Tại sao hay quên

Một số bệnh lý, ví dụ như Alzheimer, có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng hay quên. Nhận biết các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có hướng chăm sóc phù hợp.

Bệnh hay quên là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng HelloBacsi khám phá trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu chung

Chứng hay quên [đãng trí] là bệnh gì?

Hay quên, còn được gọi là bệnh đãng trí có thể là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Khi lớn tuổi, có nhiều thay đổi xảy ra trong các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não bộ. Một số người phải mất nhiều thời gian hơn để ghi nhớ hoặc hay quên những việc họ đã làm. Đây thường là dấu hiệu của sự lãng quên nhẹ, không phải vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đôi khi chứng hay quên cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer hoặc các bệnh lý về thần kinh nghiêm trọng khác.

Những ai thường mắc phải bệnh hay quên [đãng trí]?

Những người mắc bệnh đãng trí phần lớn là người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh hay quên còn gặp ở cả những người trẻ tuổi. Một số bệnh nhân là những người từng bị chấn thương vùng đầu và sang chấn tâm lý nặng. Trong đó, bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hay quên [đãng trí] là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hay quên có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy từng trường hợp.

Các triệu chứng của bệnh hay quên có thể là: người bệnh thường xuyên hỏi những câu giống nhau và bị lạc ở những nơi quen thuộc. Người bệnh không thể ghi nhớ và làm theo các hướng dẫn, bị mất phương hướng về thời gian, con người và địa điểm. Họ cũng ít quan tâm đến sự an toàn, vệ sinh và dinh dưỡng của bản thân.

Người mắc bệnh hay quên có những thay đổi nghiêm trọng về trí nhớ, nhân cách và hành vi, nặng hơn có thể bị mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng. Bệnh này còn được gọi là bệnh lú lẫn do tai biến mạch máu não.

Ở bệnh Alzheimer, các triệu chứng bắt đầu từ từ và trở nên nặng dần. Ở bệnh sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng, những cơn đột quỵ nhỏ hoặc những thay đổi trong việc truyền máu cho não có thể làm cho những triệu chứng bắt đầu đột ngột. Bệnh cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây ra loại sa sút trí nhớ này.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hay quên là tình trạng lão hóa bình thường ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang mắc một bệnh về thần kinh, họ có thể cần tiến hành những kiểm tra sâu hơn.

Triệu chứng nhận biết

- Định làm/ nói gì đó nhưng quên khuấy đi mất.

- Người khác nhờ làm việc gì nhưng thường quên bén đi.

- Muốn nói câu gì nhưng không tìm được từ để diễn tả hoặc dùng không đúng từ phù hợp.

- Quên vị trí đồ vật hàng ngày.

- Quên những việc lặt vặt như quên tắt bếp, quên khóa cửa, quên tắt đèn, đi tắm quên mang khăn...

Chứng đãng trí ở người trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi tưởng đơn giản nhưng thật ra lại rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời thì não bộ sẽ ngày càng suy yếu dẫn đến hoạt động chậm chạp, không thể nhớ được thông tin mới, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, suy giảm khả năng phán đoán...

Nặng hơn người bệnh sẽ hoàn toàn bị mất trí nhớ, mất khả năng vận động và phản xạ cùng các biến chứng: mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi, loét da... Cuối cùng dẫn đến tử vong vì những bệnh nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh

- Căng thẳng, áp lực công việc và học hành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đãng trí ở người trẻ tuổi.

- Ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc khiến bộ não quá tải và suy yếu cũng dẫn đến chứng hay quên.

- Thiếu ngủ khiến cho tế bào não không được phục hồi hoàn toàn dẫn đến bệnh hay quên và mất trí nhớ ngắn hạn.

- Ăn uống thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường hóa học, nhiều chất bảo quản và phụ gia... dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm trí nhớ của não bộ.

- Lối sống không ngăn nắp, thiếu gọn gàng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới chứng hay quên.

- Quá phụ thuộc vào công nghệ, lười động não, lười ghi nhớ. Thay vào đó là lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính...

Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa suy giảm trí nhớ?

Để bảo vệ trí não cũng như trí nhớ tốt hơn thì bạn cần lưu ý vài vấn đề sau:

- Tránh làm việc quá tải và nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn. Thói quen làm việc quá áp lực là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng không nhỏ cho trí nhớ.

- Hạn chế thiếu ngủ. Ngủ ít khiến các tế bào não không được phục hồi đầy đủ nên trí nhớ bị gây hại ít nhiều.

- Hạn chế ôm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến trí não xao nhãng và mất tập trung, lâu dần cũng gây suy giảm trí nhớ.

- Tăng cường nạp những thực phẩm tốt cho trí nhớ như các loại cá béo giàu axit Omega 3, trứng, hải sản giàu kẽm, các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C...

- Tăng cường đọc sách, học ngoại ngữ hoặc học bất kỳ lĩnh vực mới nào cũng khiến trí não phát triển tốt và hạn chế sa sút trí tuệ hiệu quả.

Nguồn: Sưu tầm

Dấu hiệu chung của bệnh này là cảm giác mơ hồ, lúc nhớ lúc quên về những điều bản thân sẽ cố gắng thực hiện nhưng không thể nhớ ra. Thông thường, điều này diễn trong khoảng thời gian ngắn, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Chứng bệnh hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu... khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, tức giận trong ửng xử giao tiếp.

Dưới đây là một số nguyên nhân

Trầm cảm: Khi tâm trạng không tốt,  chúng ta thật khó để tập trung làm một điều gì đó. Tuy nhiên không ai có thể tránh được chứng trầm cảm, trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này nếu thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng của lứa tuổi.

Không kiểm soát được tâm lí và hành động trong một khoảnh khắc nào đó có thể khiến những người trầm cảm mất đi người thân yêu hay bị các thành viên khác trong gia đình hiểu lầm.

Giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể tăng khả năng hay quên và không tập trung.

Rối loạn tâm trí: Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Với một số người, điều này thoạt đầu có vẻ thú vị và đầy thử thách nhưng về sau có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và căng thẳng. Khi bộ não phải làm việc quá tải, họ sẽ bị cảm giác rối loạn, lạc lối. Với một tâm trí lẫn lộn, trí nhớ kém là hệ quả dễ phát sinh và điều duy nhất giúp giải quyết chuyện này là tập trung vào một việc tại một thời điểm. Bộ não càng phải xử lí nhiều việc cùng lúc thì khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.

Thiếu ngủ:Khi thiếu ngủ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi đó những thông tin lưu trữ không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, điều này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.Giấc ngủ giúp cơ thể và tâm trí có cơ hội tái tạo và sửa chữa những phần tế bào, mô đã hao mòn. Ngoài ra, quá trình sóng não được tạo ra khi ngủ cũng là lúc trí nhớ được lưu trữ. Các sóng não cũng có thể chuyển phần ghi nhớ tới vỏ não trước trán, tức là các phần chứa trí nhớ dài hạn. Hãy ngủ đủ giấc nó là điều kiện đầu tiên giúp cải thiện trí nhớ, ngăn chặn suy giảm nhận thức.

Thiếu vitamin B1: Vitamin B1 [Thiamine] giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đồng thời là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và chuyển đổi thành năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong bộ não của chúng ta với chức năng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người.

Đối với những người không nhận được đủ lượng thiamine từ chế độ ăn uống, họ có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ. Để ngăn chặn tình trạng này, nên chú ý bổ sung vitamin B1 tự nhiên qua các nguồn thực phẩm như: Mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hạt dẻ, gà, gan, thịt lợn…

Do các bệnh lý: Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng hay quên.

Nguyên do bệnh ở não và chấn thương não: Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não... cũng gây mất trí nhớ và hay quên.

Do thuốc và chất gây nghiện:Ở người thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu.

Chứng hay quên ở người trẻ có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị.

Chữa bệnh quên ra sao?Để khắc phục chứng bệnh "chưa già đã lẫn", các chuyên gia khuyến cáo:1. Người bệnh cần thay đổi lối sống bằng cách: tránh căng thẳng, stress kéo dài2. Không làm nhiều việc cùng một lúc3. Ăn uống lành mạnh4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ5. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đọc sách báo và tham gia các hoạt động cộng đồng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tạo thói quen ghi chép, lên kế hoạch các công việc cần thực hiện trong thời gian sắp tới, sau đó đặt vị trí dễ quan sát nhất. Ngoài ra, nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm.


Video liên quan

Chủ Đề