng có nhiều đường ngang có thể rẽ vào hồ.

Lưu ý: Ngoại trừ khu vực đập hồ Sông Ray, các khu vực còn lại, càng vào gần hồ, đường đi càng gập ghềnh với đất đá và dốc, xuyên qua những vườn điều và tiêu rộng lớn, vắng vẻ.

NGUYỄN THIÊN ĐĂNG

Video liên quan

Chủ Đề