Tại sao có nhật thực và nguyệt thực

Vào tối nay 26/5, sẽ diễn ra nguyệt thực toàn phần và siêu trăng tại Việt Nam. Đây là một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất trong năm mà người Việt có thể quan sát.

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đó là khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực. 

Khi Mặt Trăng nằm trong toàn bộ phần bóng của Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ không thể chiếu tới Mặt Trăng. Đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần. 

Vào thời điểm đó, ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn, ánh sáng này có màu đỏ. Bởi vậy, người ta hay gọi nguyệt thực toàn phần là "Trăng máu".

Nguyệt thực diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng. 

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất. 

Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi vừa hình thành trạng thái thẳng hàng. 

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần là 104 phút. Với nguyệt thực một phần, thời gian quan sát tối đa khoảng 6 giờ đồng hồ.

Mô hình một nguyệt thực với phần bóng nửa tối của Trái Đất.

Bên cạnh hiện tượng nhật thực toàn phần và nhật thực một phần, còn có một hiện tượng khác là nhật thực nửa tối. Đó là khi Mặt Trăng di chuyển vào vùng nửa tối của Trái Đất. Ánh sáng từ Mặt Trăng khi đó sẽ mờ đi và không còn sáng rõ nét như thông thường. 

Trong các truyền thuyết của một số nền văn hóa, hiện tượng nhật thực hay bị gán với "điềm báo" một số điều không may mắn. Các cư dân cổ thường liên tưởng hiện tượng này với việc Mặt Trăng bị nuốt mất bởi những sinh vật trong truyền thuyết. 

Tại Châu Mỹ, người Maya nghĩ rằng nguyệt thực xảy ra khi có một con báo đốm nuốt chửng Mặt Trăng. Tại Trung Quốc, đó là hình tượng của con cóc 3 chân nuốt Mặt Trăng. Trong khi đó, người Ai Cập cổ lại gán hiện tượng “nuốt Mặt Trăng” này cho một cơn lợn nái. 

Với trình độ phát triển của khoa học ngày nay, con người hiện đại đã có sự hiểu biết chính xác về nguyệt thực và xem đây chỉ như một sự kiện thiên văn thông thường. 

Trọng Đạt

Siêu trăng và nguyệt thực toàn phần là các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhất mà người Việt có thể theo dõi trong năm 2021.   

Con người trên khắp thế giới đều từng chứng kiến nhật thực toàn phần. Trong hiện tượng thiên nhiên ngoạn mục này, Mặt trăng chặn mất ánh sáng của Mặt trời.

Thỉnh thoảng, bản thân Mặt trăng bị che khuất, mang lại một màu đồng bí ẩn. Mặt trăng, Mặt trời và trái đất không sắp thẳng hàng để tạo ra nhật nguyệt thực hàng tháng. Ít nhất có hai kì nhật thực xảy ra trong một năm, tuy nhiên đa phần là nhật thực một phần. Có thể đến bảy lần nhật thực và nguyệt thực cùng rơi vào một năm. Cảnh nhật thực lặp lại với chu kì 6585,32 ngày [khoảng 18 năm].

MẶT TRĂNG BỊ CHE KHUẤT

Nguyệt thực chỉ xảy ra lúc trăng tròn. Trong một kì nguyệt thực toàn phần, trái đất từ từ di chuyển giữa Mặt trăng và Mặt trời. Cái bóng của Trái đất quét qua bề mặt chị Hằng. Ngay cả khi nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng vẫn hơi mờ mờ ánh sáng đỏ, đó là ánh sáng mặt trời đi tới Mặt trăng sau khi bị bẻ cong và tán xạ qua lớp rìa khí quyển của Trái đất. Thời gian nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến 1 giờ 47 phút.

NHẬT THỰC

Nhật thực xuất hiện khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và đổ bóng lên một phần bề mặt Trái đất. Sự che khuất hoàn toàn của Mặt trời chỉ xảy ra trong một khu vực hẹp, do cái bóng của Mặt trăng khi đổ lên Trái đất là nhỏ.Người quan sát đứng bên ngoài khu vực toàn phần này chỉ trông thấy nhật thực một phần.

NGUYỆT THỰC

Khi sự che khuất của Mặt trăng xảy ra, thì Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng phải sắp thẳng hàng lúc trăng tròn. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng của Trái đất. Chúng có thể được nhìn thấy từ bất kì nơi nào có Mặt trăng mọc lên trước lúc bị che khuất.

COLUMBUS LỢI DỤNG NGUYỆT THỰC

Trong quá khứ, nhật thực bị xem là điềm xấu hoặc khiến người ta sợ hãi. Vào năm 1504, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Christopher Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông mắc cạn ở Jamaica. Ông biết rằng sẽ xảy ra sự che khuất hoàn toàn của Mặt trăng vào ngày 29 tháng 2 và đã sử dụng điều này để dọa những người Arawak bản địa. Ông nói rằng Mặt trăng đã bị lấy mất và sẽ được trả lại nếu như họ chịu giúp ông. Trò lùa đó đã có tác dụng, và sau đó Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông đã được giải cứu. 

GHI CHÉP VỀ NHẬT NGUYỆT THỰC

Nhật nguyệt thực đã được người ta ghi chép trong hàng nghìn năm trời. Khúc xương thờ tự Trung Quốc có khắc chữ như thế này đề cập tới sự nhật thực vào năm 1300 tCN. Sử chép Trung Quốc có ghi lại sự kiện hai nhà chiêm tinh học bị chém đầu vì dự báo sai sự nhật thực vào năm 2134 tCN.

TAI LỬA MẶT TRỜI

Khi đĩa Mặt trời rực rỡ bị Mặt trăng che khuất trong một kì nhật thực toàn phần, thỉnh thoảng người ta có thể trông thấy những tai lửa mặt trời tại rìa của Mặt trời. Những cái lưỡi khí nóng khổng lồ này từ Mặt trời dâng trào vào trong không gian. Tai lửa Mặt trời trong ảnh ở đây được chụp trong lần nhật thực ngày 11/7/1991.

GIỌT BAILY

Rìa của Mặt trăng không trơn nhẵn do núi non và thung lũng của nó. Vào lúc bắt đầu và kết thúc một lần nhật thực toàn phần, ánh sáng mặt trời thường bị phản chiếu qua một vài thung lũng. Hiệu ứng trên được gọi là Giọt Baily, đặt theo tên nhà thiên văn học người Anh Francis Baily [1774–1844].

QUAN SÁT NHẬT THỰC AN TOÀN

Đừng bao giờ nhìn trực tiếp vào Mặt trời mà không có cái gì bảo vệ mắt. Trong khi quan sát nhật thực toàn phần, bạn chỉ nên tháo kính ra trong lúc có sự che khuất hoàn toàn, chỉ chốc lát thôi. Đừng cố quan sát nhật thực một phần, hay giai đoạn một phần của nhật thực toàn phần, với đôi mắt trần của bạn.

NHẬT THỰC TOÀN PHẦN

Khi pha một phần của nhật thực toàn phần diễn ra, Mặt trăng từ từ che lấy Mặt trời. Thời khắc toàn phần xuất hiện khi cái đĩa màu vàng của Mặt trời hoàn toàn bị che khuất. Bầu trời tối sầm và có thể nhìn thấy nhật hoa của Mặt trời [những lớp chất khí phía ngoài Mặt trời] từ Mặt trời tỏa ra tựa như một vầng hào quang trắng. Sự toàn phần có thể kéo dài tới 7,5 phút, nhưng thường thì chúng diễn ra ngắn hơn nhiều. Kì nhật thực này vào tháng 7/1991 kéo dài gần 7 phút. Những ảnh chụp ở những giai đoạn nhật thực khác nhau được ghép lại để tạo nên bức ảnh trên.

NHẬT THỰC MỘT PHẦN

Khi Mặt trời và Mặt trăng không hoàn toàn thẳng hàng, thì sự che khuất của Mặt trời có thể chỉ là một phần, như thấy trong ảnh bên ở Ấn Độ hồi tháng 3/2007. Người quan sát cũng sẽ thấy nhật thực một phần nếu họ quan sát nhật thực toàn phần từ bên ngoài vùng bị che khuất hoàn toàn.

NHẬT THỰC HÌNH KHUYÊN

Mặt trời và Mặt trời dường như có kích cỡ bằng nhau trên bầu trời của chúng ta, nhưng chúng hơi lệch nhau một chút [xem trang 11]. Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và kích cỡ biểu kiến của nó nhỏ hơn Mặt trời. bức ảnh này chụp vào tháng 1/1992.

Trích Sách ảnh Mặt trăng [Tập sách TVVL đang thực hiện]

Thư viện Vật lý

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.

+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.

Quảng cáo

Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối

Ví dụ 1: Khi có nguyệt thực thì:

 A. Trái đất bị Mặt trăng che khuất.

 B. Mặt trăng bị Trái đất che khuất.

 C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa.

 D. Mặt trời không chiếu sáng Mặt trăng che khuất.

Khi có nguyệt thực thì Mặt trăng bị Trái đất che khuất.

Chọn B

Ví dụ 2: Trong hai hiện tượng : nhật thực , nguyệt thực , hiện tượng nào dễ quan sát hơn?

 A. Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn

 B. Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn

 C. Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau

Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn vì nó thường diễn ra lâu hơn, trên 1 vùng rộng hơn trên Trái Đất, mặt khác nó có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường mà không gây hại mắt.

Chọn A

Quảng cáo

Ví dụ 3: Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy:

 A. Mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng mặt trời.

 B. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

 C. Mặt trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

 D. Một phần mặt trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 E. Một phần Mặt trời bị che khuất và thấy các tai lửa của mặt trời

Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

Chọn B

Câu 1. Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:

 A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.

 B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

 C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

 D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 E. Một phần Mặt trăng bị che khuất và thấy các tia sáng mặt trời

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.

Chọn A

Quảng cáo

Câu 2. Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:

 A. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng.

 B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.

 C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng.

 D. Người ở đó không nhìn thấy một phần mặt trời.

 E. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng lẫn mặt trời.

Hiển thị đáp án

Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.

Chọn B

Câu 3. Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào:

 A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng

 B. Định luật phản xạ ánh sáng

 C. Định luật khúc xạ ánh sáng

 D. Cả 3 định luật trên

Hiển thị đáp án

Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào cả 3 định luật truyền thẳng của ánh sáng, phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng.

Chọn D

Câu 4. Câu nào đúng nhất?

 A. Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất.

 B. Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm.

 C. Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng.

 D. Cả 3 phương án đều đúng

Hiển thị đáp án

Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Chọn D.

Câu 5. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời.

 A. Vì mặt trời lúc đó không phát ánh sáng nữa.

 B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.

 C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

 D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa

Hiển thị đáp án

Khi có nhật thực, ta không nhìn thấy Mặt Trời, vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

Chọn C

Câu 6. Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.

Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:

a] Nhật Thực quan sát được vào ………………………………..………….khi ……………………che khuất ánh sáng từ ……………………………

b] Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm ………………..…..khi ……………………che khuất………….

Hiển thị đáp án

a] Nhật Thực quan sát được vào ban ngày khi Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất.

b] Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm rằm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 8. Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?

Hiển thị đáp án

Nói như vậy là không đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực,chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của mặt trăng trên trái đất và những người đứng trong vùng lân cận [vùng bóng nửa tối] mới có thể quan sát được hiện tượng. những người không đứng trong vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.

Câu 9.

An và bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?

Hiển thị đáp án

Nếu An đúng thì An căn cứ vào thời gian, lúc các bạn nhìn thấy trăng hình lưỡi liềm vào mùng 1 âm lịch, khi đó gọi là trăng non. Còn Nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm.

Câu 10.

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?

Hiển thị đáp án

Đêm rằm Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, khi đó mới mới có thể chặn ánh sáng của mặt trờikhông chochiếu xuống mặt trăng.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề