Tại sao bé hay chảy nước miếng

Bé 2 tuổi ngủ chảy nước miếng là tình trạng xảy ra khá phổ biến, tình trạng chảy nước miếng này có thể xảy ra ít ở một số bé nhưng có một số lại chảy nước miếng nhiều khiến các mẹ rất lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân xảy ra tình trạng này và các ngăn chặn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi ngủ chảy nước miếng nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ chảy nước miếng nhiều, có thể là do bệnh lý hay các hoạt động sinh hoạt hàng ngày:

Thực phẩm cay nóng

Cho bé ăn quá nhiều thực phẩm ngọt và đặc biệt là thức ăn cay nóng sẽ kích thích miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn để trung hòa lượng đường giúp giảm vị cay nóng trong miệng. Vì thế nếu trong bữa ăn trước khi ngủ, cho bé ăn quá cay sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước miếng trong lúc ngủ. 

Mọc răng

Việc bé 2 tuổi chảy nhiều nước miếng cũng có thể là dấu hiệu của bé đang mọc răng, những chiếc răng nhỏ xinh mới nhú lên sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và chảy nước miếng nhiều hơn. Ngoài việc chảy nước miếng nhiều, một số biểu hiện khác cho thấy bé đang trong giai đoạn mọc răng đó là: hay cắn, và cho những thức bé cầm nắm được vào miệng để gặm nhất, khó chịu, bồn chồn, không ngủ được và có thể bị sốt.  

Vệ sinh răng miệng kém

Tiết nước bọt cũng là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể để giúp rửa trôi thức ăn, chất bẩn, vi khuẩn để làm sạch răng miệng do không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ. 

Hay mở miệng

Nếu bé nhà bạn có thói quen luôn trong tư thế mở miệng trong một khoảng thời gian dài thì đây cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ chảy nước miếng. Ngoài ra, điều này có là dấu hiệu của trẻ bị ngạt mũi nên phải thở bằng miệng hoặc do cấu tạo khuôn miệng của bé khác so với mọi người nên bé không thể khép miệng lại nên dẫn đến khi đi ngủ cũng mở miệng và chảy nước miếng. 

Do tác dụng phụ của thuốc

Trạng thái của cơ mặt ở trẻ cũng có thể là do bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của việc dùng thuốc. Do có một số loại thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi trương lực cơ của môi có thể bị tăng hoặc giảm dẫn đến tình trạng bé 2 tuổi ngủ chảy nước miếng.

Do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân trên, nếu trẻ bị chảy nước miếng quá nhiều khi ngủ cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng khoang miệng: là do không được vệ sinh khoang miệng đúng cách và sẽ khiến cho tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn để loại bỏ vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng. 

  • Rối loạn tiết nước bọt: Khi hệ thần kinh chính xác là dây thần kinh điều khiển tuyến nước bọt cũng sẽ dẫn đến rối loạn tiết nước bọt là nguyên nhân khiến bé chảy nước miếng quá nhiều.  

  • Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai: Ống này sẽ giúp đưa tuyến nước bọt từ mang tai tới miệng nhưng bị tắc nghẽn sẽ khiến cho nước bọt không thể lưu thông làm tăng tiết nước bọt nhiều hơn. 

  • Viêm dạ dày và trào ngược dạ dày: Triệu chứng của căn bệnh này là tăng tiết nước bọt để trung hòa lượng axit dư trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Đặc biệt tình trạng dư thừa axit cũng là nguyên nhân làm chảy nước miếng nhiều hơn. 

  • Các bệnh về đường tiêu hóa: viêm ruột, viêm dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu,... cũng khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường. Bởi vì do nước miếng có vai trò giúp dung hòa môi trường axit trong dạ dày để giúp giảm cơn đau bụng và ổn định hệ tiêu hóa cho trẻ.

  • Các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm xoang,... làm xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở làm cho các bé phải dùng miệng để thở như vậy sẽ khiến trẻ bị chảy nước miếng nhiều hơn. đều có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, khiến trẻ phải dùng miệng để thở. 

  • Bệnh dại: Các biểu hiện của căn bệnh dại như cơn co thắt quanh các cơ của cổ họng và thanh quản cũng sẽ khiến cho trẻ tiết nhiều nước miếng hơn.

  • Các bệnh về hệ thần kinh: Bại não, chấn thương vùng đầu, dị tật bẩm sinh,... cũng là nguyên nhân khiến trẻ chảy nước miếng nhiều hơn so với bình thường. 

Tuy nhiên, nếu phát hiện trẻ bị chảy nước miếng quá nhiều và không có dấu hiệu giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và được điều trị kịp thời tránh hệ quả về sau. 

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 2 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Làm thế nào để ngăn việc chảy nước miếng khi ngủ của trẻ 2 tuổi

Hiện tượng bé 2 tuổi chảy nước miếng khá phổ biến mà còn là một dấu mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng ở trẻ. Tuy nhiên nếu đã hơn 2 tuổi mà bé vẫn còn hiện tượng ngủ chảy nước miếng thì cha mẹ cần xem xét lại tình trạng này, tránh để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động sinh hoạt của trẻ sau này. Việc đầu tiên là hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó cha mẹ có thể giúp hạn chế tình trạng bé 2 tuổi ngủ chảy nước miếng bằng một số phương pháp sau:

  • Không nên cho bé ăn quá nhiều và quá no trước thời gian đi ngủ

  • Hạn chế cho bé ăn quá nhiều các loại thức ăn cay nóng

  • Nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sẽ và đúng cách để ngăn chặn những vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng.

  • Nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng để bé bị khô miệng, vì như vậy sẽ làm cho bé tiết nhiều nước bọt hơn. 

  • Khi ngủ nên đặt trẻ nằm ngủ thay vì nằm nghiêng hay nằm sấp vì những tư thế ngủ đó sẽ khiến trẻ chảy nước miếng nhiều hơn.

  • Hạn chế cho bé mút tay và các đồ vật khác khi đi ngủ như vậy cũng khiến bé chảy nước miếng nhiều hơn. 

  • Một trong những lý do khiến bé 2 tuổi ngủ chảy nước miếng là do mũi bị tắc và phải hít thở bằng miệng nên dẫn đến chảy nước miếng nhiều, vì vậy nên làm sạch mũi trước khi đi ngủ. 

  • Khi bé trong giai đoạn mọc răng, mẹ nên tiến hành massage nướu răng nhẹ nhàng bằng ngón tay để giảm bớt tình trạng khó chịu cho bé khi mọc răng.

  • Nên cho bé đeo thêm yếm dãi và mang theo khăn để tiện lau miệng thường xuyên cho bé khi chảy nước miếng. 

  • Bố mẹ nên thường xuyên cho bé đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị. 

Tình trạng bé 2 tuổi ngủ chảy nước miếng này sẽ là hoạt động rất bình thường ở trẻ nếu xảy ra trong thời gian ngắn nhưng nếu thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng về sau. Vì vậy cha mẹ cần chú ý và theo dõi kỹ các biểu hiện của con mình để kịp thời phát hiện và điều trị nhé!

Chảy nước dãi là hiện tượng nước bọt trong miệng được sản xuất dư thừa, cộng thêm với việc khoang miệng không ngăn được dòng chảy khiến nước bọt trào ra một cách ngẫu nhiên.

Hiện tượng này cũng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bạn thấy bé đang chảy nước dãi nhiều thì đó có thể là do cấu tạo cơ quan miệng của con chưa phát triển hoàn thiện hoặc tuyến nước bọt tăng tiết dẫn đến điều này.

Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng, bởi lẽ tình trạng này chính là một phần trong quá trình phát triển của các bé thôi!

Chảy nước dãi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ?

Thông thường, trẻ hay bị chảy nước dãi trong hai năm đầu đời. Khi mà bé không kiểm soát hoàn toàn việc nuốt thì bé có thể bị nhỏ dãi, thậm chí ngay cả lúc đang ngủ.

Theo các chuyên gia về sức khỏe trẻ em, tình trạng này sẽ kéo dài liên tục cho đến thời điểm bé được 18 đến 24 tháng tuổi và khá phổ biến trong thời kỳ mọc răng. Do đó, mẹ nên cho bé đeo yếm nhằm ngăn ngừa tình trạng nước dãi chảy ra làm ướt ngực áo và luôn chuẩn bị sẵn quần áo dự phòng để thay cho bé. Trường hợp sau 2 tuổi mà con vẫn tiếp tục bị chảy dãi thì lúc này đã không còn là chuyện đơn giản. Bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng khắc phục.

Hiện tượng chảy dãi ở trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi

Việc tăng tiết nước bọt ở trẻ sơ sinh là điều hết sức bình thường và thậm chí nó còn hỗ trợ cho sự phát triển của các bé. Ở một đứa trẻ, mức độ chảy nước dãi có thể biểu hiện từ nhẹ đến quá mức trong các giai đoạn khác nhau của chúng.

1. Từ 1 − 3 tháng tuổi

Khi trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng, đôi khi mẹ có thể quan sát thấy bé không hề chảy dãi chút nào. Người ta lý giải việc chảy nước dãi rất hiếm xảy ra tại thời điểm này, vì bé luôn được đặt trong tư thế nằm ngửa. Vì vậy, bé hoàn toàn có thể không chảy nước dãi trong khoảng thời gian này hoặc thậm chí là sau đó. Nhưng vẫn có một số bé bắt đầu chảy nước dãi khi được 3 tháng tuổi.

2. Giai đoạn 6 tháng tuổi

Vào lúc này, việc tiết nước bọt ở trẻ đã được kiểm soát nhiều hơn một chút. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp diễn khi bé bắt đầu bập bẹ hoặc biết cho đồ chơi vào miệng. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn này và điều đó có thể là nguyên nhân khiến bé nhỏ dãi nhiều hơn.

3. 9 tháng tuổi

Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết trườn và bò. Chúng có thể tiếp tục chảy dãi khi quá trình mọc răng vẫn diễn ra.

4. Trẻ được 15 tháng tuổi

Đến 15 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu biết đi và chạy, nhưng chúng có thể không chảy nước dãi khi đang đi hoặc chạy. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu hứng thú với một hoạt động nào đó mà đòi hỏi sự tập trung, lúc này bé sẽ có thể bị chảy nước dãi.

5. 18 tháng tuổi tuổi

Trẻ sẽ không tiết nước bọt nhiều khi đang sinh hoạt bình thường hoặc trong quá trình tham gia vào các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng vận động linh hoạt. Thế nhưng, chúng vẫn có thể chảy nước dãi trong khi được cho ăn hoặc đang mặc quần áo.

6. 24 tháng

Vào thời điểm này, hiện tượng nhỏ dãi giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí là không còn thấy ở trẻ.

Vì sao nói việc chảy nước dãi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ?

Bởi lẽ, hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Chảy dãi kết hợp cùng với biểu hiện thổi bong bong nước bọt cũng là dấu mốc quan trọng của sự phát triển thể chất ở các bé cưng. Trường hợp bắt gặp bé chảy nước bọt sau khi ngửi sữa hoặc thức ăn, bạn nên biết rằng khứu giác của bé đang phát triển đấy!

Hơn nữa, nước bọt chứa các enzyme rất hữu ích giúp trẻ tiêu hóa các loại thức ăn bán rắn cho các bé ở giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi. Ngoài ra, nước bọt trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ phát triển niêm mạc ruột, đồng thời bảo vệ niêm mạch này khỏi những kích thích. Thêm nữa, nước bọt cũng giúp liên kết thức ăn lại với nhau và nhờ vào tính trơn sẽ tạo điều kiện tốt để trẻ nuốt thức ăn dễ dàng.

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước dãi quá mức

Bất kỳ điều kiện nào dưới đây đều cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy dãi nhiều:

1. Mọc răng

Đây là nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi trẻ chảy nhiều nước dãi. Dù rằng, đa phần trẻ nhỏ không mọc răng trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi nhưng ở một số trẻ, quá trình mọc răng cũng diễn ra khá sớm, đó cũng là lý do vì sao bé bắt đầu chảy nước dãi từ 3 tháng tuổi. Những chiếc răng mới nhú lên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bắt đầu chảy dãi nhiều hơn.

Ngoài ra, có một số triệu chứng khác mà bạn có thể nhận biết khi trẻ mọc răng như: bé cho tất cả những gì mà con cầm được vào mienegh và nhai, khó chịu, bồn chồn, thiếu ngủ, có thể bị sốt nhẹ…

2. Tư thế mở miệng

Nếu con bạn có thói quen luôn mở miệng trong một thời gian dài, bé có thể bị chảy nước bọt. Điều này có thể là do trẻ bị ngạt mũi hay thậm chí có trường hợp cấu tạo khuôn miệng hoặc quai hàm của bé khác biệt, dẫn đến khi ngủ trẻ không khép môi lại được nên cũng rất hau chảy nhiều nước miếng.

3. Trẻ đang quá tập trung

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không thể nuốt nước bọt nếu chúng đang quá tập trung vào một hoạt động nào đó hoặc một món đồ vật chúng cảm thấy thích thú trong tầm với của mình. Điều này dẫn đến hiện tượng nước bọt chảy ra quá mức.

4. Thức ăn

Người ta nhận thấy rằng một số thực phẩm, chủ yếu là những loại có tính axit trong tự nhiên, có tác dụng kích hoạt tuyến nước bọt tăng tiết quá mức. Nếu bạn cho bé tiêu thụ những loại thực phẩm này, bé có thể bị chảy nhiều nước dãi hơn.

5. Một số tình trạng bệnh lý

Bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu… là những tình trạng có thể khiến trẻ tiết nhiều nước miếng nhiều hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi… có đặc điểm chung đều gây nghẹt mũi, khó thở dẫn đến bé phải thở bằng miệng nhiều hơn. Nhưng khi trẻ ngủ mà vẫn phải dùng miệng thở thì dòng chảy nước bọt dễ trào ra ngoài hơn.

Thêm nữa, một số vấn đề xảy ra ở đường tiêu hóa như viêm ruột, đau dạ dày, tiêu chảy hay ăn không tiêu cũng làm nước bọt tiết ra nhiều hơn.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Hoạt động bình thường của cơ mặt ở trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do việc dùng thuốc. Đôi khi, một số loại thuốc làm thay đổi trương lực cơ của môi tăng hoặc giảm và điều này có thể dẫn đến chảy nước dãi quá mức.

7. Vệ sinh răng miệng kém

Tiết nước bọt là phản xạ tự nhiên của cơ thể để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hoặc vi khuẩn vùng miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém cũng khiến cho cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn để lam sạch vùng miệng.

Làm thế nào để ngăn việc chảy nước dãi ở trẻ?

Dù rằng, hiện tượng chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến và là một trong những dấu mốc quan trọng của sự phát triển ở các bé. Tuy vậy, nếu trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn còn xuất hiện tình trạng này thì bạn không nên xem nhẹ. Điều cần làm là nên đưa trẻ đi kiểm tra ngay, xử lý chậm trễ thì việc này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con trẻ sau này. Các bác sĩ có thể kiểm tra dựa trên các dấu hiệu sau để đưa ra kết luận:

  • Kiểm tra xem liệu trẻ có ngậm môi chặt và chuyển động lưỡi xung quanh khoang miệng tốt hay không?
  • Thao tác nuốt của bé có bình thường không?
  • Tư thế của trẻ, cũng như cấu trúc hàm.

Nếu trẻ bị chảy nước dãi nhiều mà không có liên quan đến bệnh lý, bố mẹ có thể giúp bé hạn chế tiết nước bọt bằng các biện pháp sau đây:

  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ vì ngủ nghiêng hay ngủ sấp đều là những tư thế dễ khiến trẻ chảy dãi nhiều. Không cho bé mút tay hoặc các đồ vật khác khi ngủ.
  • Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cho bé để ngăn vi khuẩn xâm nhập khoang miệng.
  • Cho bé uống nước đầy đủ để tránh khô miệng, vì khô miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn.
  • Mẹ nên massage nướu răng bé nhẹ nhàng bằng ngón tay để giảm bớt khó chịu khi bé mọc răng. Cho trẻ đeo thêm yếm dãi và dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho trẻ.
  • Bố mẹ cũng cần cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường khác.

Tiết nước bọt là cách tự nhiên giúp trẻ làm ẩm và làm mềm thức ăn đặc, đồng thời để bé có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Mặc dù nó đáp ứng nhiều chức năng sinh lý quan trọng cho trẻ, nhưng bạn cần theo dõi chặt chẽ nếu tình trạng chảy nước dãi tăng lên và không có dấu hiệu giảm sau 2 tuổi nhé!

Video liên quan

Chủ Đề