Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Trong quá trình sử dụng, hẳn là sẽ có đôi lần bạn gặp phải tình trạng máy tính không nhận USB, thẻ nhớ. Làm thế nào để khắc phục vấn đề trên?

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd
Chuyển chế độ hiển thị trong Control Panel sang Large icons

1. Troubleshooting Troubleshoot là tính năng có sẵn trên Windows, cho phép người dùng chẩn đoán và khắc phục nhanh các sự cố không rõ nguyên nhân. Đầu tiên, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập vào dòng lệnh control rồi nhấn Enter. Trong cửa sổ Control Panel, bạn kích vào nút View by ở góc phải và chọn Large icons > Troubleshooting. Tiếp theo, người dùng chỉ cần nhấp vào tùy chọn Configure a device tại mục Hardware and sound và làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi hoàn tất.

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd
Lựa chọn chế độ sửa lỗi phù hợp.

2. Cập nhật driver (trình điều khiển) USB

Nếu máy tính không nhận diện được USB hoặc thẻ nhớ, bạn hãy thử cập nhật trình điều khiển bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ dòng lệnh devmgmt.msc và nhấn Enter để mở cửa sổ Device Manager > Universal Serial Bus controllers.

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd
Cập nhật driver (trình điều khiển) hoặc gỡ bỏ để Windows tự động cài đặt lạ

Tại đây, bạn sẽ thấy xuất hiện những thiết bị bị lỗi hoặc không thể nhận diện, lúc này người dùng chỉ cần nhấn phải lên dòng chữ Unknown Devices và chọn Update Driver.

3. Thay đổi ký tự ổ đĩa Khi máy tính không thể gán ký tự ổ đĩa cho USB, thẻ nhớ, bạn sẽ không thể truy cập các tập tin bên trong. Để khắc phục, bạn hãy kết nối thiết bị vào máy tính, nhấn phải chuột vào My Computer (hoặc This PC) và chọn Manage > Disk Management.

Cùng tìm hiểu công dụng, nguyên nhân & cách khắc phục lỗi máy tính laptop không phát hiện được thẻ nhớ MicroSD

Mục lục bài viết

Thẻ nhớ được biết tới là phụ kiện có khả năng lưu trữ dữ liệu như hình ảnh, video và những tệp dữ liệu khác. Trong đó, những loại thẻ SD giống như cái tên của nó thường có kích thước lớn hơn MicroSD. Đôi khi laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD hoặc chỉ nhận thẻ SD vì một số lý do. Cùng cứu dữ liệu Võ Nguyễn tìm hiểu trong bài viết sau với Cứu Dữ Liệu.

Khái quát về tiêu chuẩn và tốc độ của thẻ nhớ MicroSD

Hiện nay, thẻ nhớ phổ biến được chia ra làm 3 loại đó là SD, MiniSD và MicroSD với các kích thước lưu trữ từ 2 - 512 GB. Khi cắm thẻ nhớ vào chân điện thoại thì tức khắc tự thẻ nhớ hoạt động mà bạn không cần phải làm thêm bất cứ thao tác gì cả. Nhìn chung, điện thoại cũng sẽ quét thẻ và nhận biết các thông tin cần thiết rồi sắp xếp chúng vào những thư mục, bạn có thể truy cập dữ liệu đó thông qua các ứng dụng quản lý tập tin.

Các định dạng MicroSD phổ biến

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Có 4 định dạng thẻ của nhớ MicroSD phổ biến hiện nay, trong đó bao gồm:

  • Định dạng SDHC lưu trữ dung lượng trên 2 GB tối đa 32 GB và đây cũng là loại định dạng phổ biến.
  • Định dạng SDXC lưu trữ dung lượng trên 32 GB tới 2 TB.
  • Định dạng SD sẽ cung cấp dung lượng chỉ từ 2 GB trở xuống.
  • Định dạng SDUC và cũng là một định dạng ra mắt gần đây. Nó có dung lượng nhớ lên tới 128 TB.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa SDHC và SDXC là dung lượng bộ nhớ. Đối với loại bộ nhớ SDHC, nó chỉ cho phép lưu trữ dung lượng tối đa 32 GB. Còn với SDXC, nó có khả năng lưu trữ tới 64 GB. Một số loại thẻ nhớ Micro SDXC cũng có thể lưu trữ lên tới 128 GB.

Các thẻ microSD được sử dụng linh hoạt hơn so với thẻ SD bởi chúng có kích thước nhỏ hơn. Chúng thường được sử dụng trong bộ nhớ của máy ảnh hay điện thoại thông minh và các loại máy chơi game… Cũng giống như thẻ SD, loại thẻ microSD cũng có tính năng đặc trưng đó là tương thích lùi. Người dùng có thể sử dụng thẻ microSD trong thiết bị mà chỉ hỗ trợ thẻ SD nhờ vào bộ chuyển đổi SD.

Người dùng cũng có thể nhận biết tốc độ của loại thẻ microSD khi nhìn vào mặt trước của thẻ. Bao gồm có 4 tốc độ thẻ nhớ phổ biến cùng với những ứng dụng phù hợp sau:

  • Tốc độ Class 4 (4 MB/s) phù hợp để quay phim chuẩn HD, truyền nguồn dữ liệu tốc độ thấp.
  • Tốc độ Class 10 (10 MB/s) cũng có khả năng quay phim chuẩn Full HD và truyền dữ liệu nhanh.
  • Tốc độ UHS Class 1 (10 MB/s) đặc biệt có dung lượng lưu trữ và truyền dữ liệu rất cao.
  • Tốc độ UHS Class 3 (30 MB/s) thích hợp để quay phim chuẩn 4K, nó cũng có đường truyền dữ liệu siêu nhanh.

Ưu nhược điểm của thẻ nhớ MicroSD

Dưới đây là một số ưu điểm cũng như nhược điểm của thẻ nhớ MicroSD mà người dùng nên biết để cân nhắc khi lựa chọn mua.

Ưu điểm

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Sử dụng thẻ nhớ MicroSD sẽ không cần kết nối Internet để có thể lưu trữ các dữ liệu.

Giá thành của một chiếc thẻ nhớ MicroSD sẽ rẻ hơn dịch vụ lưu trữ đám mây.

Có nhiều sự lựa chọn dung lượng như 8 GB, 16 GB, 32 GB, 64 GB và 128 GB để dễ dàng tăng cường không gian lưu trữ.

Có tính bảo mật tốt hơn đối với người dùng lưu trữ dữ liệu.

Thẻ MicroSD có thể tải tài liệu, xóa tài liệu hay sao chép tài liệu một cách dễ dàng.

Nhược điểm:

Khó khăn trong tìm kiếm tập tin cũng như quản lý những tệp file dữ liệu.

Hỏng thẻ nhớ MicroSD cũng có thể xảy ra đột ngột.

Cần cài đặt định dạng lại thẻ nhớ khi chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác và điều này làm cho dữ liệu trên thẻ sẽ bị mất.

Tìm hiểu về công dụng của khe cắm thẻ nhớ trên máy tính

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Mục đích của các khe cắm thẻ trên máy tính là để đọc dữ liệu từ thẻ nhớ điện thoại và máy ảnh. Thông thường, máy tính sẽ đều có hai khe cắm thẻ nhớ chính là thẻ SD và thẻ microSD. Vì vậy, nguyên nhân để dẫn đến máy tính không nhận thẻ nhớ microsd có thể do cắm sai khe nhận thẻ nhớ.

Với khe cắm thẻ SD, người dùng có thể dễ dàng sao chép và chỉnh sửa ảnh từ thẻ nhớ máy ảnh. Khe cắm thẻ microSD lại có hình dáng giống với các khe cắm ở trên máy nghe nhạc và điện thoại; giúp cho người dùng sao chép, đọc các dữ liệu trong thẻ nhớ một cách thật dễ dàng. Nếu như thiết bị chỉ có một khe cắm SD, người dùng cũng có thể sử dụng bộ chuyển đổi thẻ nhớ để tránh trường hợp là máy tính/laptop không nhận thẻ nhớ microsd.

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Có rất nhiều trường hợp dù là người dùng cắm thẻ nhớ MicroSD vào đúng khe song vẫn không xuất hiện tín hiệu rằng đã được kết nối. Câu hỏi đặt ra là tại sao laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD mặc dù đã cắm đúng vị trí?

Các nguyên nhân chính thường là do khe cắm bị lỗi hay do mất nhận dạng các ký tự thẻ nhớ. Tuy vậy, nguyên nhân nhiều người nghĩ tới đầu tiên chính là do máy tính không hỗ trợ driver. Bởi sau mỗi lần người dùng cài lại hệ điều hành, nhiều người dùng thường quên cài lại driver cho máy tính/laptop. Điều này sẽ làm cho thiết bị không thể kết nối tới các loại thẻ nhớ MicroSD hay cả SD được cắm vào.

Để kiểm tra rằng máy tính có thiếu driver hay không, người dùng chỉ cần nhấp chuột phải vào Computer. Tiếp theo hãy chọn Manage, tìm phần USB ở trong hộp thoại Device Manager. Nếu như máy tính đang trong tình trạng chưa được cài driver thì nó sẽ hiện lên biểu tượng cảnh báo có màu vàng.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp máy tính không kết nối thẻ nhớ không rõ nguyên nhân. Vậy nên, hãy lưu lại và tiếp tục theo dõi bài viết này để nắm được các cách khắc phục hiệu quả nhất!

Chia sẻ cách khắc phục khi laptop không nhận thẻ nhớ SD

Thẻ nhớ không nhận trên máy tính là một lỗi khá phổ biến và nó cũng thường xuyên xảy ra. Nếu như gặp phải trường hợp cắm thẻ nhớ MicroSD vào mà máy tính hay laptop vẫn không hiện tín hiệu kết nối thì bạn hãy thử ngay các cách khắc phục cực kỳ hiệu quả sau đây.

Kiểm tra lại khe cắm thẻ được trang bị trên máy tính

Như đã nói ở trên, việc bạn cắm nhầm thẻ SD vào khe cắm thẻ microSD tất nhiên sẽ làm cho máy tính không thể kết nối thẻ nhớ. Do đó, bạn hãy thử thẻ nhớ trên cả hai khe cắm để xem khe nào thích ứng được với thẻ.

Nếu cắm đúng khe vẫn không thể kết nối, hãy thử mượn ai đó thẻ nhớ cùng loại để thử. Cắm thử vào khe sau đó kiểm tra xem máy tính có nhận thẻ hay không. Nếu như vẫn không được tức là do khe cắm thẻ nhớ của máy tính đã có vấn đề. Trong trường hợp này, người dùng chỉ cần dùng đầu đọc thẻ nhớ sau đó cắm vào cổng USB để sử dụng. Sau đó, hãy mang máy tính đến những địa chỉ uy tín để được sửa chữa khe cắm cho kịp thời và an toàn.

Kiểm tra lại thẻ nhớ trên máy tính/laptop khác

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Việc laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD đôi khi là vì thẻ đã bị hư hỏng. Để kiểm tra vấn đề này, người dùng chỉ cần lắp thẻ nhớ vào laptop/máy tính hay điện thoại khác. Nếu như vẫn không thể kết nối được với những thiết bị khác thì chứng tỏ rằng thẻ nhớ đã bị hỏng.

Đồng thời, người dùng cũng nên cắm thử thẻ nhớ khác vào chiếc máy tính của mình. Nếu như nó vẫn hiển thị kết nối bình thường thì có lẽ càng chắc chắn lỗi là nằm ở thẻ nhớ trước đó. Khi đó, người dùng cần đến trung tâm uy tín để được chuyên viên tiến hành sao lưu và thay thế sang một thẻ nhớ mới.

Kiểm tra lại gạt khóa trên thẻ nhớ xem đã mở chưa

Hiện nay, có rất nhiều loại thẻ nhớ được thiết kế thêm khóa gạt nhở ở phía bên hông thẻ. Nếu thẻ bị khóa, máy tính/laptop sẽ không thể kết nối với thẻ hay chỉ nhận nhưng không chỉnh sửa được. Vì vậy, hãy kiểm tra xem rằng thẻ nhớ của bạn liệu có khóa không và bạn hãy gạt khóa trượt lên.

Vệ sinh thẻ nhớ MicroSD và đầu đọc thẻ

Thẻ nhớ cũng như đầu đọc thẻ bị bám bụi là nguyên nhân phổ biến khiến máy tính không thể nhận thẻ. Vì vậy, nếu laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD, người dùng cần rút nó ra sau đó dùng vòi xịt khí để loại bỏ bụi bẩn trên đầu đọc và cắm thử lại.

Đối với thẻ nhớ MicroSD, bạn hãy dùng một miếng bông thấm nước hay cồn rồi lau chùi nhẹ nhàng. Đồng thời, người dùng cũng nên sử dụng chổi quét chuyên dụng để có thể thổi hết bụi bẩn khỏi khe cắm thẻ. Bụi bẩn có lẽ là nguyên nhân làm giảm sự tiếp xúc nên bạn hãy vệ sinh thẻ nhớ, đầu đọc thẻ và khe cắm thẻ thường xuyên nhé!

Tiến hành thay đổi ký tự khác cho ổ đĩa thẻ nhớ

Một nguyên nhân nữa khiến thẻ nhớ và máy tính chưa thể kết nối với nhau cũng có thể vì tên thẻ trùng với những ổ đĩa trên hệ điều hành, hay do thẻ không được gán ký tự ổ đĩa. Để giải quyết được vấn đề này, người dùng chỉ cần thay đổi ký tự trong Disk Management theo những bước sau:

  • Bước 1: Cắm thẻ nhớ vào thiết bị máy tính rồi nhấp chuột phải tới biểu tượng This PC, sau đó chọn Manage.
  • Bước 2: Chọn mục Disk Management trong hộp thoại Storage, sau đó hãy nhấp chuột phải vào dòng Ổ đĩa USB. Tiếp theo hãy chọn Chang Drive Letters and Path (thay đổi ký tự ổ đĩa), và sau đó chọn Add.
  • Bước 3: Click chọn dòng Assign the following drive letter sau đó chọn ký tự tùy thích rồi ấn OK.

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Cập nhật lại trình điều khiển của thẻ nhớ MicroSD

Việc thiếu driver để đọc thẻ cũng gây ra vấn đề laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD. Để khắc phục, người dùng cần cập nhật lại driver thẻ nhớ với các thao tác sau:

  • Bước 1: Nhấp chuột phải tới biểu tượng windows rồi click chọn Device Manager rồi tìm đến mục USB đang hiện dấu chấm than màu vàng.
  • Bước 2: Click chọn chuột phải vào mục USB rồi chọn mục Update driver sau đó chọn Search automatically for drivers.

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Tiến hành định dạng (reset) lại thẻ nhớ điện thoại

Nếu laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD, người dùng có thể định dạng lại thẻ bằng cách lắp thẻ vào điện thoại. Bên cạnh đó, để bạn có thể kết nỗi dễ dàng thì nên xóa bớt các file ẩn ở trên thẻ nhớ. Bạn cần lưu ý rằng, cách này sẽ có thể khiến dữ liệu trên thẻ nhớ bị xóa đi; vì vậy hãy sao lưu lại dữ liệu trước khi bạn tiến hành làm mới về định dạng thẻ.

Kiểm tra lại đầu đọc thẻ ở trong BIOS

Đầu đọc thẻ đã bị tắt trong BIOS cũng là một nguyên nhân khiến cho máy tính không thể truy cập thẻ nhớ MicroSD. Bạn có thể thấy rằng BIOS hiển thị rất nhanh ở màn hình khởi động; hay bạn hãy lên Google rồi tìm kiếm phím chức năng để có thể vào BIOS trên máy tính/laptop của mình.

Hãy thực hiện theo các bước sau đây để bật đầu đọc thẻ trong BIOS:

  • Bước 1: Khởi động lại thiết bị máy tính và truy cập luôn BIOS bằng cách click chọn phím chức năng (có thể là F2 hay Delete…)
  • Bước 2: Khi bạn đã vào được BIOS, bạn cần tìm tới phần có liên quan tới bộ nhớ hay thiết bị như Card Reader hoặc là SD Reader.
  • Bước 3: Nếu bạn thấy nó chưa được bật, bạn chỉ cần kích hoạt rồi ấn lưu và sau đó thoát ra khỏi BIOS.
  • Bước 4: Kiểm tra lại tất cả kết nối giữa máy tính/laptop với thẻ nhớ sau khi máy tính đã khởi động xong.

Tắt đi rồi kích hoạt lại đầu đọc thẻ

Một cách khá đơn giản giúp khắc phục tình trạng laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD là tắt đi rồi bật lại đầu đọc thẻ, bạn có thể thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Để mở ra cửa sổ Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Window + R . Ở cửa sổ lệnh, bạn hãy nhập devmgmt.msc sau đó nhấn OK.
  • Bước 2: Ấn vào mục Memory Technology rồi bạn nhấp đúp vào tên đầu đọc thẻ được xuất hiện ngay phía dưới.
  • Bước 3: Khi đó, màn hình máy tính/laptop sẽ chuyển sang tab Driver; người dùng tiến hành chọn Disable Device sau đó nhấp vào Yes để tắt thiết bị.
  • Bước 4: Nhấp đúp tên đầu đọc thẻ một lần nữa giúp xuất hiện tab Driver, sau đó hãy chọn Enable Divice để có thể mở lại thiết bị.

Tiến hành rút đầu đọc thẻ và khởi động lại thiết bị

Laptop không nhận thẻ MicroSD có thể do bị đơ khi sử dụng trong thời gian dài. Khi đó, người dùng chỉ cần rút đầu đọc thẻ ra và khởi động lại máy tính. Hành động này cho phép cổng USB hoạt động lại cũng như máy tính cũng sẽ đọc được thẻ nhớ.

Sử dụng tính năng Troubleshooting để khắc phục nhanh sự cố

Nếu thử hết những cách trên mà vẫn không được thì người dùng hãy sử dụng Troubleshooting. Đây chính là tính năng có sẵn trên hệ điều hành Windows, nó có thể giúp tìm ra nguyên nhân cũng như xử lý mọi lỗi cơ bản mà bạn thường gặp khi sử dụng máy tính. Nếu bị lỗi laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD mà chưa rõ nguyên nhân, bạn hãy lập tức tìm tới vị “bác sĩ đa khoa” Troubleshooting này!

  • Bước 1: Ấn tổ hợp phím Windows R để mở cửa sổ hộp thoại Run, sau đó tìm kiếm Control panel ở trên dòng lệnh rồi Enter.
  • Bước 2: Click chọn vào View by sau đó chọn Large icons và tìm đến Troubleshooting. Sau đó, bạn chọn Hardware and sound, click chọn Configure a device rồi sau đó tiếp tục làm theo hướng dẫn giúp khắc phục lỗi.

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Hướng dẫn khắc phục lỗi laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD máy ảnh

Hiện tượng laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD máy ảnh xảy ra khi mà thẻ vẫn sử dụng được ở trên máy ảnh, nhưng lại không thể kết nối được với máy tính thông qua đầu đọc. Khi đó, có lẽ việc đầu tiên cần làm là sử dụng các phần mềm khôi phục dữ liệu để có thể sao chép toàn bộ dữ liệu từ loại thẻ nhớ này ra ngoài.

  • Bước 1: Tải phần mềm tạo đĩa và cài hệ điều hành Windows – Rufus 2.12P về sau đó giải nén.
  • Bước 2: Mở phần mềm lên, bạn chọn thẻ nhớ cần xử lý phía biểu tượng hình mũi tên. Nhấn Start, click chọn OK, đây là bước giúp format lại thẻ nhớ MicroSD nên những dữ liệu trên thẻ nhớ sẽ bị xóa.

Sữa lỗi máy tính không nhận thẻ sd

Sau khi format xong, máy tính sẽ đưa ra thông báo nhận ra thiết bị mới chính là thẻ nhớ máy ảnh. Tức là do lỗi đã được giải quyết, người dùng có thể sử dụng thẻ nhớ trên máy tính và máy ảnh như bình thường.

Xem thêm: Cách khôi phục dữ liệu bị format trên thẻ nhớ microSD, ổ cứng đơn giản

Trên đây là chia sẻ của cuudulieu24h về các nguyên nhân, những khắc phục lỗi laptop không nhận thẻ nhớ MicroSD. Mong rằng các thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp cho bạn giải quyết vấn đề thật thành công!