Sư tử đánh dấu lãnh thổ bằng cách nào năm 2024

Hướng dẫn viên Steyn Jacobsohn chứng kiến trận chiến khốc liệt của sư tử trong khu bảo tồn thiên nhiên Mjejane, Nam Phi, hôm 18/7. Jacobsohn cùng các du khách phát hiện ba con sư tử đực lớn trong lúc tham quan khu bảo tồn và bám theo chúng. Họ thấy bầy sư tử chạy loanh quanh, đánh hơi và đánh dấu ở khu vực gần hồ nước. "Tôi nói với các vị khách rằng sư tử đang tìm kiếm thứ gì đó, không phải thức ăn. Có lẽ một con sư tử khác đã xuất hiện trong lãnh thổ của chúng", Jacobsohn cho biết.

Một lát sau, đoàn tham quan thấy bầy sư tử đuổi theo một con đực trẻ. Chúng chạy xuyên qua một đàn voi, khiến những sinh vật to lớn giật mình và phản ứng bằng cách xua đuổi toàn bộ sư tử. Sau khoảng 5 phút, trận chiến giữa những kẻ săn mồi nổ ra bên bờ hồ.

Cuộc chiến kéo dài tới gần 3 tiếng. Những con sư tử trưởng thành liên tục cắn và cào con đực nhỏ, kể cả khi nó đã bị thương và trở nên mệt mỏi. Voi và hà mã nhiều lần xua đuổi bầy sư tử, giống như muốn bảo vệ kẻ yếu khỏi kết cục thảm khốc nhất, Jacobsohn cho biết. Tuy nhiên, ba con đực trưởng thành vẫn liên tục quay lại tấn công đối thủ. Cuối cùng, chúng bỏ đi sau khi đã khiến kẻ xâm phạm bị thương nặng.

"Sư tử nhỏ chịu vết thương nặng, gãy lưng và không thể qua khỏi. Sang ngày hôm sau, nó trở thành thức ăn cho kền kền", Jacobsohn kể lại. Anh cũng chia sẻ, đoàn tham quan vừa hứng thú vừa đau lòng khi chứng kiến sức mạnh và sự gan góc của sư tử.

Sư tử châu Phi (Panthera leo) phân bố chủ yếu ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Đây là loài mèo duy nhất trên thế giới sống theo đàn. Sư tử cái là những thợ săn chính, con mồi gồm linh dương, ngựa vằn, linh dương đầu bò và một số loài thú khác. Sư tử đực bảo vệ lãnh thổ của cả đàn. Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu và sẽ gầm lớn để cảnh cáo hoặc đánh đuổi những kẻ xâm nhập.

Trong đoạn video được ghi lại, có thể thấy con sư tử dũng cảm tìm cách chống đỡ trong sự bất lực, và không hề có "phép màu" nào với nó vì đối thủ quá đông và mạnh mẽ. Khắp thân thể nó là những vết thương rỉ máu.

Khi quan sát kĩ, có thể thấy rằng những con sư tử đực thống trị đã áp dụng chiến thuật cực kỳ hiệu quả để hạ gục kẻ địch mà ít nhận lại thương tích nhất.

Chúng bao vây con mồi từ 2 phía. Sau đó, khi một con sư tử thu hút sự chú ý, đồng đội của nó ngay lập tức lao vào tấn công từ phía sau, tập trung vào phần lưng - cũng là nơi có những đốt xương sống của con mồi.

Chính bởi những cú tấn công chí mạng vào đốt sống đã khiến con sư tử ngoại lai gần như bị tê liệt phần thân sau, và không thể cử động một cách bình thường.

Điều này đồng nghĩa với việc nó đã đón nhận thất bại trong cuộc chiến giành quyền cai trị.

Sư tử đánh dấu lãnh thổ bằng cách nào năm 2024

Trước khi loài người thống trị trên "hành tinh xanh", thì sư tử chính là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ nhất, hơn bất kỳ loài động vật có vú trên đất liền.

Từ thực tế này, dễ thấy sư tử là giống loài mặc dù sống theo bản năng, nhưng vẫn có những quy tắc và lối sống đặc thù.

Cụ thể, sư tử có xu hướng thích đồng cỏ và thảo nguyên, gần các con sông và rừng cây mở với những bụi cây. Mặc dù là loài thú họ mèo, nhưng chúng không sống trong rừng nhiệt đới và hiếm khi vào rừng kín giống như loài báo.

Vùng lãnh thổ bị chiếm giữ bởi một đàn sư tử được chúng coi là "vương quốc". Trong đó, các con đực gắn liền với một đàn có xu hướng đi bao quanh để tuần tra lãnh thổ của chúng. Trong khi những con cái và con non sẽ ở phần trung tâm.

Sư tử đánh dấu lãnh thổ bằng cách nào năm 2024

Sư tử đực cũng thường kết hợp với nhau để tạo thành một "liên minh" , gồm ba hoặc bốn cá thể thể hiện một hệ thống phân cấp rõ rệt, trong đó một con đực sẽ lãnh đạo những con khác.

Cũng có những con sư tử đực chủ động tách khỏi đàn vì một lý do nào đó. Chúng thường đi lang thang, tìm lãnh thổ cho riêng mình, hoặc chiếm lấy vùng lãnh thổ của bầy khác.

Khi một con sư tử đực mới chiếm lấy một đàn, những con sư tử ở độ tuổi vị thành niên - cả đực và cái - có thể bị đuổi đi, hay thậm chí là sát hại.

Điều thú vị là những con sư tử thường ít khi chủ động tấn công con người, trừ khi cực kỳ khan hiếm thức ăn, hoặc do chúng là những con sư tử đã già và không còn khả năng săn đuổi.

Ngoài ra, sư tử cũng sẽ tấn công nếu như con người vô tình xâm phạm lãnh thổ của chúng. Tuy nhiên, đây được xem là hành động tự vệ, hơn là tấn công có chủ đích.

Con báo hoa mai đang tuần tra lãnh thổ thì lạc vào lãnh địa của một con sư tử cái, nếu không nhanh chân có lẽ nó đã mất mạng.

Sư tử đánh dấu lãnh thổ bằng cách nào năm 2024

Con báo hoa mai ung dung dạo bước trên vùng lãnh thổ mà nó cai trị, thi thoảng nó lại tìm cách đánh dấu lãnh thổ bằng mùi nước tiểu của mình. Không may cho con báo hoa mai là nó đã đánh dấu lãnh thổ trong lãnh địa của một con sư tử cái.

Con sư tử cái cất lên một tiếng gầm lớn rồi bất ngờ lao vào con báo hoa mai từ trong bụi rậm. Phản ứng nhanh nhẹn đã giúp con báo hoa mai né được đòn tấn công của sư tử cái. Và lẽ dĩ nhiên nó lập tức cao chạy xa bay để bảo toàn mạng sống.

Báo hoặc sư tử đều có những quy ước trong nội bộ loài với nhau về việc phân chia lãnh thổ và cũng chính là phạm vi săn mồi của chúng. Tuy nhiên, việc phân chia này là không đồng nhất giữa các loài động vật săn mồi. Chính vì thế mà con báo hoa mai đã đánh dấu lãnh thổ trên vùng đất mà con sư tử cái cai quản. Và thật không may là nó lại làm việc này trước mắt con sư tử cái.

Công Hiếu (t.h)

Cùng tác giả

Sư tử đánh dấu lãnh thổ bằng cách nào năm 2024

Bão tố nào bằng bão lòng?

Thứ 3, 09/02/2021 | 07:00

Những người làm báo dưới mái nhà Đời sống & Pháp luật đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 20 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (2/3/2001 - 2/3/2021)...