Tại sao lại bị nấc liên tục

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Thông thường, nấc cụt không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc. Tuy nhiên, có một số  trường hợp nấc cụt là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như: viêm dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hóa, ung thư phổi, suy thận và viêm não.

Nấc cụt là biểu hiện thông thường, xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Nếu bị nấc cụt thường xuyên, tái diễn nhiều lần và kéo dài nhiều giờ thì hãy đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.

Nấc cụt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi dây thần kinh phế vị dẫn truyền thông tin từ bụng lên não bị kích thích và đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần trong cuộc đời. Mỗi đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 - 2 ngày và tần số nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2 - 60 lần mỗi phút, có những trường hợp kéo dài nhiều năm. Nếu nấc cụt chỉ diễn ra từ vài phút đến trong vòng 24 giờ thì đây là hiện tượng bình thường, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào, tuy nhiên có nhiều phương thức dân gian điều trị tại nhà hay còn được gọi là mẹo được áp dụng để rút ngắn thời gian nấc cụt. Nhưng khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.

Có nhiều trường hợp tự phát sinh nấc cụt do: thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn... Một số trường hợp sử dụng thuốc lá hoặc một số loại khói thuốc khác như ma túy, có thể gây ra ho và gây ra nấc cụt, thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, do một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh như: heroin, morphine hay do thiếu vitamin.

Trào ngược axít dạ dày - thực quản

Thông thường, hiện tượng nấc cụt xuất hiện khi chúng ta nuốt thức ăn quá nhanh hoặc lượng không khí bị nuốt vào dạ dày quá nhiều, nhưng những cơn nấc cụt này hiếm khi kéo dài quá 1 phút.

Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải. Tuy nhiên, nấc cụt là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó, nhất là khi nấc cụt có kèm các biểu hiện khác như đau, sốt, thở nhanh. Do đó, khi thấy xuất hiện những cơn nấc cụt dai dẳng kéo dài hơn 48 giờ, phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời vì các bệnh sau đây có thể gặp nếu bị nấc cụt kéo dài.

Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt

Trào ngược axít dạ dày - thực quản:

Khi bị trào ngược axít trong dạ dày-thực quả, người bệnh bị đầy hơi và ợ nóng sẽ kích thích cơ hoành gây ra nấc. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngoài bị nấc cụt còn có các dấu hiệu như đau dạ dày hoặc tức ngực.

Tổn thương thần kinh:

Khi bị tổn thương thần kinh phế vị gây ra bởi các vấn đề có liên quan đến cổ, họng, ngực và bụng hay khối u đều có thể khiến cơ hoành co cứng dẫn đến nấc cụt liên tục.

Đột quỵ:

Khi bị nấc cụt kéo dài thì một trong những cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe chính là cảnh báo nguy cơ đột quỵ. Mặc dù, các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao nhưng trong một số trường hợp đột quỵ thường bắt nguồn từ phần sau của não và ở đây có mối liên hệ với các cơn nấc. Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt nhưng đôi khi do cơn nấc cụt quá nặng cho nên nó làm lu mờ các dấu hiệu khác.

Các bệnh về thận:

Hẳn sẽ rất bất ngờ khi nói những cơn nấc cụt lại là dấu hiệu cảnh báo bộ phận thải độc trong cơ thể đang bị suy yếu. Nếu nấc cụt có kèm theo co giật cơ, khát nước quá mức, da nhợt nhạt xanh xao, đó chính là có bệnh lý ở thận cho nên phải đi khám ngay

U não:

Tuy hiếm gặp nhưng khi bị nấc cụt kéo dài cũng thường là dự báo tình trạng bị u não

Mang thai:

Dù ít có bằng chứng khoa học cho thấy sự liên quan giữa việc mang thai và nấc cụt nhưng nhiều phụ nữ đã lên tiếng khẳng định họ biết mình có thai nhờ vào dấu hiệu bị nấc. Có thể sự do sự thay đổi hoóc-môn và tình trạng stress đã dẫn đến những cơn nấc do căng thẳng.

Khi đã tìm được nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị nấc cụt sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nhưng nếu không tìm được nguyên nhân thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn vì khi đó chỉ điều trị triệu chứng nấc. Tuy nhiên, trong những lần bị nấc cụt đầu tiên có thể không cần phải điều trị mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh, uống từ từ từng ngụm hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền, đấm bốc cũng có thể làm giảm nấc cụt. Việc điều trị nấc cụt nhất thiết phải được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ cho nên người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị.


Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường do não bị kích thích, mỗi cơn nấc cụt thường chỉ kéo dài từ 5 - 10 phút song vẫn có trường hợp cá biệt kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Dù không nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe khó chịu và e ngại. Áp dụng những cách chữa nấc cụt hiệu quả sau đây để loại bỏ nhanh tình trạng này.

1. Tại sao bạn bị nấc cụt?

Trước khi tìm hiểu về các cách chữa nấc cụt nhanh và hiệu quả, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nấc xuất hiện khi cơ hoành và các cơ giữa xương sườn bị co giãn bất ngờ, khiến không khí tràn vào phổi đột ngột, dây âm thanh bị đóng lại gây ra âm thanh nấc cụt đặc trưng.

Nấc cụt có thể xảy ra với bất cứ ai

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm:

1.1. Dạ dày giãn căng

Tình trạng nấc cụt thường xuất hiện sau khi bạn ăn no, nhất là uống nhiều đồ uống có gas khiến dạ dày bị giãn căng nhanh chóng. Kết quả là những cơn nấc cụt ngắn xuất hiện, thường kéo dài không quá 48 giờ.

1.2. Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến nấc cụt hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nhiệt độ lạnh đột ngột khiến thần kinh bị kích thích cùng với sự co giãn của cơ hoành bất thường dẫn đến nấc cụt.

1.3. Căng thẳng

Dù chưa tìm được mối liên hệ rõ ràng song thực tế rất nhiều trường hợp vì quá căng thẳng trước một sự kiện đặc biệt dẫn đến những cơn nấc cụt.

Căng thẳng có thể gây ra tình trạng nấc cụt

1.4. Phẫu thuật

Những người sau khi phẫu thuật ở vùng bụng và ngực thường dễ bị nấc cụt hơn do thần kinh hoành, thần kinh phế vị dễ bị kích thích hơn.

Với những nguyên nhân trên, có thể thấy nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nấc cụt kéo dài chắc chắn sẽ gây không ít khó chịu, thậm chí ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Việc tác động làm giãn cơ hoành sẽ giúp loại bỏ cơn nấc cụt.

2. Cách chữa nấc cụt hiệu quả nhanh chóng

Có rất nhiều mẹo đơn giản nhưng chữa nấc cụt hiệu quả nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng khi tình trạng này xuất hiện.

2.1. Bịt hai tai để chữa nấc cụt

Đây là một trong những cách đơn giản nhất, khi bịt chặt hai tai bằng hai ngón tay trỏ với lực vừa phải. Sau khoảng 3 phút, cơn nấc cụt sẽ biến mất, bạn có thể kết hợp uống vài ngụm nước lạnh để tăng hiệu quả.

Cơ chế của cách chữa nấc cụt này là tác động để kích thích dây thần kinh phế vị, từ đó làm ngừng nấc cụt.

Bịt hai tai là cách chữa nấc cụt hiệu quả, đơn giản

2.2. Hít thở thật sâu

Nếu nấc cụt xuất hiện khi bạn đang trong một sự kiện quan trọng hay đang đi ngoài đường, hãy bình tĩnh và hít thở thật sâu. Cùng với đó, đẩy sự tập trung của bạn vào một suy nghĩ nào đó, tiếp tục lấy hơi, hít vào thật sâu và giữ khí trong phổi 10 - 15 giây. Sau đó thở ra thật mạnh, lặp lại động tác này vài lần.

Cách này sẽ tác động làm căng cơ hoành, ngăn nhịp co thắt đột ngột của cơ này và từ đó cơn nấc cụt cũng biến mất.

2.3. Uống nước chữa nấc cụt

Chắc hẳn rất nhiều người đã biết đến cách chữa nấc cụt này, bạn uống một hơi nhiều nhưng nuốt từng ngụm nhỏ liên tục. Theo cách này, việc uống nước sẽ tạo nhịp co thắt thực quản đều đặn, đè và ngăn cơ hoành co thắt đột ngột. Tuy nhiên cách này có thể không hiệu quả ngay mà bạn phải thử nhiều lần mới có thể loại bỏ nấc cụt hoàn toàn.

Cùng với việc uống nước, bạn dùng hai ngón tay ép lực vào động mạch cổ sau với cường độ tăng dần. Đến khi có cảm giác tức thì giảm lực ép, đưa người ra phía trước và uống nước. Cách này sẽ giúp chèn ép dây thần kinh quặt ngược, từ đó giảm co thắt cơ hoành.

2.4. Dùng đá lạnh chữa nấc cụt

Ngậm viên đá lạnh là cách chữa nấc cụt hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Nhiệt độ lạnh từ nước đó khi bạn nuốt xuống sẽ làm dịu dây thần kinh đang bị kích thích, từ đó giảm co thắt đột ngột cơ hoành.

Bạn có thể nhờ người khác chà đá lên mặt đột ngột để khiến bạn dừng nấc cụt nhanh chóng hơn. Nếu viên đá quá lạnh, hãy bọc trong lớp vải mỏng trước khi đưa lên mặt chà áp.

Thìa đường ngọt có thể làm cơn nấc cụt biến mất

2.5. Chữa nấc cụt với đường

Mẹo dân gian chữa nấc cụt với đường này được rất nhiều mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ bởi vị ngọt dễ chịu khiến trẻ yêu thích, giảm sự tập trung vào cơn nấc. Bên cạnh đó, vị ngọt của đường sẽ kích thích lên niêm mạc vùng hầu họng, từ đó gây gián đoạn xung động thần kinh loại bỏ cơn nấc.

Nếu không có đường, bạn có thể thay thế bằng một thìa giấm, mật ong hoặc nhai bánh mì khô cũng có hiệu quả tương tự.

2.6. Phản ứng sợ hãi bất ngờ làm biến mất cơn nấc cụt

Mặc dù khó tin nhưng phản ứng sợ hãi lại là cách có tác dụng nhanh chữa cơn nấc cụt. Bạn chỉ cần một đoạn phim kinh dị, hành động nhanh hoặc một tình huống bất ngờ khiến bạn phân tâm, cơn nấc cụt cũng sẽ biến mất không dấu vết.

Bạn có thể nhờ người xung quanh kể một câu chuyện hoặc hướng sự chú ý của bạn vào sự kiện khác, cơn nấc cụt cũng nhanh hết. Cách này được rất nhiều người áp dụng và đem đến hiệu quả tốt, kể cả các trường hợp nấc cụt kéo dài và thất bại với những cách khác.

3. Cẩn thận với nấc cụt kéo dài

Hiện tượng nấc cụt sinh lý sẽ dễ khắc phục bằng các biện pháp đơn giản trên, tuy nhiên nếu đã áp dụng tất cả nhưng nấc cụt vẫn tiếp tục xảy ra thì cần lưu ý. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra nấc cụt kéo dài là do tổn thương dây thần kinh nối với cơ hoành do: chấn thương, đau họng, bướu cổ, u nang ở cổ,…

Cẩn thận nấc cụt kéo dài do bệnh lý

Đôi khi nấc cụt kéo dài là do những bệnh lý như: viêm não, viêm màng não, tiểu đường, suy thận hoặc dùng thuốc an thần,… Các trường hợp kéo dài và không thể trị khỏi nấc cụt bằng các biện pháp trên, hãy đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân. Nhất là khi nấc cụt đi kèm với các triệu chứng bất thường như: nôn mửa, khó thở, sốt, đau dạ dày,…

Hầu hết nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường nên bạn cũng đừng quá lo lắng khi nấc cụt xuất hiện kể cả ở trẻ nhỏ hay người già. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề