Tại sao không được đánh thức người bị mộng du

Bệnh mộng du là một trạng thái khi ngủ thường xuyên gặp phải ở một số người. Tại sao lại có trạng thái mộng du? Những điều cần biết về bệnh lý này là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Mộng du là gì?

Bệnh mộng du là một trạng thái khi ngủ mà người đó lại có những hoạt động, hành vi giống như là đang thức. Ví dụ như những người này có thể ngồi bật dậy, đi xung quanh nhưng thật sự là họ đang trong giấc ngủ.

Mộng du có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của giấc ngủ NREM. Tuy nhiên hầu hết xảy ra ở 1/3 đầu giấc ngủ. Thường là ở giai đoạn song chậm. Trong giai đoạn này họ không tỉnh táo, có ánh mắt vô hồn và rất khó bị đánh thức bởi người khác.

Mộng du có thể có rất nhiều hành vi khác nhau. Nhiều giai đoạn có khởi đầu với một tình trạng lú lẫn. Những người này đơn giản có thể ngồi trên giường, nhìn xung quanh hoặc ga trải giường.

Những hành vi có thể diễn tiến phức tạp. Họ có thể đi ra khỏi giường, đi xung quanh phòng, thậm chí ra khỏi nhà.

Nhiều người có thể đi tắm, ăn uống, nói chuyện hoặc có những hành vi kì dị, phức tạp. Những hành vi bình thường có thể họ không làm được như đi trên một sợi dây.

Có một số trường hợp, họ hành động giống như đang cố gắng chạy thoát ra khỏi mối đe dọa nào đó. Tuy nhiên hầu hết những hành vi trong mộng du là những thói quen hằng ngày và ít phức tạp.

Mộng du là trạng thái khi ngủ mà lại có những hoạt động, hành vi giống như đang thức

Các trường hợp mộng du thường gặp

  • Có những trường hợp tự mở cửa và khởi động máy móc. Ví dụ người mộng du có thể tự mở cửa nhà và khởi động xe chạy.
  • Mộng du cũng có thể bao gồm những hành vi không phù hợp. Ví dụ như đi vệ sinh trong nhà kho hoặc thùng rác. Hầu hết các giai đoạn kéo dài từ vài phút đến 30 phút tuy nhiên vẫn có thể kéo dài hơn.
  • Người bị bệnh mộng du sau khi thức dậy họ có thể hoàn toàn không nhớ đến những gì đã diễn ra đêm qua. Nếu nhớ cũng chỉ là một vài khía cạnh.

Các trạng thái của bệnh mộng du

Mộng du có 2 trạng thái đặc biệt là:

1. Mộng du liên quan đến ăn uống.

Những người có liên quan đến hành vi ăn uống. Họ có thể ăn rất nhiều mà không hề nhận thức được họ đang ăn. Trong giai đoạn này, họ có thể ăn những thức ăn kì dị. Cho đến hôm sau họ mới thấy được những bằng chứng là họ đã ăn chúng.

2. Mộng du liên quan đến hành vi tình dục.

Ở mộng du liên quan đến hành vi tình dục, có nhiều mức độ hoạt động tình dục. Ví dụ như thủ dâm, vuốt ve, giao hợp có thể xảy ra trong lúc ngủ. Người đó không hề nhận biết được. Tình trạng này thường gặp ở nam. Có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, các mối quan hệ trong đời sống.

2. Diễn tiến của bệnh mộng du như thế nào?

Hầu hết bệnh mộng du xảy ra ở trẻ em và giảm dần theo tuổi. Nếu khởi phát lúc trưởng thành và không ghi nhận tiền sử mộng du lúc nhỏ.

Bạn nên đi tìm những nguyên nhân đặc biệt như: ngưng thở khi ngủ, động kinh, ảnh hưởng của thuốc.

3. Mộng du điều trị ra sao?

Thông thường, mộng du có thể không gây ra bất kì vấn đề khó khăn nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mộng du có thể dẫn đến chấn thương.

Ví dụ, nhảy từ trên cao, đi trên mái nhà hoặc chui qua cửa kính. Hoặc các trường hợp làm cho người đó bị xấu hổ. Ví dụ như được tìm thấy trên đường ở trạng thái trần truồng.

Khuyến cáo nên đóng chặt cửa sổ và cửa ra vào. Cất giấu những đồ dễ vỡ. Tuy nhiên không nên khóa phòng ngủ của người mộng du, đặc biệt là ở trẻ em. Thực hiện các khuyến cáo trên để đảm bảo an toàn khi có hỏa hoạn xảy ra.

Biện pháp điều trị phổ biến

Hơn 100 năm qua, hàng ngàn các ca được điều trị tâm lý, thuốc hoặc những can thiệp khác không thể điều trị khỏi mộng du. Nếu như mộng du gây ra những khó khăn đáng kể cho người bệnh và người thân. Những can thiệp tâm lý, thời gian biểu thức có thể có hiệu quả.

  • Thời gian biểu thức là biện pháp nhanh chóng đánh thức người mộng du 15 – 30 phút trước thời điểm họ hay mộng du. Vệ sinh trước giấc ngủ cũng là một trong những biện pháp có thể áp dụng.
  • Đối với những trường hợp mộng du do thuốc. Chúng ta nên ngưng sử dụng thuốc. Những thuốc có thể gây mộng du thường gặp là: thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, benzodiazepine,…
Hầu hết bệnh mộng du xảy ra ở trẻ em và giảm dần theo tuổi

4. Bạo lực trong mộng du?

Những người bị bệnh mộng du không có xu hướng đi tìm một ai đó. Tuy nhiên, họ có thể vô tình gặp người khác. Bởi vì cảm xúc hay gặp nhất trong mộng du là sợ hãi. Khi đó sẽ có những đáp ứng chiến đấu hay bỏ chạy.

Một tỉ lệ rất nhỏ những người mộng du có xu hướng bạo lực với người khác. Những hành vi bạo lực thường gặp ở đàn ông hơn, đặc biệt là người trẻ.

Trong trường hợp này, điều cần thiết nhất là đảm bảo an toàn cho những người xung quanh. Một vài giả thuyết cho thấy có thể điều trị kích động khi tỉnh có thể giảm những hành vi bạo lực lúc mộng du.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là kiêng rượu bia và chất kích thích. Những chất này có thể làm gia tăng kích động bạo lực.

Những người bị bệnh mộng du không có xu hướng đi tìm một ai đó

Nếu bạn có những triệu chứng của bệnh mộng du và chưa tìm ra cách giải quyết phù hợp. Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa uy tín, chất lượng để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời. 

Trong cuộc sống hiện đại, những lo âu, bận rộn đã khiến chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bạn hiểu gì về chứng rối loạn giấc ngủ? Tim hiểu qua bài viết sau: Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết

Bạn có thói quen ngồi bật dậy hoặc đi lại trong vô thức vào nửa đêm? Bạn thường xuyên lầm bầm trong lúc ngủ? Bạn rất có thể đang mắc bệnh mộng du!

Tìm hiểu chung

Mộng du là bệnh gì?

Mộng du là tình trạng rối loạn làm người bệnh đứng dậy và đi lại khi họ vẫn đang ngủ. Bệnh thường xảy ra khi một người ở giữa giai đoạn ngủ say và giai đoạn chuẩn bị thức giấc. Người bị mộng du không thể phản ứng lại các sự kiện và không thể nhớ được chúng. Trong một số trường hợp, người bệnh thường nói những điều vô nghĩa.

Những ai dễ mắc bệnh?

Có khoảng 1% đến 15% dân số bị mộng du và thường xảy ra ở trẻ từ 4 đến 8 tuổi, nhưng người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh này. Người trưởng thành bị mông du kéo dài là bình thường và không liên quan đến bất kì vấn đề nghiêm trọng nào về thần kinh hay tâm lý.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mộng du là gì?

Tình trạng này thường xảy ra vào lúc đêm khuya, thường từ 1-2 tiếng sau khi ngủ và ít xảy ra khi bạn ngủ trưa. Giai đoạn mộng du có thể kéo dài khoảng vài phút hoặc lâu hơn tùy trường hợp.

Những dấu hiệu của người mộng du bao gồm:

  • Ra khỏi giường và đi lại xung quanh
  • Ngồi trên giường và mở mắt
  • Mắt đờ đẫn vô hồn
  • Thực hiện những hành động theo thói quen như thay đồ, nói chuyện hay ăn nhẹ
  • Không phản ứng hoặc giao tiếp với người khác
  • Khó bị đánh thức khi đang mộng du
  • Mất phương hướng hay bối rối trong thời gian ngắn sau khi bị đánh thức
  • Nhanh chóng ngủ lại
  • Không nhớ về việc mình bị mộng du vào sáng hôm sau
  • Đôi khi có các vấn đề chức năng vào ban ngày do bị phá giấc ngủ
  • Gặp những nỗi kinh hoàng khi ngủ đi cùng với mộng du

Bên cạnh đó, trong các trường hợp hiếm gặp hơn, người bệnh cũng có thể:

  • Rời khỏi nhà
  • Lái xe
  • Có những hành vi bất thường ví dụ như tiểu tiện trong tủ quần áo
  • Quan hệ tình dục mà không có nhận thức
  • Bị thương, ví dụ như té xuống cầu thang hoặc nhảy ra ngoài cửa sổ
  • Trở nên bạo lực sau khi thức dậy hoặc đôi khi là trong mộng du

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết trường hợp bạn sẽ không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu những giai đoạn mộng du của bạn có các dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên xảy ra, như nhiều hơn 1 đến 2 lần một tuần
  • Gây ra những hành vi nguy hiểm hoặc gây thương tích cho người bệnh hoặc những người xung quanh
  • Ảnh hưởng tới giấc ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc người bệnh cảm thấy xấu hổ vì những hành vi của mình
  • Bắt đầu xuất hiện mộng du khi trưởng thành
  • Kéo dài tới tuổi vị thành niên

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây ra bệnh mộng du là gì?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mộng du, bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Mệt mỏi
  • Stress
  • Trầm cảm
  • Lo âu [ví dụ như hội chứng lo âu xa cách ở trẻ nhỏ]
  • Sốt
  • Phá vỡ thói quen ngủ
  • Một số loại thuốc và chất chẳng hạn như thuốc ngủ tác dụng ngắn, thuốc an thần hoặc kết hợp các loại thuốc dành cho bệnh tâm thần và người uống rượu

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng có thể gây dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mộng du?

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát sinh dạng rối loạn giấc ngủ này bao gồm:

  • Gene: tình trạng này có thể do di truyền. Nếu một hoặc cả bố và mẹ bạn từng bị mộng du khi còn nhỏ hoặc trưởng thành, khả năng bạn mộng du có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.
  • Tuổi tác: bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ và mộng du khi còn nhỏ thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mộng du ?

Trẻ bị mộng du là điều bình thường và không cần đến điều trị y tế, bố mẹ chỉ cần để mắt đến trẻ là đủ. Ngược lại, người trưởng thành gặp phải loại rối loạn giấc ngủ này sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm đến những lời khuyên từ chuyên gia.

Bác sĩ chuyên về y khoa giấc ngủ sẽ giúp xác định nguyên nhân khác gây mộng du hoặc khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn, bao gồm:

  • Các dạng rối loạn giấc ngủ khác
  • Điều kiện y tế
  • Sử dụng thuốc
  • Rối loạn sức khỏe tâm lý
  • Lạm dụng chất kích thích.

Bác sĩ có thể kiểm tra giấc ngủ bằng cách sử dụng đa kí giấc ngủ, nghiên cứu giấc ngủ ghi lại đồ thị các xung não, nhịp tim và nhịp thở khi bạn đang ngủ. Bác sĩ có thể quan sát những chuyển động của tay chân và quay lại những hành vi khi bạn ngủ. Nghiên cứu này sẽ cho bác sĩ thấy lúc bạn ra khỏi giường và làm bất kì điều gì bất thường.

Đâu là cách chữa bệnh mộng du hiệu quả?

Với trẻ bị mộng du, bệnh sẽ tự hết ở tuổi vị thành niên mà không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bạn để ý thấy trẻ ngồi dậy và đi lại trong lúc ngủ, hãy nhẹ nhàng đưa bé về giường.

Tuy nhiên, việc điều trị sẽ cần thiết khi tình trạng trên có những ảnh hưởng tiêu cực như khiến người bệnh xấu hổ, dễ bị chấn thương hoặc gây khó chịu cho người xung quanh. Các cách chữa bệnh mộng du thường gặp có thể kể đến như:

  • Điều trị nguyên nhân gốc rễ [mất ngủ, sức khỏe không tốt, rối loạn tâm thần…]
  • Thay đổi toa thuốc nếu nguyên nhân gây mộng du là do thuốc
  • Dùng thuốc, chẳng hạn như benzodiazepin hoặc một số thuốc chống trầm cảm nhất định, nếu mộng du dẫn đến thương tích, gây rối cho các thành viên trong gia đình, gây xấu hổ hay gián đoạn giấc ngủ
  • Học cách tự thôi miên.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

Không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể tiến hành một số bước để giảm đến mức tối thiểu khả năng mộng du, bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc
  • Hạn chế căng thẳng bằng cách tập các bài tập thể dục phù hợp đều đặn
  • Tránh các kích thích trước khi ngủ [thính giác hoặc thị giác].

Ngoài ra, một số mẹo giúp bạn tránh bị thương trong khi mộng du, bao gồm:

  • Ngủ trong môi trường an toàn, thoải mái và không có những vật nhọn gây nguy hiểm
  • Ngủ trong phòng ngủ, nếu có thể ngủ trên sàn nhà
  • Khóa cửa chính và cửa sổ
  • Che rèm với cửa kính
  • Đặt đồng hồ báo thức hoặc chuông ở cửa phòng ngủ.

Bạn hãy cố giữ tinh thần tích cực. Bạn nên nhớ rằng mộng du không phải là tình trạng nghiêm trọng và thường tự khỏi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề