Tại sao McDonalds chưa thành công ở Việt Nam

Nhiều đoàn người xếp hàng chờ đợi để mua đồ ăn, hơn 400.000 thực khách chia sẻ thông tin về McDonald trong tháng khai trương đầu tiên. Tất cả đều như dự đoán về một tương lai tươi sáng của McDonald’s ở đất nước này.

Tuy nhiên trong kinh doanh, thực tế đôi khi tàn nhẫn hơn nhiều so với dự đoán. Cho đến bây giờ, McDonald’s mới chỉ mở vỏn vẹn được 22 cửa hàng trên khắp cả nước. Cây bút Leo Saini của trang Business Blunder đã chỉ ra các sai lầm về chiến lược của ông lớn đồ ăn nhanh tại Việt Nam này.

1. Đồ ăn Việt còn nhanh hơn cả đồ ăn nhanh McDonald’s

Ở Việt Nam, dù không có khái niệm “đồ ăn nhanh” nhưng tất cả các món ăn đều rất nhanh. Dù là phở hay bánh mì, thì khách hàng đều có rất nhiều lựa chọn nhanh gọn lẹ cho các bữa ăn.

Phở, người bán chỉ cần vài chục giây chuẩn bị là có thể phục vụ khách hàng. Bánh mì cũng vậy, chỉ mất khoảng một phút, người bán đã xẻ bánh mì, bỏ nhân xong vào bánh để đưa đến tay khách hàng.

Vậy nên điểm độc đáo nhất trong chiến lược kinh doanh của McDonald’s - Nhanh - đã “không còn đất dụng võ” tại thị trường Việt Nam.

2. Cạnh tranh khốc liệt với các quán địa phương

Theo thống kê trong năm 2018, trên cả nước Việt Nam có khoảng 540.000 đơn vị phục vụ dịch vụ ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng địa phương.

Ăn uống vỉa hè đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở Việt Nam. Thức ăn đủ các kiểu đều có ở mọi nơi, dù trên các lề đường hay trên những con thuyền dưới sông. Trong khi đó, thực đơn của McDonald’s chỉ xoay quanh các loại burger và nước uống. Rõ ràng, người Việt Nam có nhiều lựa chọn rẻ hơn, ngon hơn, phù hợp hơn ở bên ngoài so với trong những cửa hàng McDonald’s

3. McDonald’s áp giá “tây” vào thị trường “ta”

Hiện tại, một phần Big Mac ở Việt Nam có giá khoảng 65.000 VNĐ [2.82 USD]. Đây là cái giá hợp lý cho đời sống phương Tây. Tuy nhiên với mức chi tiêu ở Việt Nam, giá cả này khá xa xỉ và không thích hợp dùng hàng ngày.

Theo Numeo, một bữa ăn ở Việt Nam chỉ tốn trung bình khoảng 50.000 VNĐ [2.16 USD], trong khi một bữa ăn ở McDonald’s có thể đắt gấp đôi, khoảng 100.000 VNĐ [4.32 USD].

Việc phải chi trả gấp đôi cho một chiếc burger, một cốc nước ngọt và một vài miếng khoai tây chiên đã kéo dài hố sâu giữa khách hàng và McDonald’s. Mặc dù McDonald’s đã có một vài món cải biến phù hợp khẩu vị địa phương, như món cơm gà và cơm tấm, tuy nhiên không phải thực khách Việt Nam nào cũng đủ tài chính để làm khách quen ở các cửa hàng McDonald’s.

4. Người Việt quen ăn chung

Không phù hợp với văn hóa địa phương là lý do dẫn đến sự thất bại của Starbucks ở Úc và KFC ở Israel.

Trong văn hóa Việt Nam, cả gia đình hoặc nhóm bạn ngồi ăn và cùng nhau chia sẻ đồ ăn là một việc rất bình thường. Khi ấy, phong cách ẩm thực của McDonald’s không hề phù hợp với nét văn hóa này.

Thứ nhất, Burger không phải là món để chia sẻ với người khác. Thứ hai, việc phải ăn nhanh để dành không gian cho những người đến sau không phù hợp cho thói quen ăn chuyện trò vui vẻ kéo dài của người Việt.

Kết luận

Bước vào một thị trường đông đúc không hề dễ dàng, ngay cả với người làm việc tự do hay các tập đoàn lớn. Bắt đầu đã khó, trụ vững và phát triển lại càng khó hơn.

Giờ đây, tại Việt Nam, McDonald’s đang phải đối đầu với hàng loạt cửa hàng ẩm thực địa phương. Tuy nhiên những chỉ số phát triển hiện tại không phải là dấu hiệu lạc quan cho tương lai của McDonald’s ở Việt Nam.

Còn theo bạn, tương lai của McDonald’s ở Việt Nam sẽ như thế nào?

Đánh giá của bạn:

Sự hấp dẫn về hương vị của thức ăn nhanh là điều minh chứng cho sức tiêu thụ khổng lồ của thực phẩm này trên thế giới. McDonald’s được xem như là gã khổng lồ đi đầu trong lĩnh vực này với thị phần dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, McDonald’s vấp phải khá nhiều khó khăn. Cùng hoatuoibattu.vn thảo luận về chủ đề này trong bảng tin marketing ngày hôm nay nha.

Theo nhịp sống nhộn nhịp và guồng quay tất bật của công việc, việc ăn uống cũng dần chuyển mình theo xu hướng tiện và nhanh gọn. Cùng với đó, thức ăn nhanh trở nên phổ biến và được ưa chuộng tại rất nhiều nơi trên thế giới. Sự phát triển của đồ ăn nhanh dẫn đến ngày càng có nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh ra đời, phát triển và lan rộng ra nhiều quốc gia khác nhau.

Bạn đang xem: Tại sao McDonald’s thất bại tại Việt Nam

McDonald’s là cái tên đình đám trong lĩnh vực fastfood và đang dẫn đầu trong thị phần và sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, đến với Việt Nam, thương hiệu này lại không được đón nhận mấy. Cùng tìm hiểu lý do gì lại khiến McDonald’s thất bại tại Việt Nam nhé!

McDonald’s thất bại tại Việt Nam

Năm 2014, McDonald’s đến Việt Nam, trở thành thương hiệu thức ăn nhanh đầu tiên có mặt ở nước ta. Thời điểm này, McDonald’s được người dân chào đón và hưởng ứng vô cùng nồng nhiệt. Tuy nhiên, sau khi được trải nghiệm cảm giác tò mò và mới lạ trong việc thưởng thức đồ ăn của người Mỹ, khách hàng nhanh chóng ngó lơ thương hiệu này dẫn đến sự vắng vẻ và ế ẩm của chuỗi cửa hàng.

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc McDonald’s thất bại tại Việt Nam, tuy nhiên có thể nói khác biệt về văn hóa ẩm thực là nguyên nhân chủ yếu. Thức ăn nhanh như: hamburger, gà rán,… thường chứa rất nhiều dầu mỡ và calo. Thực phẩm này hầu như chỉ cung cấp tinh bột, đạm và chất béo. Đối với người dân Việt Nam, thực đơn trong mỗi bữa ăn thường phải có rau và thức ăn rất ít dầu mỡ. Nên việc ăn đồ ăn nhanh thường không hợp với thói quen ăn uống của người Việt Nam.

Trạng thái của McDonald’s tại thị trường Việt Nam

Ngoài ra, ẩm thực đường phố cực kỳ phát triển và trở thành một nét tượng trưng trong văn hóa ăn uống của Việt Nam. Những món ăn lề đường thường rất rẻ, ngon và đa dạng từ lỏng đến rắn. Thay vì chỉ có mỗi bánh mì kẹp, gà rán và đồ uống có gas, người dân Việt Nam đương nhiên sẽ chọn thức ăn truyền thống của Việt Nam.

Mặt khác, văn hóa ăn nhanh và nhường chỗ cho khách hàng của các cửa hàng thức ăn nhanh không thực sự phù hợp với thói quen ngồi lại, nhâm nhi, thư giãn và chia sẻ thức ăn của người Việt Nam.

Sự khác biệt trong những nét văn hóa về thói quen ăn uống và hình thức món ăn kể trên đã tạo ra áp lực cạnh tranh cực kỳ lớn cho McDonald’s ở thị trường Việt Nam. Dưới áp lực này cùng với sự phản ứng không kịp thời đã dẫn đến McDonald’s lỗ ở Việt Nam.

RẤT NHIỀU BẠN QUAN TÂM:

Quá nổi tiếng trên thế giới với bánh mì và phở, thức ăn nhanh của McDonald’s phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hai món ăn này tại Việt Nam. Đối với người Việt, bánh mì hơn hẳn so với hamburger và gà rán về thành phần dinh dưỡng đầy đủ và hương vị. Đậm đà trong topping và rau ăn kèm, bánh mì đem lại hương vị truyền thống, vừa miệng với khẩu vị của người Việt Nam.

Người Việt không có thói quen dùng fastfood

Phở nói riêng và món nước nói chung là những món ăn mang đậm hương vị Việt Nam được mọi người lựa chọn. Rất nhiều người Việt Nam có thói quen muốn ăn món nước vào bữa sáng. Điều này đã làm cho món khô như fastfood bị lờ đi một cách nhanh chóng.

Hơn thế nữa, quá trình thiết lập giá bán sản phẩm của McDonald’s cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc McDonald’s thất bại tại Việt Nam. Một chiếc hamburger được bán ở Việt Nam với giá 2,82 USD ở thời điểm 2014 là quá mắc so với những món ăn truyền thống Việt và mức sống của người dân. Việc McDonald’s áp giá ở phương Tây vào đất nước mà khách hàng có độ nhạy cảm về giá cực kỳ cao như Việt Nam đã đẩy McDonald’s bước vào con đường chật vật.

McDonalds’s gặp khó khăn tại Việt Nam

Mặt khác, đặc điểm được đánh giá là ưu điểm nổi bật của đồ ăn nhanh là mức độ nhanh chóng trong việc tạo ra món ăn. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam ưu điểm này lại trở nên quá đỗi bình thường. Phở là món ăn Việt Nam được tạo ra trong thời gian chỉ tính theo giây. Bánh mì lại không mất nhiều thời gian để đặt thực phẩm vào bên trong.

RẤT NHIỀU BẠN QUAN TÂM:

Vì vậy, điểm độc đáo của McDonald’s là cung cấp dịch vụ nhanh chóng không tạo ra đột phá lớn bởi vì người dân địa phương có thể nhận được dịch vụ nhanh hơn từ các cửa hàng thực phẩm truyền thống. Sản phẩm của McDonald’s bị kém cạnh cả về mùi vị, giá cả và mức độ nhanh chóng so với các món ăn Việt Nam. Đây chính là câu trả lời chính xác cho câu hỏi tại sao McDonald’s thất bại tại Việt Nam.

Trong suốt những năm hoạt động, McDonald’s đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách trong việc thiết lập món ăn cho phù hợp với người Việt. Nhận ra sự quan trọng của yếu tố kể trên, McDonald’s hiện tại đã có những định hướng đúng đắn hơn trong việc chiều lòng khách hàng Việt Nam.

Tính đến đầu năm 2021, hệ thống McDonald’s Việt Nam chỉ có tổng cộng 24 cơ sở trên khắp cả nước. Một con số khá nhỏ so với các đối thủ trực tiếp của McDonald’s là KFC và Jollibee. Đây là kết quả mà McDonald’s đã phải nhận lấy khi không nghiên cứu kỹ càng về thuộc tính khách hàng trong thị trường.

Thâm nhập vào Việt Nam năm 2014, sau 4 năm hoạt động, McDonald’s thất bại tại Việt Nam. Sự sai lầm trong việc nghiên cứu khách hàng và sản phẩm cùng với hoạch định chiến lược kinh doanh không phù hợp đã khiến ông hoàng trong ngành thức ăn nhanh hứng chịu những tổn thất vô cùng lớn và thất bại hoàn toàn trong thị trường nước ta.

Mọi Người Cũng Xem   CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH LÀ GÌ?

RẤT NHIỀU BẠN QUAN TÂM:

Có lẽ, sau McDonald’s, những thương hiệu thức ăn nhanh khác nói chung và ngành thực phẩm nói riêng sẽ cần phải cân nhắc rất nhiều khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Tags: tại sao McDonald’s thất bại ở Việt Nam, chiến lược Marketing của McDonald’s tại Việt Nam, McDonald’s thất bại ở ấn Độ, tại sao các hàng đồ ăn nhanh không thành công ở Việt Nam, doanh thu của McDonald’s tại Việt Nam, chiến lược kinh doanh của McDonald tại Việt Nam, McDonald’s về Việt Nam, tại sao McDonald không đầu tư vào Việt Nam

Tại sao McDonald’s thất bại tại Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề