Tại sao Luật hôn nhân và gia đình cấm nam nữ có huyết thống 3 đời không được kết hôn với nhau

Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần [trong vòng 3 đời] kết hôn với nhau?

Đề bài

Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần [trong vòng 3 đời] kết hôn với nhau?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Họ hàng gần có tỷ lệ kiểu gen giống nhau cao.

Lời giải chi tiết

Bởi vì khi kết hôn giữa những người có họ hàng gần thì đời con có tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình. Con cái thường bị dị tật, quái thai, ...

Loigiaihay.com

  • Bài 1 trang 70 SGK Sinh 12

    Giải bài tập Bài 1 trang 70 SGK Sinh 12

  • Bài 2 trang 70 SGK Sinh 12

    Giải bài tập Bài 2 trang 70 SGK Sinh 12

  • Bài 3 trang 70 SGK Sinh 12

    Giải bài tập Bài 3 trang 70 SGK Sinh 12

  • Bài 4 trang 70 SGK Sinh 12

    Giải bài tập Bài 4 trang 70 SGK Sinh 12

  • Giả sử ta có 1 quần thể cây đậu Hà lan gồm toàn cây dị hợp tử Aa. Xác định thành phần kiểu gen [tỉ lệ các kiểu gen AA: Aa: aa] của quần thể qua các thế hệ tự thụ phấn bằng cách điền tiếp các số liệu vào bảng 16 dưới đây:

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Sinh học 12

Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần [trong vòng 3 đời] kết hôn với nhau?

Xem lời giải

Cách xác định quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời

Pháp luật quy định về điều kiện kết hôn như thế nào? Kết hôn với người có quan hệ họ hàng được không? Người có họ trong phạm vi ba đời bao gồm những ai? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Nam, nữ đều có quyền kết hôn, ly hôn theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến điều kiện kết hôn thì bạn cần phải tìm hiểu các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc hỏi ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lývề các vấn đề liên quan đến điều kiện kết hôn,bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi:1900.6169để đượctư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn cách xác định quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời

Hỏi: Chào luật sư, cho tôi hỏi thắc mắc về quan hệ họ hàng không thuộc trường hợp cấm kết hôn thế nào, cụ thể: Ông ngoại của tôi và bà ngoại của bạn gái tôi là hai anh em ruột. Do đó gia đình hai bên không đồng ý cho chúng tôi lấy nhau. Tôi muốn hỏi, theo pháp luật Việt Nam quan hệ của chúng tôi được xác định là đời thứ mấy? Và chúng tôi có được phép kết hôn hay không?

Trả lời:Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình tới Luật Minh Gia. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ tại Điều 5Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp bịcấm kết hôn, trong đó, tại điểm d khoản 2 quy định:"...Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"

Luật sư tư vấn về điều kiện kết hôn trực tuyến, gọi:1900.6169

Cách tính “đời” như sau: Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh em con chú, con bác, con cô, con cậu là đời thứ ba.

Trường hợp của bạn, ông ngoại của bạn và bà ngoại của bạn gái là hai anh em ruột, vậy: Cụ của bạn là đời thứ nhất; ông ngoại của bạn và bà ngoại của bạn gái bạn là đời thứ hai; mẹ của bạn và mẹ của bạn gái bạn là đời thứ ba; bạn và bạn gái bạn là đời thứ tư. Như vậy, theo luật hôn nhân và gia đình, các bạn không vi phạm điều cấm nói trên, tức là hai bạn được phép kết hôn một cách hợp pháp.

Chúc hai bạn thành công!

-----

- Xác định quan hệ hôn nhân trong phạm vi ba đời quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Thưa luật sư tôi và dì của tôi muốn lấy nhau mà không biết cách nhau mấy đời rồi và có được pháp luật cho phép lấy nhau không xin luật sư tư vấn ạ: mẹ của dì tôi và bà nghoại của tôi là 2 chị em họ, bà cố của tôi và, tôi gọi mẹ của dì tôi bằng bà, mẹ tôi gọi dì tôi là em, bà cố của tôi và ngoại của dì tôi là chị em ruột. Vậy xin hỏi luật sư là tôi và dì tôi đã cách nhau mấy đời ạ.

Trả lời:Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bán chúng tôi đã tư vấn như sau:

Theo quy định tại điểm dkhoản 2 Điều 5Luật hôn nhân và gia đình 2014, nghiêm cấm các hành vi "Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng".

Những người có họ trong phạm vi ba đời lànhững người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Theo mối quan hệ bạn đưa ra, bố mẹ sinh ra bà ngoạicủa dì bạnvà bà cố của bạn là đời thứ nhất, bà cố bạn và bà ngoại dì bạnlà đời thứ hai, mẹ dì bạn và bà ngoại bạn là đời thứ ba, dì bạn và mẹ bạn là đời thứ tư, bạn thuộc đời thứ năm. Như vậy, nếu bạn và dì bạn kết hôn thì sẽ là người thuộc đời thứ năm kết hôn với người thuộc đời thứ tư, nằm ngoài phạm vi ba đời. Về quy định của pháp luật, quan hệ này không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, xét về đạo đức, tập quán địa phương, quan hệ hôn nhân này khá gần, không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

>> Tư vấn thắc mắc về xác định quan hệ họ hàng, gọi:1900.6169

-Thủ tục cải chính giấy khai sinh khi sai về năm sinh của người mẹ thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, chú tôi muốn đính chính lại tên mẹ trong giấy khai sinh bị viết nhầm. Chú tôi sinh ra ở Hà Nội năm 1955, hiện đang sống trong Tp HCM, do tên mẹ bị viết nhầm nay chú tôi muốn đính chính lại, tôi mang hồ sơ lên quận họ yêu cầu sơ yếu lý lịch , chứng minh thư, hộ khẩu, giấy khai sinh bản gốc[bản bị sai]. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ, khi mang nộp họ lại in cho tôi một tờ giấy khi cụ tôi khai sinh cho chú tôi viết là 49 tuổi lẽ ra thời điểm đó cụ tôi 51 tuổi, họ bảo tôi phải tìm chứng cứ chứng minh hai cụ sinh ra chú tôi là vợ chồng, các cụ lấy nhau những năm 40 thì lấy đâu ra giấy chứng nhận kết hôn. Giờ tôi đang không biết nên làm thế nào, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Đối với những sự kiện hộ tịch có thời gian rất lâu như trường hợp này thì rất khó đưa ra giấy đăng ký kết hôn của hai bố mẹ. Tuy nhiên, gia đình có thể lựa chọn cách tìm những người cao tuổi tại nơi hai bố mẹ sinh sống làm chứng và xác nhận cho về vấn đề hai người có quan hệ vợ chồng tại thời điểm nào? Từ đó bên phía tư pháp sẽ có đơn đề nghị yêu cầu xin hướng dẫn để giải quyết thủ tục cải chính trên giấy khai sinh của người con.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Cách xác định quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậnluật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyếnđể được giải đáp.

Tin cùng chuyên mục

  • Bị bêu ảnh trên Facebook để đòi nợ, nạn nhân phải làm sao?
  • Xây nhà trên đất bố mẹ vợ cho khi ly hôn xử lý thế nào?
  • [Giải đáp] Ly hôn nhanh mất bao nhiêu tiền?
  • 4 điều cần biết khi "Ăn cơm trước kẻng"
  • Vụ ly hôn café Trung Nguyên: Mức án phí kỷ lục là nhầm lẫn?

TTO - Em và cô ấy có quan hệ huyết thống như sau: bà ngoại em là em của ông nội cô ấy. Vậy em và cô ấy có quan hệ huyết thống 4 đời phải không? Chúng em quen nhau nhưng gia đình hai bên ngăn cản vì cho là bà con nhưng em có giải thích mà mọi người không nghe. Vậy em và cô ấy có thể lấy nhau được không?

Nếu được thì tụi em phải đăng ký kết hôn ở đâu và phải cần những gì, thủ tục như thế nào mới đầy đủ? Hộ khẩu của em ở thành phố, còn cô ấy thì ở tỉnh. Có phải sau khi đăng ký kết hôn thì tụi em là vợ chồng hợp pháp phải không? [Em và cô ấy đã đủ tuổi kết hôn và không có vấn đề gì trở ngại ngoài việc gia đình 2 bên ngăn cản]. chieuhien09@...

Trả lời:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba;

Theo cách tính như trên thì hai bạn là người có họ thuộc đời thứ 4, cụ thể như sau: hai cụ thân sinh ra bà ngoại của bạn và ông nội cô ấy là đời thứ nhất, bà ngoại của bạn và ông nội cô ấy là đời thứ hai, cha mẹ bạn, và cha mẹ cô ấy là đời thứ ba, tiếp theo, bạn và cô ấy là đời thứ tư.

Nếu bạn và cô ấy đã đủ tuổi đăng ký kết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn [Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính] thì hai bạn hoàn được phép kết hôn với nhau mà không ai có quyền ngăn cản.

Theo quy định của pháp luật thì Nam và Nữ khi đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật thì được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về quản lý hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn; Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.

Về thủ tục Thủ tục đăng ký kết hôn:

1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai [theo mẫu quy định] và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoài, thì cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước mà người đó cư trú, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Video liên quan

Chủ Đề