Tại sao lại khóc nhiều

Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rằng ở các trẻ nhỏ khỏe mạnh, sự kích thích ruột không phải do chế độ ăn uống không đảm bảo, và đau bụng sẽ tự thoái lui mà không có những tác dụng phụ lâu dài. Các bác sĩ cũng cần hiểu rằng khi trẻ nhũ nhi bị đau bụng colic có thể làm ảnh hưởng như thế nào lên tâm lý của cha mẹ trẻ.

Các biện pháp sau đây có thể hỗ trợ:

  • Đối với trẻ sơ sinh khóc trong thời gian ngắn: Trẻ được ôm, lắc nhẹ, hoặc vỗ nhẹ nhàng

  • Đối với những trẻ có khả năng mút sữa rất mạnh và tiếp tục muốn bú mẹ sau khi ăn: Cơ hội để mút nhiều hơn [ví dụ như dùng núm vú giả]

  • Nếu cho trẻ bú bình > ‘Hết chịu nổi’ vì bé sơ sinh quấy khóc cả ngày? Dưới đây là giải pháp của mẹ

     Bé khóc không rõ nguyên nhân làm mẹ rất bối rối và lo lắng

    Đặc điểm 3: Có thể em bé khóc nhiều, khóc dai dẳng, dỗ mãi không nín

    Không phải lần khóc nào của bé cũng vậy, nhưng có đến 10% trong số đó kéo dài mà ba mẹ đành phải bất lực. Nếu ba mẹ phân biệt được khóc nhặng xị, khóc nhanh nín và khóc không ngừng thì sẽ hiểu lý do tại sao có những lần có thể dỗ con nín một cách dễ dàng, nhưng cũng có lúc đành nhìn con khóc mà không làm gì được. 

    Nếu bé sơ sinh khóc nhặng xị [thời gian khóc có thể kéo dài đến nửa tiếng] thì mẹ có thể dỗ bằng cách đi rong hay vỗ nhẹ ở lưng. Ngược lại, khi bé đã bước vào đợt khóc không ngừng trong chu kỳ thì nỗ lực của ba mẹ hầu như không có tác dụng. 

    Bé có thể nín vài phút khi mẹ dỗ [ví dụ như cho bú], nhưng sẽ khóc trở lại khi mẹ ngừng. Ngoài ra, không phải phương pháp dỗ nào của mẹ cũng phát huy tác dụng trong mọi trường hợp đâu ba mẹ ơi. 

    Trẻ mới sinh khóc nhiều, khóc mãi không nín khiến ba mẹ cực kỳ lo lắng. Trong lúc đó lại có quá nhiều lời khuyên về các phương pháp dỗ bé nín bặt đến từ người thân, bạn bè, hay thậm chí là các trang thông tin trên mạng. Tâm trạng ba mẹ đang rối bời lắm phải không?

    Trên thực tế, đúng là một số phương pháp dỗ có tác dụng ở một thời điểm nhất định nào đó hoặc có thể là trong hầu hết những lần khóc của một số bé. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý rằng các phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả, nhất là với những em bé khóc nhiều, khóc mãi mà dỗ không nín. 

    Nếu ba mẹ kỳ vọng quá nhiều vào hiệu quả của phương pháp dỗ thì sẽ càng thất vọng và khó chịu hơn khi kết quả không được như ý muốn. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng sẽ có những lúc mình chỉ có thể nhìn con khóc.

    Đặc điểm 4: Bé sơ sinh khóc nhiều như bị đau, bị ai cấu nhưng thực tế không phải

    Thông thường, trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều khi khi bị đau hoặc khi đói. Điều đặc biệt là tiếng khóc trong những trường hợp này là khá giống nhau. Nếu mẹ biết rõ là bé khóc do bị đau thì giải pháp sẽ dễ dàng hơn. Thế nhưng, trong trường hợp mẹ không để ý [trường hợp rất hay xảy ra] thì rất khó để biết tại sao bé sơ sinh khóc nhiều và trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người có phải là đang bị đau không. 

    Hiện nay, mẹ có thể tìm hiểu và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, trong đó có gợi ý về cách xác định nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều. Nhiều người cho rằng chỉ cần dựa vào tiếng khóc, biểu cảm khuôn mặt hay hành động là có thể biết bé có đang bị đau hay không. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. 

    Khi bị đau, chắc chắn bé sẽ khóc. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé khóc cũng là do bị đau đâu ạ. Ba mẹ cần lưu ý đến các nguyên nhân khác nữa.

     Mẹ lo lắng bé bị đau ở đâu đó nên mới khóc nhiều như vậy

    Đặc điểm 5: Em bé có thể khóc nhiều, trong thời gian dài và dỗ mãi không chịu nín

    Trên thực tế, trẻ sơ sinh khóc nhiều và khóc lâu nhất trong giai đoạn 3-4 tháng đầu đời. Một nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho biết thời gian trung bình của mỗi lần khóc là 35 phút, trong đó có những lần bé khóc rất lâu và có những lần khóc rất nhanh nín. 

    Cụ thể trong nghiên cứu này, thời gian khóc ngắn nhất và dài nhất của bé lần lượt là 5 phút và 2 tiếng. Thời gian khóc có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của từng bé, nhưng điểm chung là tất cả trẻ mới sinh khóc nhiều và khóc lâu nhất trong một vài tháng đầu tiên. 

    Đặc điểm 6: Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều về đêm và chiều muộn

    Bé có thể khóc nhặng xị, khóc nhanh nín hay khóc dai dẳng vào bất cứ thời điểm nào, không kể ban ngày hay ban đêm. Một số bé sơ sinh lại có “lịch khóc” tương đối cố định; trẻ khóc vào giờ nhất định nào đó trong ngày. Giống như đồng hồ sinh học vậy, cứ đến giờ đó là bé khóc. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều về đêm và chiều muộn. 

    Ba mẹ nghĩ bé khóc đòi bế khi thấy ba mẹ đi làm về? Hay là bé khóc để gây sự chú ý nhỉ? Suy đoán của ba mẹ không đúng rồi. Dù ba mẹ có đi làm về hay không, ba mẹ có làm điều gì “trái ý” hay không đều không liên quan đến việc trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều. 

    Ba mẹ có đang tự hỏi: “Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không?”, “Trẻ sơ sinh khóc nhiều có tốt không?”, “Trẻ sơ sinh khóc không chịu ngủ là bị làm sao?”, “Con có đang bị đau ở đâu không?”... Ba mẹ chắc đang lo lắng và cảm thấy bất lực lắm phải không?

    Trên thực tế, không phải bé nào cũng có tất cả 6 đặc điểm kể trên đâu ba mẹ nhé! Có những bé khóc rất ít, và cũng vì đó mà ba mẹ không nhận ra chu kỳ khóc đầu đời của con. Một số trẻ sơ sinh khóc nhiều trong vòng 1-2 ngày liên tục nhưng giảm hẳn trong 3 ngày kế tiếp. Số lần khóc và thời gian khóc tăng dần theo các tuần nhưng không phải theo đường thẳng, mà là đường cong. Nghĩa là bé khóc nhiều khi chu kỳ đạt đỉnh và khóc ít dần đi trong nửa sau của chu kỳ. 

    Trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn vào ban đêm, khóc dai dẳng khi ở đỉnh của chu kỳ hoặc ở giai đoạn kế tiếp của đỉnh - là khóc kéo dài. 

    Nếu ba mẹ không hiểu nhiều về chu kỳ khóc trong 2-3 tháng đầu đời của con thì rất dễ lo lắng thái quá. Đây là những đặc điểm hết sức bình thường đối với đa số bé sơ sinh. Và ba mẹ không hề cô đơn đâu vì cũng có rất nhiều ba mẹ đang cùng chung cảnh ngộ này đó. 

     Ba cũng không khỏi sốt ruột khi con cứ khóc mãi mà không chịu nín

    Tóm tắt 6 đặc điểm khóc của trẻ sơ sinh

    Ba mẹ đã từng nghe qua cụm từ Period of PURPLE Crying [tạm dịch là Giai đoạn khóc tím mặt] hay chưa? PURPLE là viết tắt của các chữ cái miêu tả đặc điểm trẻ sơ sinh khóc nhiều trong những tuần đầu và những tháng đầu đời. Cụ thể như sau: 

    • P [Peak of crying]: Mức độ khóc của bé tăng dần qua các tuần, đỉnh điểm là trong tháng thứ 2 và giảm dần từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5. 
    • U [Unexpected]: Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, khóc và nín đột ngột mà mẹ không biết lý do.
    • R [Resists soothing]: Bé khóc không chịu nín dù mẹ đã cố gắng dỗ bằng mọi cách.
    • P [Pain-like face]: Bé khóc như bị đau, bị ai cấu nhưng không phải.
    • L [Long - lasting]: Đợt khóc của bé có thể kéo dài 5 tiếng một ngày, thậm chí là lâu hơn.
    • E [Evening]: Bé khóc nhiều hơn vào chiều muộn và buổi tối.

    Tuy nhiên, với những bé đã theo POH Easy One thì giai đoạn này trôi qua nhẹ nhàng hơn nhiều vì bé được sinh hoạt khoa học, được ăn no, ngủ đủ nên sự khó chịu, cáu gắt dịu đi đáng kể. Với nhiều bé, giai đoạn này ba mẹ không cảm nhận rõ ràng, vì bé gần như không có biểu hiện "cáu gắt".

    Với những bé chưa theo POH Easy One thì đây là giai đoạn không thể tốt hơn để bắt đầu hướng dẫn con EASY & tự ngủ.

    Ba mẹ có thể tham khảo cách giúp con ăn no, ngủ đủ, hạn chế quấy khóc tại POH Easy One nhé!

    Nguồn: purplecrying.info

    Video liên quan

Chủ Đề