Tại sao gà ngậm hoa hồng

Tục cúng gà trống ngậm hoa hồng ngày Tết.

Không chỉ trong dịp Tết mà hầu như tại các lễ cúng ở đình đền, miếu mạo cho đến giỗ chạp, lễ lạt tại các gia đình, họ tộc đều không thể thiếu lễ vật là gà trống luộc.

Ngoài lý do là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm của người xưa. Trong thập nhị can chi [12 con giáp] thì gà trống biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ; trong văn học gà trống được cho là loài có 5 đức lớn. Thời Nguyễn, Tả quân Lê Văn Duyệt từng nói với vua Gia Long về 5 cái đức của gà như sau: Một là, đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp như quần áo, gọn gàng đó là Văn. Hai là, chân cứng, có cựa nhọn để làm vũ khí, ấy là Võ. Ba là, thấy đối thủ là xông vào, ấy là Dũng. Bốn là, tìm thấy thức ăn liền gọi đồng loại, đó là Nhân. Năm là, đúng giờ, đúng canh liền cất tiếng gáy, ấy là Tín.

Lê Văn Duyệt tâu với vua rằng, binh thư có câu: “Phàm người làm tướng phải có đủ những đức: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín mới có thể làm ba quân mến phục. Có vậy mới là tướng tài để đánh thắng cường địch”. Loài gà có đủ 5 đức ấy, đức nào cũng đáng quý, trong đó gà lấy đức Tín làm đầu. Bất kể mùa đông hay mùa hạ, ngày nắng hay ngày mưa đều cất tiếng gáy đúng giờ, đúng canh để báo hiệu cho mọi người khắp trốn cùng quê thức dậy lo làm, lo ăn.

Dân gian thì đúc kết hình ảnh đẹp đẽ của gà trống qua câu ca sau: “Trên đầu đội sắc vua ban/ Dưới thời yếm thắm, dây vàng xum xuê/ Thần linh đã gọi thì về/ Ngồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng”.

Từ đặc điểm tự nhiên là tiếng gáy mà con gà trống được cho là có tác động vào thời gian của con người và được thi vị hóa; tiếng gáy báo sáng đánh thức mọi người thể hiện trí tuệ, niềm tin.

Chính bởi vậy, người ta chỉ dùng gà trống để cúng chứ không dùng gà mái hay gà trống thiến. Đặc biệt trong dịp Tết, nhất là trên mâm cúng Giao thừa và ngày mồng 1 Tết không thể thiếu gà trống luộc. Trong sách “Phương sóc chiêm tú” giải thích rằng, mỗi ngày trong tám ngày đầu năm mới thuộc về một con giống, gà thuộc ngày mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể thiếu gà.

Cúng gà trống nhất thiết phải có thêm bông hoa hồng đỏ gắn ở mỏ gà. Ngoài mục đích trang trí thì bông hoa hồng đỏ trên mỏ gà trống chính là biểu tượng của hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên báo hiệu năm mới đã đến.

Bên cạnh đó còn có cách giải thích về xuất xứ của tục cúng gà trống ngậm hoa hồng, đó là ngày xưa có một người vừa cắt tiết gà để cúng Giao thừa thì vợ chuyển dạ sinh con. Anh ta vội bỏ dở việc để lên lo chăm sóc cho vợ, sau đó mới xuống bếp làm tiếp nhưng không thấy gà đâu, tìm mãi mới thấy nó nằm chết trong bụi hoa hồng. Đang lo lắng thì mấy người hàng xóm an ủi rằng: “Đây có lẽ là điềm lành”. Người ấy bèn mang gà vào, khi luộc gà xong dâng lên bàn thờ, anh ta hái thêm một bông hoa hồng gắn vào mỏ gà, từ đó có tục cúng gà trống ngậm hoa hồng, biểu thị cho sự may mắn, đem lại vận đỏ trong năm mới.

Có thể bạn đã nhìn thấy hình ảnh gà cúng giao thừa ngậm hoa hồng đỏ từ nhiều năm qua nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của phong tục này.

Cứ đêm 30 hàng năm, nhà nhà đều có một mâm lễ cúng giao thừa theo đúng phong tục tập quán của người Việt xưa. Mâm lễ cúng có thể có thay đổi theo thời gian, "biến tấu" sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi gia đình, địa phương khác nhau. Nhưng có thể nói, một số đồ lễ chính gần như không thay đổi trong mâm lễ cúng giao thừa ấy chính là chú gà trống với bông hoa hồng đỏ ngậm ở miệng.

Nhưng phong tục này có từ bao giờ? Và nguồn gốc, ý nghĩa của việc làm này là từ đâu? Chúng ta hãy một lần tìm hiểu về phong tục lâu đời thú vị này:

Theo truyền thuyết thì khi Ngọc Hoàng tạo ra Trái đất, Người thấy Trái đất lạnh lẽo, ẩm ướt nên sai 10 người con - 10 ông mặt trời chiếu sáng suốt ngày đêm để sấy khô mặt đất. Nhưng rồi Ngọc Hoàng lại quên không thu hồi mặt trời quay về, khiến cho Trái đất trở nên khô cằn, nứt nẻ và người dân gặp phải hạn hán, mất mùa.

Khi đó, Trái đất xuất hiện một dũng sĩ với sức khỏe phi thường cùng chiếc cung thần linh thiêng. Chàng dũng sĩ giương cung bắn liên tiếp những mũi tên hạ gục 9 ông mặt trời xuống biển. Còn một ông mặt trời thì kịp trốn thoát. Cũng chính từ ngày đó thì Trái đất lại quay trở về những ngày tăm tối và lạnh lẽo.

Cả con người và loài vật để tìm mọi cách để gọi Mặt trời quay trở lại trái đất, nhưng rồi không ai có thể tìm thấy ông ở đâu. Cho tới một ngày, chú gà trống choai khỏe mạnh, oai phong nhảy trên cành cây một ngọn núi, dùng hết sức mình vươn cổ gáy vang cả núi rừng. Điều tuyệt vời đã xảy ra, từ phía Đông của Trái đất, mặt trời dần ló rạng, sáng bừng cả Trái đất. Từ đó, dù mùa đông hay mùa hè, cứ mỗi sáng chú gà trống lại cất tiếng gáy vang để gọi mặt trời thức giấc.

Mâm cỗ cúng truyền thống của người Việt đêm Giao thừa. [Ảnh: Internet]

Đêm Giao thừa còn được mọi người gọi là đêm trừ tịch - là đêm mà trời đất tối tăm nhất, dân gian ta lưu truyền rằng đây là lúc Mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nên mọi nhà đều dùng một chú gà trống để làm lễ cúng với mong muốn và hi vọng có một năm mới được mặt trời chiếu sáng cả năm, mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn.

Ngoài ra, người xưa có quan niệm rằng, gà trống là loài có 5 đức lớn:

- Văn: vì đầu của gà trống có mào giống như đội mũ, thân có lông màu đẹp.

- Võ: vì chân gà trống cứng cáp, có cựa, khỏe mạnh.

- Dũng: gà trống là loài vật có thể xông vào đấu tranh với đối thủ mà không nề hà mạnh yếu.

- Nhân: vì gà trống có thức ăn, chúng sẽ cất tiếng gáy báo hiệu gọi bầy đàn.

- Tín: vì cứ đến đúng giờ thì chúng sẽ gáy thật lớn như "đồng hồ báo thức".

Hình ảnh bông hoa hồng đỏ trên mỏ của gà trống trong đêm Giao thừa là hình ảnh chú gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời trong ngày đầu tiên của năm. Nên vào đêm Giao thừa, làm lễ cúng thì nhà nhà đều đặt gà trống ngậm hoa hồng đỏ quay mặt hướng ra cửa với ý nghĩa vận may, tài lộc sẽ được chiếu vào cửa nhà mình. Đó cũng là lí do vì sao người xưa dùng gà trống để cúng Giao thừa chứ không dùng gà mái.

Hình ảnh hài hước của các bạn trẻ khi giải thích về phong tục dân tộc Việt. [Ảnh: Internet]

Mới đây, các bạn trẻ đã "hài hước hóa" những phong tục tập quán Việt Nam bằng những bức hình được minh họa ngộ nghĩnh và trẻ trung. Có thể nói, đây là một trong những cách học hỏi phong tục dân tộc mới sẽ được nhiều người yêu thích trong thời gian tới đây.

Trong mâm cỗ cúng giao thừa hay cúng gia tiên ngày Tết đã từ lâu không thể thiếu con gà luộc ngậm hoa hồng đỏ và đĩa xôi gấc đỏ tươi.

  • Tự làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thịnh soạn đẹp mắt mà không quá cầu kỳ
  • Tết này đừng bỏ qua món kẹo trái cây đủ vị mời khách nhé!
  • 3 loài hoa quý nhà nhà dùng để trưng Tết nhưng cực độc với trẻ con

Theo truyền thuyết, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, nơi này rất lạnh lẽo, ẩm thấp mới sai 10 mặt trời ngày đêm soi sáng. Vì quá nhiều mặt trời nên đất khô, nứt nẻ. Do đó, đã có 1 dũng sĩ quyết giương cung bắn hạ mặt trời. 9 mặt trời bị bắn hạ. Mặt trời cuối cùng sợ quá bay trốn lên cao, không dám ló ra nữa. Lúc này mặt đất lại lạnh lẽo, tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khỏe mạnh cất tiếng gáy khiến mặt trời tò mò ngó xuống, dần hạ thấp độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.

Do đó, khi đến đêm giao thừa [trừ tịch] - đêm trời đất tối tăm nhất, cũng là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất, mọi người lại kháo nhau cúng gà trống để gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm.

[Ảnh: Internet]

Ngoài ra, ông bà xưa cho rằng, sở dĩ gà trống được chọn để cúng trong đêm giao thừa là bởi gà trống là loài có 5 đức lớn:

- Văn: mào trông như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ, biểu tượng cho văn.

- Võ: cựa gà là vũ khí, biểu tượng cho võ.

- Dũng: sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đàn, biểu tượng cho dũng khí.

- Nhân: gà trống đầu đàn luôn gọi bầy đến rồi mới ăn cùng, không bao giờ ăn một mình, biểu tượng cho nhân.

- Tín: luôn gáy đúng giờ bất kể thời tiết, mùa, biểu tượng cho tín.

Thế nên, từ bấy lâu nay, trong mâm cỗ cúng giao thừa hay cúng gia tiên ngày Tết đã từ lâu không thể thiếu con gà luộc và đĩa xôi gấc đỏ tươi, dù không với ý nghĩa "gọi mặt trời" như xưa nhưng với mong muốn cầu sự may mắn, khỏe mạnh cho gia đình trong cả năm. Điều đặc biệt thì đây phải là gà trống, hướng vào bát hương và miệng phải ngậm bông hoa hồng như để biểu thị cho sự may mắn, mang vận đỏ đến cho cả năm.

[Nguồn: Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề