Vị trí triển khai trạm thông tin a69 cách mặt đất bao nhiêu mét?

Tháng 4-2000, tại bến phà Xuân Sơn [Bố Trạch, Quảng Bình], Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã phát lệnh khởi công xây dựng mới con đường mang tên Bác. Tuyến đường Hồ Chí Minh với bao địa danh oai hùng, sau chiến tranh một thời gian dài, bỗng thức dậy, khi hơn 1.300 km đường rộng, thoáng từ Hà Nội đến Kon Tum hoàn thành [giai đoạn 1] năm 2004. Và với bao làng mạc, thị trấn, thị tứ và các khu kinh tế, khu công nghiệp được quy hoạch và xây dựng dọc theo tuyến đường nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai và góp phần nâng cao dân trí đồng bào các vùng hẻo lánh. Trong đó, Quảng Bình có hai nhánh đông và tây Trường Sơn, với chiều dài hơn 371,6 km [nhánh đông dài 198 km, nhánh tây 173,6 km], đi qua 48 xã, phường của 6/7 huyện, thành phố. Ðường rộng từ 7,5 đến 9 mét, kết cấu bằng bê-tông, thảm nhựa.

Việc chuyển đổi con đường mòn năm xưa thành con đường cao tốc xuyên Việt là hành động tri ân đối với các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, với những người đã để lại một phần xương máu, tuổi thanh xuân cho con đường Trường Sơn. Ðặc biệt, nhiều công nhân làm đường Hồ Chí Minh hôm nay lại là con, cháu của những chiến sĩ, những liệt sĩ mở đường, bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh năm xưa.

Cuộc sống mới trên các tuyến đường "lửa" vượt Trường Sơn ngày càng khởi sắc. Hôm ở bản Trung Ðoàn [xã Kim Thủy] gặp cụ Hồ Chác, Hồ Thao Rani, sang bản Làng Ho gặp già làng Hồ Văn Ðậu, xuống các bản Vân Kiều của xã Trường Sơn [Quảng Ninh] đều có chung nhận xét về tác động tích cực của các chương trình, dự án [134, 135...] đối với bà con dân bản ở vùng rẻo cao sau chiến tranh và nếu "không có đường Hồ Chí Minh, chúng tôi không có cuộc sống ấm no". Từ khi có đường Hồ Chí Minh, miền tây Quảng Bình xa xôi cách trở trở nên gần gũi. Hôm đưa chúng tôi từ thành phố Ðồng Hới ngược ra huyện Tuyên Hóa, anh Lê Ngọc Tuấn, lái xe Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình, tâm sự: "Năm 1999, khi theo đoàn khảo sát của Trung tướng Ðồng Sỹ Nguyên đi hơn 100 km từ ngã ba Tân Ấp đến thành phố Ðồng Hới để chuẩn bị làm đường, mất đứt cả ngày trời, người xe quăng quật; vậy mà giờ đây, xe lướt êm ru, chưa đầy hai tiếng đã đến nơi". Ðường Hồ Chí Minh trải ra đến đâu, vùng đất màu mỡ của miền tây Quảng Bình được thức dậy đến đấy. Dọc đường Hồ Chí Minh hàng chục nghìn ha rừng cao-su, rừng keo thẳng tít tắp, xanh ngút ngàn cùng những ngôi nhà mái đỏ và cả nhà cao tầng đua nhau mọc lên. Người dân đang thu hoạch lạc, dưa đỏ trên những rừng cao-su mới trồng và chất đầy lên những chiếc xe ô-tô tải với vẻ mặt đầy vui vẻ vì được mùa. Hàng loạt thị trấn, thị tứ, khu dân cư tập trung được hình thành, như thị tứ: Tân Ấp, Phong Nha, Thạch Bàn, Làng thanh niên lập nghiệp An Mã, Khu dân cư tập trung cụm xã: Thanh Hương Lâm... Nhánh tây có thị tứ Trường Sơn, Lâm Thủy, Xuân Trạch... 

Xã miền núi biên giới Trường Sơn, thuộc huyện Quảng Ninh, có đến hơn nửa số dân là bà con Vân Kiều. Trước đây chỉ có đường sông Long Ðại độc đạo và đến mùa mưa lũ là cô lập hoàn toàn bởi thác Tam Lu hung dữ. Sau khi có đường Hồ Chí Minh đi qua và tỉnh lộ 11 hoàn thành, Trường Sơn đã nhanh chóng hòa nhập với miền xuôi. Bí thư Ðảng ủy xã Lê Văn Sỹ cho biết: Chớp thời cơ, xã tập trung chỉ đạo, phát triển thế mạnh vườn rừng kết hợp chăn nuôi. Xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi lợn nái, trồng chuối, trồng keo của bà con Vân Kiều ở bản Ðá Chát, Khe Sú... cho thu nhập từ 5 đến 15 triệu đồng/năm. Dịch vụ, thương mại phát triển với hàng trăm hộ tham gia. Hồ Ngọc Ðời [30 tuổi], người Vân Kiều, ở bản Cây Cà cho biết, khi có đường Hồ Chí Minh, anh mạnh dạn vay 20 triệu đồng của ngân hàng mở cửa hàng kinh doanh gạo, tạp hóa. Ðời khoe: "Em chỉ cần "phôn" một cái, mấy giờ sau, hàng từ Ðồng Hới lên không thiếu thứ gì". Trước khi chia tay, Ðời cứ nhắc đi nhắc lại: "Ơn Ðảng làm đường Hồ Chí Minh, mà chúng em có cuộc sống ấm no". Nhờ có đường Hồ Chí Minh mà xã Trường Sơn có bước thay đổi lớn. Từ một xã có 67% số hộ đói nghèo nay còn dưới 20%; tình trạng đói đứt bữa không còn; 85% số nhà dân được ngói hóa, có bốn nhà hai tầng; 100% các cháu trong độ tuổi được đến trường; Trường tiểu học và THCS Trường Sơn đang phấn đấu đạt chuẩn trong năm học này...

Ðến xã rẻo cao biên giới Thanh Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa, vốn là trọng điểm bị giặc Mỹ đánh phá ác liệt, vì đây là nơi đóng quân của Binh trạm 12, đơn vị A69 thông tin, trọng điểm cầu Khe Hà, Khe Hương, Ka Tang..., nơi ghi công 13 chiến sĩ thông tin thuộc A69 ở hang Lèn Hà đã anh dũng hy sinh ngày 2-7-1972. Ðồng chí Lê Hồng Thị, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, sau năm 1975, cũng như bao địa phương khác, Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn, nhất là giao thông đi lại. Cả xã muốn giao lưu với bên ngoài phải nhờ vào một chiếc xe ô-tô tải ba cầu của lâm trường. Thế mà từ khi có đường Hồ Chí Minh, bộ mặt kinh tế, xã hội của Thanh Hóa thay đổi nhanh chóng. Chỉ sau bốn năm, toàn xã đã có 50 ô-tô, trong đó chín xe Hyunđai vận chuyển hàng hóa với nước bạn Lào. Gia đình ông Hồ Viên [dân tộc Mã Liềng], ở bản Cà Xen đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi khi trồng 2,4 mẫu lúa nước, 32 sào lạc, trồng 1,7 vạn cây keo, nuôi 16 con trâu, bò và có bốn người con đều học hết cấp THPT.

Ðồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính, khẳng định: Ðường Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Quảng Bình. Từ khi có đường Hồ Chí Minh, khoảng cách đồng bằng-miền núi được rút ngắn; đời sống của người dân [trong đó có bà con các dân tộc thiểu số] ở miền tây của tỉnh đã có bước thay đổi đáng kể, nhất là đời sống vật chất, văn hóa và dân trí ở vùng hẻo lánh được nâng lên. Việc học hành, chữa bệnh cùng với thông thương hàng hóa đã có bước phát triển đáng kể. Trên cơ sở "Phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh [giai đoạn 1] đến năm 2020" của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Bình đã nhanh chóng phê duyệt "Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020". Trên cơ sở đó, tỉnh đang tiến hành quy hoạch, quy hoạch lại các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho chế biến cao-su, gỗ xuất khẩu, gắn với việc phát triển kinh tế rừng, gò đồi, trang trại và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi; đồng thời hình thành một số khu, điểm công nghiệp dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, như: Áng Sơn, ngã tư Thạch Bàn-Bang,... Ðường Hồ Chí Minh cùng các tuyến đường xương cá, tỉnh lộ, quốc lộ khác ở Quảng Bình đã hình thành hệ thống giao thông liên hoàn, thuận lợi, tạo sự gắn kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và khu vực. Con đường "lửa" 12A xưa, nay được nối với Cảng nước sâu Hòn La và đang trở thành tuyến đường xuyên Á qua trung tâm kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo sang Tà Khẹt, Viêng Chăn [Lào], đông bắc Thái-lan, mỗi năm đem về cho Quảng Bình một khoản thu không nhỏ từ dịch vụ, thuế xuất nhập khẩu... Nhờ có đường Hồ Chí Minh mà du khách trong và ngoài nước đã đến tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng một cách thuận lợi, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của hệ thống hang động đẹp nhất thế giới và rừng nguyên sinh bạt ngàn. Bến phà Xuân Sơn trên dòng sông Son, nơi túi bom đạn xưa, nay trở thành bến sông nhộn nhịp thuyền chở du khách... Ðây là điều kiện tốt để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu vực du lịch này và quần thể di tích lịch sử [trên đường 20 Quyết Thắng, đường 12A, khu bảo tàng ngoài trời đường Trường Sơn...]. Tỉnh đang tiến hành bố trí lại các khu dân cư, cụm xã dọc theo đường Hồ Chí Minh một cách hợp lý nhằm thực hiện kế hoạch phát huy thế mạnh về kinh tế rừng, vùng gò đồi, kết hợp chăn nuôi. Ðồng thời, bố trí lại các khu vực phòng thủ, xây dựng các cụm cơ sở an toàn làm chủ, thế trận liên hoàn bảo đảm an ninh khu vực biên giới.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhiều việc phải quan tâm như rất nhiều người đã từng tham gia dân công hỏa tuyến, TNXP phục vụ đường Trường Sơn năm xưa nhưng đến nay, vì nhiều lý do khác nhau mà chưa được hưởng chế độ đãi ngộ. Tỉnh cần rà soát lại một cách kỹ lưỡng và phối hợp các bộ, ngành để giải quyết chế độ thỏa đáng đối với họ. Kế đến là việc tính toán, bàn giao đất, rừng giữa các lâm trường, doanh nghiệp cho người dân để họ có tư liệu sản xuất cùng với việc tiếp tục tăng cường rà phá bom mìn ở các khu vực dọc đường Hồ Chí Minh, các trọng điểm trước đây để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Các địa phương cần bảo vệ tốt hành lang, mốc lộ giới đường Hồ Chí Minh để tránh tình trạng giải tỏa sau này...

Năm tháng qua đi, mầu xanh cuộc sống trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử đã và đang hồi sinh. Sự tích về con đường hiển hiện mà vĩ đại và thiêng liêng như một huyền thoại có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Ðường Hồ Chí Minh CNH, HÐH đang dần làm thay đổi diện mạo vùng đất chiến tranh ác liệt năm xưa.

Phóng viên [PV]:Trên vách đá của hang Lèn Hà, cán bộ, chiến sĩ Trạm A69 đã khắc lên lời thề bất tử:“Quý xăng như máu/ Yêu máy như con/ Quyết tâm bám máy/ Giữ vững thông tin”. Lời thề đó được thể hiện trong quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Trạm Thông tin A69 như thế nào, thưa đồng chí?

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 134 tham gia tu sửaDi tích lịch sử Quốc gia hang Lèn Hà. Ảnh:NGỌC HÀ

Đại tá Nguyễn Văn Lượng:TrạmA69được thành lập ngày 7-1-1967 [vị trí đặt trạm máy tại hang núi Lèn Hà], là trạm trung gian chuyển tiếp trên trục thông tin quân sự Bắc-Nam, bảo đảm TTLL cho các đơn vị toàn quân trên địa bàn. Đường dây của trạm nối liền với mạng thông tin của Bộ tư lệnh 559, chạy dọc Đường 12 [Tây Quảng Bình]. Trạm còn là nơi đặt kho dự trữ chiến lược trang bị khí tài thông tin của Bộ tư lệnh Binh chủng TTLL.

Thường xuyên phải đương đầu với khó khăn, gian khổ, hy sinh, nhưng cán bộ, chiến sĩ của Trạm A69 đã kiên cường bám dây, bám máy phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng thông tin của các quân chủng, binh chủng, tạo nên một mạng lưới TTLL rộng khắp, thông suốt từ hậu phương ra tiền tuyến, tiếp chuyển hàng triệu phiên liên lạc phục vụ cho bộ chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng chiến đấu trên chiến trường.

Ngoài nhiệm vụ bảo đảm TTLL, cán bộ, chiến sĩ Trạm A69 còn giúp địa phương thôn Thanh Lạng tham gia phòng thủ bảo vệ địa phương, giúp nhân dân san lấp hố bom, tu sửa đường đi, nhà ở...

PV:Sự kiện ngày 2-7-1972 đã diễn ra như thế nào, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Văn Lượng:Vào khoảng 13 giờ 5 phút, chủ nhật ngày 2-7-1972, máy bay địch thả 2 quả pháo khói chỉ điểm [1 quả rơi vào vị trí hộp cáp nhập trạm, 1 quả trên đường đi vào trạm]. Ngay sau đó, 2 chiếc máy bay địch bay từ hướng biển vào ném 3 loạt bom trúng hội trường và dãy nhà nghỉ của chiến sĩ nữ.

Trong lúc địch đánh phá dứt loạt bom thứ nhất, Trạm trưởng Đàm Văn Trình lao lên chỉ huy bảo vệ trạm máy nhưng chưa vượt hết đoạn giao thông hào, anh đã bị loạt bom thứ hai đánh trúng và hy sinh. Dưới sức ép và công phá của bom địch, trạm máy bị rung lắc dữ dội. Trên hang đá, 3 chiến sĩ đang trực máy [Nguyễn Thị Nghiêm, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Thị Vang] phải dồn hết sức mình giữ máy tải ba khỏi bị lật úp...

Máy bay địch đánh bom, trạm tổn thất vô cùng nặng nề: 13 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh [gồm 3 nam, 10 nữ, hầu hết tuổi đời dưới 20, có hai đồng chí nữ mới 16 tuổi]; trạm máy trên hang đá cũng bị hư hỏng, mạng cáp nhập đài và khoảng 1.500m đường dây quanh khu vực trạm bị đứt nát, gần 5 tấn gạo dự trữ trong kho bị cháy.

Với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì mục tiêu bảo đảm TTLL thông suốt, những cán bộ, chiến sĩ còn lại của trạm đã gạt nước mắt, nén đau thương, lao vào thực hiện nhiệm vụ. Sau hơn một giờ đồng hồ, đường dây đã được nối thông, trạm máy hoạt động trở lại. Sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ Trạm A69 đã trở thành bất tử, hang Lèn Hà đi vào lịch sử bộ đội TTLL, lịch sử dân tộc như một khúc tráng ca hào hùng. Ngày 28-4-2009, Chủ tịch nước tặng Trạm A69 danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

PV:Thưa đồng chí, đơn vị đã có chủ trương, giải pháp gì để phát huy giá trị truyền thống, nhất là trong học tập tấm gương hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Trạm A69?

Đại tá Nguyễn Văn Lượng:Thời gian qua,Đảng ủy, chỉ huy lữ đoàn đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ của đơn vị về truyền thống, nhiệm vụ cách mạng, quân đội, binh chủng, đơn vị, đặc biệt là những chiến công oanh liệt và sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Trạm A69.

Đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng,xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị,hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ, chiến sĩ quyết tâm vươn lên làm chủ trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm TTLL kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn trong mọi tình huống và thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu của Chiến lược phát triển hệ thống TTLL quân sự giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lữ đoàn chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật và các quy định của cấp trên, góp phần giữ gìn, tỏa sáng hình ảnh cao quý Bộ đội Cụ Hồ và “Người chiến sĩ thông tin ưu tú”.

PV:Trân trọng cảm ơn đồng chí!

NGỌC GIANG[thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề