Suy giảm đa dạng sinh vật là gì

Toggle navigation
  • Về chúng tôi
  • Hoạt động
    • Rừng
    • Đại dương
    • Nước ngọt
    • Động vật Hoang dã
    • Khí hậu và Năng lượng
    • Thực phẩm
    • Tài chính Bền vững
    • Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người
  • Tin tức
    • Cập nhật mới nhất
    • Ấn phẩm
    • Đăng ký nhận bản tin
  • Tham gia
    • Đối tác
    • Tình nguyện viên
    • Việc làm
    • Panda Labs
  • ×
  • vi
    ×
    Country
    Language
    English
    Tiếng Việt
    CONFIRM
  • Hãy hành động!
  • Liên hệ
Báo cáo về bức tranh đa dạng sinh học của Việt Nam: phân tích tác động từ các ngành kinh tế để giải quyết vấn đề suy thoái đa dạng sinh học

Posted on 29 October 2021

Hoạt động sản xuất của con người là một trong những tác nhân lớn nhất gây nên mất đa dạng sinh học, trong đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Đây là kết luận quan trọng của báo cáo Đánh giá Đa dạng Sinh học tại Việt Nam được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam [WWF-Việt Nam] và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học [BCA] công bố ngày hôm nay.
Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2021Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước,10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn. Mặc dù đã có rấtnhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này thông qua các chính sách, chiến lược quốc và nhiều dự án, suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng, bao gồm nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.

Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim,19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe doạ. Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng đã bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên cũng đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.

Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tếlà báo cáo đầu tiên trong chuỗi các hoạt động đánh giá khoa học thuộc khuôn khổ Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam. Bằng việc chỉ ra hiện trạng tổng quan về đa dạng sinh học tại Việt Nam, báo cáo đã phân tích một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học, nhận diện một số lĩnh vực kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học, trong đó có các hoạt động sản xuất như nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nhận định này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của dự án nhằm tìm hiểu rõ ràng hơn mức độ, quy mô và xu hướng tác động của các lĩnh vực kinh tế này đối với đa dạng sinh học Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị các mô hình cam kết chuyểnđổi tự nguyện có tính tích cực cho thiên nhiên và con người trong tương lai.

Ông Vương Quốc Chiến, Quản lý Chương trình BIODEV2030của WWF-Việt Namcho biết Cách tiếp cận lâu nay trong bảo tồn đa dạng sinh học vẫn thường tập trung giải quyết các nguyên nhân trực tiếp như tăng cường thực thi pháp luật hay mở rộng các khu vực quản lý bảo vệ, v.v. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa giải quyết triệt để được vấn đề do tính chất phức tạp và sự liên quan của đa dạng sinh học đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Vì vậy, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế đang được xem là một trong những xu hướng tất yếu. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất được xem là những nhân tố quan trọng đóng góp tích cực vào tiến trình tạo ra sự thay đổi này. Năng lực, nhận thức và sự chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến sản xuất bền vững sẽ là yếu tố then chốt để góp phần phục hồi đa dạng sinh học của Việt Nam.

BàHoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh họcphát biểu: Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các ngành kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Báo cáoĐánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tếvàcác nghiên cứu tiếp theo củaSáng kiến BIODEV2030tại Việt Namlàmột trongnhững nghiên cứu độc lậpcungcấp các thông tin hữu ích để các nhà hoạch định chính sách có bức tranh toàn cảnh về tác động của các ngành kinh tế tới đa dạng sinh học, từ đó góp phần xây dựng các chính sách phù hợp để khuyến khích và phát triển cácmô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường thựchiện chủ trương phát triểnkinh tế xanh, kinh tế tuần hoànvà giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học.

Kết quả báo cáo được trình bày tại một hội thảo do WWF-Việt Nam và BCA tổ chức ngày hôm nay nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan chính phủ và các tổ chức bảo tồn, phát triển, các cơ quan nghiên cứu liên quan cho các nghiên cứu tiếp theo của sáng kiến BIODEV2030.
Người di cư phá rừng để trồng cà phê ở Tây Nguyên, Việt Nam
© Elizabeth Kemf / WWF
×
Người di cư phá rừng để trồng cà phê ở Tây Nguyên, Việt Nam
© Elizabeth Kemf / WWF
Download
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM
PDF 12.28 MB

Xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên

Về chúng tôi
Hoạt động
  • Rừng
  • Đại dương
  • Nước ngọt
  • Động vật Hoang dã
  • Khí hậu và Năng lượng
  • Thực phẩm
  • Tài chính Bền vững
  • Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người
Tin tức
  • Cập nhật mới nhất
  • Ấn phẩm
  • Đăng ký nhận bản tin
Tham gia
  • Đối tác
  • Tình nguyện viên
  • Việc làm
  • Panda Labs

© 2020 WWF - Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên© 1986 Biểu tượng Panda năm 1986 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF [Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới]® WWF là biểu tượng thương hiệu đã được đăng ký của WWF. Creative Commons license.

JavaScript is off. Please enable to view full site.

Video liên quan

Chủ Đề