Tại sao bé không hấp thụ được thức ăn

Trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa lại không thể hấp thu được hoặc chỉ hấp thu được một phần các chất dinh dưỡng từ thức ăn được gọi là hội chứng kém hấp thu ở trẻ và cũng là vấn đề về tiêu hóa khá phổ biến. Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh không nên chủ quan với vấn đề này mà cần giúp con khắc phục càng sớm càng tốt.

1. Hội chứng kém hấp thu ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng hấp thu của trẻ có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất cũng như nhiều dưỡng chất khác, đồng thời làm tăng nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Cụ thể là:

Kém hấp thu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ

- Trẻ hấp thu dưỡng chất kém có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

- Tăng nguy cơ gãy xương.

- Trẻ tăng cân chậm, phát triển kém.

- Thậm chí, một số trẻ bị sụt cân, mất nước.

- Khi tình trạng thiếu hụt vitamin và dưỡng chất kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, chân tay tê bì và suy giảm trí nhớ.

- Một số loại vitamin, nhất là vitamin A và dưỡng chất rất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nếu không được hấp thu đầy đủ những dưỡng chất này, sức khỏe của trẻ sẽ giảm sút và tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ

Nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ, chẳng hạn như do một số vấn đề về đường tiêu hóa, do một số bệnh lý toàn thân gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoặc một số trường hợp không được xác định rõ nguyên nhân. Cụ thể là:

- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Đây được cho là nguyên nhân khá phổ biến. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, hệ miễn dịch kém sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn đường tiêu hóa, từ đó khiến trẻ hấp thu dinh dưỡng kém.

Cho trẻ ăn dặm sớm cũng có thể làm tăng nguy cơ hấp thu kém

- Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Thời điểm ăn dặm rất quan trọng. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, với những trường hợp ăn dặm quá sớm và cho trẻ ăn những loại thực phẩm có tính dị nguyên hay cấu trúc phân tử phức tạp như hải sản, lòng trắng trứng,… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi và gây ra một số vấn đề sức khỏe nhất định.

Đồng thời, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thu tối đa những chất dinh dưỡng này. Do đó, mẹ nên cho con ăn dặm đúng thời điểm và nên cho con tập làm quen dần với những món ăn mới.

- Chế độ ăn thiếu cân bằng: Mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản, đó là chất bột đường, protein, chất béo và một số loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, cần chú ý về tỷ lệ cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm này. Nếu mẹ cho con ăn quá nhiều hoặc quá ít một trong 4 nhóm dưỡng chất này sẽ dẫn đến tình trạng hấp thu thức ăn kém, từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

- Loạn khuẩn ruột: Khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, mất cân bằng thì quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhất định.

- Thiếu enzyme tiêu hóa: Enzym hay men tiêu hóa có tác dụng giúp thức ăn được dễ dàng chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Enzym hay men tiêu hóa có nhiều trong tuyến nước bọt, trong gan, tụy,… Nếu vì một lý do nào đó dẫn đến thiếu hụt Enzyme hay men tiêu hóa thì quá trình chuyển hóa dinh dưỡng sẽ kém hơn và ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

- Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng không dung nạp đường lactose cũng là vấn đề làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kém hấp thu ở trẻ.

3. Biểu hiện của hội chứng kém hấp thu ở trẻ em

Những trẻ mắc phải hội chứng kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:

- Trẻ đi ngoài phân lỏng. Phân có mùi tanh, màu nhợt, trên bồn cầu có váng nổi lên mặt nước. Tình trạng này là do mỡ không được hấp thu.

Trẻ thấp còi do hấp thu dinh dưỡng kém

- Trẻ bị căng bụng, tức bụng, đau quặn vùng quanh rốn.

- Thể trạng của trẻ rất kém: Da xanh xao, thường xuyên ốm yếu, mệt mỏi, sụt cân, chậm phát triển chiều cao.

- Trẻ kém linh hoạt.

- Chán ăn do giảm vị giác.

- Đau cơ, đau xương, chuột rút vì hấp thu canxi kém.

- Tình trạng phù nề, da khô hay xuất huyết dưới da do giảm protein máu, thiếu máu,…

- Những trẻ thiếu vitamin B1 có thể gặp phải tình trạng viêm đa dây thần kinh.

4. Mẹ phải làm sao để khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ?

Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ có thể khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

+ Chế độ ăn rất quan trọng, mẹ nên cho con ăn nhiều thức ăn dạng lỏng, hạn chế ăn thức ăn quá đặc, không nên cho con ăn quá nhiều chất xơ và chất béo.

+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên cho con ăn quá nhiều một lúc vì có thể làm giảm nhu động ruột, ảnh hưởng xấu đến các cơ quan tiêu hóa.

+ Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ.

+ Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

+ Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn có chứa nhiều chất phụ gia, đồ uống hay thực phẩm có chứa caffeine,..

+ Mẹ có thể cho con ăn sữa chua ít đường để tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.

Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn để giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng có thể áp dụng kết hợp một số phương pháp khác như: Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ cần vệ sinh tay, bầu vú trước khi cho trẻ bú. Với những trẻ lớn hơn cần vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn. Khuyến khích trẻ tập luyện, vui chơi để kích thích tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối đa.

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nếu có nghi ngờ về hội chứng kém hấp thu ở trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám, xét nghiệm vi chất tại MEDLATEC để được các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ Nhi khoa chẩn đoán và tư vấn phương pháp giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn để phát triển toàn diện. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, để được các chuyên gia của MEDLATEC tư vấn chi tiết.

Mặc dù ăn nhiều nhưng bé không tăng cân, thậm chí còn còi xương, chậm lớn, kém hấp thu là trường hợp phổ biến khiến không ít các bậc cha mẹ lo lắng! Bio-acimin sẽ hướng dẫn mẹ một số phương pháp giúp mẹ có thể can thiệp nhằm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bé.

Hệ quả của tình trạng kém hấp thu ở trẻ

“Kém hấp thu” là tình trạng bộ máy tiêu hóa của trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn được ít hơn so với bình thường. Vì vậy, dù ăn uống tốt nhưng trẻ vẫn bị thiếu hụt các vitamin, protein, protid, lipid, glucid, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của cơ thể. Khi bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ kéo theo sự thiếu hụt năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Lâu ngày, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển chiều cao và cân nặng.

Không đủ dưỡng chất, trẻ sẽ mệt mỏi, không đủ lực cho trí óc tập trung, tư duy nên trẻ kém hấp thu thường kém thông minh, chậm chạp và tự ti hơn những trẻ bình thường.

Thiếu dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, trẻ rất dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy, táo bón… Trẻ bị suy giảm sức đề kháng có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn so với trẻ bình thường. 

Dấu hiệu tình trạng kém hấp thu ở trẻ

– Trẻ đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, phân không mịn, có mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ.

– Trẻ đau bụng, bụng căng chướng hoặc sôi bụng.

– Trẻ mệt mỏi, thường xuyên uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc

– Trẻ biếng ăn, sút cân, hoặc ngừng tăng cân, chậm phát triển chiều cao, nhẹ cân 

Cách khắc phục thông qua chế độ dinh dưỡng

Để cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Cho trẻ ăn đủ lượng: Nên cho trẻ ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ hoạt động nhiều thì cần cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào hơn. Mẹ cũng cần dựa vào khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ để xác định liều lượng thích hợp.

– Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo, đường bột, chất xơ… cần thiết thì trẻ khó tăng cân. Hoặc nếu trẻ ăn quá nhiều nhóm đạm béo đường mà ít chất xơ, vitamin và khoáng chất thì trẻ cũng khó tiêu hóa, hấp thu hiệu quả.

– Ăn đa dạng: Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày và đa dạng nhóm thực phẩm. Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.

– Không cho trẻ ăn quá dư thừa: Ví dụ với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột loãng, còn chủ yếu vẫn là sữa mẹ. Còn trẻ 10 tháng thì bên cạnh sữa mẹ, chỉ nên ăn ngày 3 lần cháo, mỗi bữa 2/3 bát con.

Các phương pháp khác

– Vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Với trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, mẹ có thể hướng dẫn bé tập những bài tập vận động nhẹ nhàng trong nhà như leo trèo, tập bật nhảy, ném bóng, đá bóng hoặc sử dụng bút vẽ. Với bé trên 4 tuổi, hãy để bé tham gia vào các công việc hàng ngày trong gia đình. Việc nhà không chỉ giúp bé ham vận động mà còn dạy bé về kỹ năng xã hội. Khi giúp mẹ làm việc, bé có cảm giác mình là người quan trọng, là một thành viên hữu ích khiến cha mẹ vui lòng. Với trẻ đã bắt đầu đi học tiểu học, mẹ có thể cho bé tập đi xe đạp đến trường thay vì đưa đón bé mỗi ngày, vừa giúp bé vận động mỗi ngày lại vừa giúp bé dễ hòa nhập với bạn bè.

– Ngoài ra, mẹ còn có thể bổ sung các probiotic còn được gọi là men vi sinh, kết hợp vitamin, acid amin và các dưỡng chất cần thiết cho trẻ giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, hấp thu tốt, lớn nhanh khỏe mạnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew: Bên cạnh dạng cốm vi sinh đã rất phổ biến, thương hiệu Bio-acimin chính thức ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew. Đây là thành quả của quả của quá trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm, với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm tối ưu sự tiện dụng cho người dùng.

Có thể sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, với hương vị Socola thơm ngon hấp dẫn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew tự tin giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày, tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew là sự kết hợp của hỗn hợp lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc mua hàng online tại đây.

Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Website: bioacimin.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Website: ww.duocmelinh.com

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.duocvietduc.com

Video liên quan

Chủ Đề