Tại sao mỗi quốc gia vẫn còn nghèo đói

TTCT - Nhà kinh tế học người Mỹ Jeffrey Sachs quả quyết: nghèo khổ không biến mất là do phát triển kinh tế của cả hành tinh chưa đủ để lôi các nước nghèo ra khỏi vũng lầy.

1. Sử dụng viện trợ

Phóng to
Người nghèo vẫn nghèo?
TTCT - Nhà kinh tế học người Mỹ Jeffrey Sachs quả quyết: nghèo khổ không biến mất là do phát triển kinh tế của cả hành tinh chưa đủ để lôi các nước nghèo ra khỏi vũng lầy.

Ông kêu gọi các nước giàu phải nghiêm chỉnh giúp các nước nghèo vượt qua cơn nguy khốn để có thể tự xoay xở được một mình. Sachs tố giác thái độ thờ ơ của các nước phát triển: nếu họ giữ đúng lời hứa, cắt ra 0,7% tổng sản lượng của mình, thừa sức để giúp các nước nghèo vượt ra khỏi hố lầy, nhất là châu Phi.

Một số chuyên gia không đồng ý với Jeffrey Sachs. Họ nói: nếu vấn đề chỉ nằm ở tiền bạc thì sự việc rất dễ giải quyết. William Easterly, chuyên gia Ngân hàng Thế giới, người Mỹ, nói: trợ giúp quốc tế không hiệu quả vì được sử dụng sai mục đích! Như trường hợp của Zambia, với số tiền được trợ giúp từ nhiều năm qua thừa sức trở thành nước phát triển, nhưng lại tuyệt đối... không! Chuyện gì đã xảy ra? Theo Eassterly, câu trả lời rất nghiệt ngã: chính phủ nhiều nước dùng tiền viện trợ cho mục đích riêng của mình, phung phí trong các dự án không sinh lợi hoặc mua vũ khí!

Như vậy phải tiếp tục giúp đỡ thêm cho các nước nghèo, hay bỏ mặc họ tự xoay xở để hi vọng phát triển toàn cầu sẽ “tự động” lôi họ ra khỏi vũng lầy? Câu trả lời đang chia rẽ các nước giàu thành hai khối. Và trong lúc chờ đợi, sự giúp đỡ của quốc tế chỉ chập chờn trong khoảng 0,3%...

2. Phải thay đổi luật lệ thương mại quốc tế

Mỗi quốc gia, dù giàu hay nghèo, đều phải trao đổi hàng hóa với phần còn lại của thế giới. Thế nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Bởi vì buôn bán giữa các nước phải tuân theo qui luật được ký kết như trong khuôn khổ WTO.

Tiếng nói của các nước giàu, ảnh hưởng lớn được tổ chức qui mô hơn, được người ta nghe nhiều hơn các nước nghèo và nhỏ. Kết quả: các luật lệ trên lý thuyết phải mang lại lợi ích cho mọi quốc gia thường gây áp bức các nước nghèo. Ngày nay, nhiều chuyên gia nghĩ rằng phải thay đổi một số luật lệ thương mại quốc tế, để các nước nghèo cũng thu được lợi ích thật sự. Sau đây là hai thí dụ điển hình diễn ra tại Sénégal, một trong những nước nghèo nhất tây châu Phi.

Cuộc xâm lăng của gà đông lạnh: Tại châu Âu, nhất là Pháp, các cơ sở rât hiện đại có thể sản xuất ra gà công nghiệp với giá rất rẻ. Người nuôi đã thu hồi được vốn và kiếm lời khi chỉ cần bán đùi và ức gà cho khách hàng tại châu Âu.

Nhưng phải làm gì với đầu, cánh, cổ, chân mà người châu Âu không thích? Cách nay 10 năm, người ta đã đông lạnh chúng và bán sang châu Phi. Vì đã có lời nên họ bán mỗi kilôgram với giá rất rẻ. Khi đến hải cảng Dakar của xứ Sénégal, giá của nó cũng chỉ đến 0,38 euro/kg. Cộng với giá hải quan và tiền lời cho các công ty nhập khẩu, cuối cùng thịt gà xương xẩu được bán với giá 1,5 euro/kg.

Trên thị trường diễn ra một thảm kịch. Con gà địa phương đang được bán với giá 2,3-3 euro/kg khi đó ra sao? 70% nông trại nuôi gà tại Sénégal phải đóng cửa, trong đó có nhiều cơ sở phải vay tiền quốc tế trợ giúp phát triển. Hàng ngàn người thất nghiệp và Chính phủ Sénégal phải dùng ngoại tệ để mua thịt gà châu Âu, thay vì có thể mua trong nước bằng tiền do mình phát hành.

Nếu các tổ chức quốc tế cho phép Sénégal quyền tăng thuế hải quan. Nếu họ đánh thuế thịt gà “xương xẩu” châu Âu 1 USD/kg, gà địa phương mới sống được.

Đừng đụng vào bông vải của tôi: Tại nước Mỹ, giá thành của bông vải rất cao, đến 0,7 USD/cân. Nhưng chính phủ có 1.001 công cụ để giúp nông dân xuất khẩu hàng. Đó là trợ giá nông nghiệp, nghĩa là dùng tiền đóng thuế của dân chúng. Mỗi nông dân Mỹ được chính phủ trợ giúp 0,5 USD cho mỗi ký bông xuất khẩu. Động tác này có hai lợi ích: thứ nhất, bông vải Mỹ có thể bán rẻ trên thị trường thế giới; thứ hai, nông dân được kích thích nên tiếp tục sản xuất ồ ạt. Hàng hóa tràn ngập thị trường thế giới và làm cho giá bông vải sụt giảm chỉ còn 0,4 USD/kg trong năm 2004.

Về phía Sénégal, hàng ngàn nông dân sản xuất bông vải với giá rẻ 0,5 USD/kg. Khi giá thị trường thế giới lên đến 0,8 USD/kg, họ kiếm lời được 0,3 USD/cân. Nó làm cho 60.000 hộ nông dân khá lên. Đôla đổ vào đất nước. Họ có thể mua thuốc men, máy móc trang bị cho gia đình. Nhưng khi giá thế giới chỉ còn có 0,4 USD/kg, họ lỗ to. Kết quả: ngành trồng bông vải tê liệt.

Nếu các tổ chức quốc tế buộc được Chính phủ Hoa Kỳ ngưng trợ giá cho nông dân xuất khẩu bông vải, giá bông thế giới lại tăng lên và Sénégal có thể xuất khẩu hàng. Đó là một nguồn lợi lớn, kiếm được một cách lương thiện, không cần phải có sự thương hại của quốc tế và góp phần lôi quốc gia này ra khỏi vũng lầy nghèo đói. Lưu ý: cái mà Hoa Kỳ làm cho bông vải thì EU lại làm cho mía đường. Cái xảy ra với bông vải, đường cũng xảy ra với đậu phộng, cà phê, vải vóc...

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cảnh báo nạn đói và suy dinh dưỡng tiếp tục dai dẳng, khả năng đạt mục tiêu Xóa đói tới năm 2030 bị hoài nghi

Việc đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho hàng tỷ người không có khả năng chi trả sẽ giúp tiết kiệm hàng ngàn tỷ các chi phí khác.

17 Tháng 7 2020

UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Roma, ngày 13 tháng 7 năm 2020 - Một nghiên cứu thường niên do Liên Hợp Quốc thực hiện đã phát hiện ngày càng có nhiều người rơi vào tình trạng thiếu ăn. Trong 5 năm qua, hàng chục triệu người đã gia nhập nhóm đối tượng bị suy dinh dưỡng kinh niên và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục phải vật lộn chống chọi với các hình thức của suy dinh dưỡng.

Báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới xuất bản ngày hôm nay ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn trong năm 2019 - tăng thêm 10 triệu người so với năm 2018 và thêm gần 60 triệu người trong vòng 5 năm. Chi phí cao và khả năng chi trả bữa ăn thấp đồng nghĩa với việc hàng tỷ người không có bữa ăn lành mạnh hoặc đầy đủ chất dinh dưỡng. Tình trạng thiếu ăn hoành hành nhiều nhất ở châu Á, nhưng lan ra với tốc độ nhanh nhất tại châu Phi. Theo dự đoán của báo cáo, đại dịch COVID-10 có thể đẩy thêm 130 triệu người trên khắp hành tinh rơi vào tình trạng thiếu ăn kinh niên vào cuối năm 2020. [Tình trạng bùng phát nạn đói trầm trọng trong bối cảnh đại dịch có thể làm con số này leo thang hơn nữa.]

Báo cáo Tình hình An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới là nghiên cứu toàn cầu đáng tin cậy nhất theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng. Nghiên cứu được đồng thực hiện bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc [FAO], Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế [IFAD], Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc [UNICEF], Chương trình Lương thực Thế giới [WFP] và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Trong phần Lời mở đầu, lãnh đạo của năm cơ quan trên[i] cảnh báo rằng “đã 5 năm kể từ khi thế giới cam kết chấm dứt nạn đói, mất an ninh lương thực và tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, vậy mà chúng ta vẫn chưa đi đúng hướng để đạt được mục tiêu này vào năm 2030.”

Các số liệu về tình trạng thiếu ăn

Trong báo cáo này, các cập nhật dữ liệu quan trọng của Trung Quốc và các quốc gia đông dân khác[ii] đã làm giảm đáng kể ước tính tổng số người phải chịu cảnh đói ăn trên thế giới, xuống còn 690 triệu người. Tuy nhiên, không có sự thay đổi nào về xu hướng. Xem xét lại toàn bộ chuỗi số liệu về tình trạng thiếu ăn từ năm 2000 cho thấy kết luận vẫn như trước: sau khi giảm dần trong nhiều thập kỷ, tình trạng đói ăn kinh niên bắt đầu tăng trở lại vào năm 2014 và vẫn đang trên đà gia tăng.

Châu Á vẫn là nơi có số lượng người suy dinh dưỡng lớn nhất [381 triệu người]. Đứng thứ hai là châu Phi [250 triệu người], tiếp theo sau là châu Mỹ Latinh và vùng Caribê [48 triệu người]. Mức độ phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu - hay tổng tỷ lệ người rơi vào tình trạng đói ăn - thay đổi rất ít chỉ ở mức 8,9%, nhưng con số tuyệt đối lại tăng lên kể từ năm 2014. Điều này có nghĩa là trong 5 năm qua, tình trạng thiếu ăn đã tăng lên cùng với sự phát triển của dân số toàn cầu.

Số liệu cũng cho thấy một sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực: Theo tỷ lệ phần trăm, châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và có thể còn nghiêm trọng hơn trong tương lai, với 19,1% dân số bị suy dinh dưỡng. Con số này gấp đôi tỷ lệ ở châu Á [8,3%] cũng như châu Mỹ Latinh và vùng Caribê [7,4%]. Theo xu hướng hiện nay, đến năm 2030, hơn một nửa dân số bị đói kinh niên trên thế giới sẽ là người dân châu Phi.

Gánh nặng từ đại dịch

Trong khi tiến trình xóa đói bị đình trệ, đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu và thiếu sót trong hệ thống lương thực toàn cầu - ở đây được hiểu là tất cả các hoạt động và quy trình ảnh hưởng đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Dù hiện giờ còn quá sớm để đánh giá toàn bộ tác động của lệnh phong tỏa và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khác, báo cáo ước tính rằng ít nhất có thêm 83 triệu người, và có khả năng lên tới 132 triệu người, có thể rơi vào tình trạng đói ăn trong năm 2020 do hậu quả của suy thoái kinh tế vì COVID-19.[iii] Việc này càng làm cho khả năng đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 2 [Xóa đói] bị nghi ngờ.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng

Việc khắc phục nạn đói và suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức [bao gồm suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân và béo phì] không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo có đủ thức ăn để tồn tại: những gì mọi người ăn - và đặc biệt là những gì trẻ em ăn - cũng cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một trở ngại chính đối với vấn đề này là việc các thực phẩm dinh dưỡng có giá thành cao và một số lượng lớn các gia đình không đủ điều kiện chi trả cho chế độ ăn uống dinh dưỡng.

Theo bằng chứng từ báo cáo, thực đơn ăn uống lành mạnh có chi phí cao hơn rất nhiều so với mức 1,90 Đô-la Mỹ/ngày, ngưỡng chuẩn nghèo của thế giới. Điều này có nghĩa là một chế độ ăn uống lành mạnh rẻ nhất cũng có giá đắt gấp năm lần so với việc chỉ làm no bụng bằng tinh bột. Thực phẩm bơ sữa giàu dinh dưỡng, rau quả và thức ăn giàu đạm [nguồn thực vật và động vật] là những nhóm thực phẩm đắt đỏ nhất trên toàn cầu.

Ước tính mới đây nhất cho thấy có tới hơn 3 tỷ người không có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Dù khu vực nào cũng tồn tại tình trạng này, thậm chí cả Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng có tới 57% dân số vùng châu Phi hạ Sahara và Nam Á phải sống trong tình trạng trên. Điều này khiến cho cuộc đua chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng phần nào bị cản trở. Theo báo cáo, trong năm 2019, khoảng một phần tư đến một phần ba trẻ em dưới năm tuổi [191 triệu trẻ em] bị suy dinh dưỡng thể thấp còi hoặc gầy còm - tức là quá thấp hoặc quá gầy. Ngoài ra, 38 triệu trẻ em dưới năm tuổi khác bị thừa cân. Trong khi đó, đối với người lớn, béo phì đang trở thành một đại dịch toàn cầu theo đúng nghĩa.

Kêu gọi hành động

Báo cáo lập luận rằng một khi các cân nhắc về tính bền vững được đưa vào, sự chuyển hướng tới chế độ ăn uống lành mạnh trên bình diện toàn cầu sẽ giúp chúng ta vừa không quay trở lại tình trạng đói nghèo mà vừa tiết kiệm khoản chi phí rất lớn. Báo cáo tính toán sự chuyển đổi như vậy sẽ giúp bù đắp gần như hoàn toàn chi phí y tế liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, ước tính có thể lên tới 1,3 ngàn tỷ Đô-la Mỹ/năm vào năm 2030; trong khi đó, các chi phí xã hội liên quan đến chế độ ăn uống như phát thải khí nhà kính, ước tính khoảng 1,7 ngàn tỷ Đô-la Mỹ, có thể được giảm đi tới ba phần tư.[iv]

Báo cáo kêu gọi một sự chuyển đổi trong hệ thống lương thực, thực phẩm để cắt giảm chi phí cho thực phẩm dinh dưỡng và tăng khả năng chi trả cho các chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù các giải pháp cụ thể có thể khác nhau giữa các quốc gia, hoặc khác nhau ngay trong một quốc gia, câu trả lời chung nằm ở các biện pháp can thiệp vào toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, vào môi trường thực phẩm và vào nền kinh tế chính trị hình thành nên các chính sách thương mại, chi tiêu công và đầu tư. Nghiên cứu kêu gọi các chính phủ đưa dinh dưỡng làm xu thế chủ đạo trong phương pháp tiếp cận nông nghiệp; nghiên cứu để cắt giảm các yếu tố làm gia tăng chi phí trong sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị lương thực, thực phẩm - thông qua việc giảm bớt thiếu hiệu quả, mất mát và lãng phí thực phẩm; hỗ trợ các nhà sản xuất quy mô nhỏ tại địa phương nuôi trồng và bán nhiều thực phẩm dinh dưỡng hơn, đồng thời đảm bảo họ có thể tiếp cận thị trường; ưu tiên dinh dưỡng cho trẻ em là nhóm có nhu cầu lớn nhất; đẩy mạnh thay đổi hành vi thông qua giáo dục và truyền thông; và đặt dinh dưỡng làm nền tảng trong các hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia và chiến lược đầu tư.

Lãnh đạo của năm cơ quan Liên Hợp Quốc tham gia thực hiện Báo cáo Tình hình An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới tuyên bố cam kết của mình hỗ trợ công cuộc chuyển mình trọng đại này, đảm bảo sự chuyển đổi sẽ mở ra “con đường bền vững, cho mọi người và cho toàn thế giới”.

Toàn văn báo cáo và báo cáo tóm tắt [tiếng Anh]: //www.fao.org/publications/sofi/en/

Cần thêm thông tin, mời liên hệ:

  • Louis Vigneault-Dubois, UNICEF Việt Nam +84-24-38500241; +84-966539673; email:
  • Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-24-38500225; +84-904154678; email:

[i] Đại diện FAO – Qu Dongyu, Tổng Giám đốc; đại diện IFAD – Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch; đại diện UNICEF – Henrietta H. Fore, Giám đốc Điều hành; đại diện WFP – David Beasley, Giám đốc Điều hành; đại diện WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc.

[ii] Cập nhật thông số chính, đo lường sự bất cân xứng về lượng thực phẩm tiêu thụ trong các xã hội, được thực hiện ở 13 quốc gia với tổng dân số gần chạm mốc 2,5 tỷ người: Băng-la-đét, Trung Quốc, Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Ê-ti-ô-pi-a, Mê-hi-cô, Mông Cổ, Mô-dăm-bích, Ni-giê-ri-a, Pa-ki-xtan, Pê-ru, Xu-đăng và Thái Lan. Đặc biệt, quy mô dân số của Trung Quốc đã có tác động đơn lẻ lớn nhất lên con số thống kê toàn cầu.

[iii] Con số này dao động tương ứng với dự đoán gần đây nhất về việc GDP toàn cầu sẽ sụt giảm từ 4,9 đến 10%.

[iv] Báo cáo phân tích “chi phí chìm” của chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và các giải pháp mô hình liên quan đến bốn chế độ dinh dưỡng thay thế: ăn chay bán phần, chỉ ăn cá và hải sản, ăn chay và ăn chay thuần. Báo cáo cũng thừa nhận rằng một số quốc gia nghèo hơn có lẽ cần tăng lượng phát thải các-bon để giúp họ đạt được các chỉ tiêu dinh dưỡng. [Điều ngược lại cũng đúng đối với các quốc gia giàu có hơn].

Liên hệ báo chí

Bà Raquel Fernandez

Trưởng Chương trình Truyền thông

UNICEF Việt Nam

ĐT: +84 [024] 3850 0100

ĐT: +84 [0]98 549 9748

Email:

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương

Chuyên gia Truyền thông

UNICEF Việt Nam

ĐT: +84 [024] 38500225

ĐT: +84 [0]904154678

Email:

UNICEF thúc đẩy quyền và phúc lợi của mọi trẻ em, trong tất cả các hoạt động của mình. Cùng với các đối tác, chúng tôi hoạt động tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để biến cam kết thành hành động thiết thực, tập trung nỗ lực đặc biệt vào việc tiếp cận những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và bị loại trừ, vì lợi ích của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi. Để biết thêm thông tin về COVID-19, truy cập//www.unicef.org/vietnam/vi/covid-19

Để biết thêm thông tin về UNICEF và công việc mà chúng tôi đang làm vì trẻ em hãy truy cập//www.unicef.org/vietnam/vi

Đồng hành cùng UNICEF trênFacebook,Instagram,TwittervàTikTok

Ngày quốc tế xóa nghèo: Cùng nhau xây dựng tương lai

[ĐCSVN] – Đói nghèo là lực cản đối với sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói, vì vậy, luôn được đặt vào trung tâm trong mọi chương trình hành động quốc gia và quốc tế. Ngày quốc tế xóa nghèo [17/10] là dịp để cộng đồng quốc tế cùng nêu cao quyết tâm hành động nhằm hướng tới một cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc.

Cuộc sống của nhiều người dân tại châu Phi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. [Ảnh: Khánh Linh]

Ngày quốc tế xóa nghèo đầu tiên được kỷ niệm cách đây 34 năm. Ngày 17/10/1987, khoảng 100.000 người đã tập trung tại quảng trường Trocadéro ở Paris [Pháp], nơi bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã được ký vào năm 1948, để tưởng niệm các nạn nhân của bạo lực, nghèo cùng cực và nạn đói. Họ tuyên bố rằng nghèo đói là một sự vi phạm các quyền con người, đồng thời khẳng định sự cần thiết phải cùng chung tay hành động để bảo đảm rằng các quyền con người được tôn trọng. Niềm tin, niềm hy vọng đó của đông đảo quần chúng đã được khắc trên một hòn đá tưởng niệm được dựng lên vào ngày này. Kể từ đó, hàng năm, vào ngày 17/10, mọi người dân, từ mọi quốc gia, với mọi nguồn gốc, tín ngưỡng đều tập hợp lại để nối dài các cam kết và thể hiện tình đoàn kết với người nghèo. Một bản sao của hòn đá kỷ niệm đã được đặt trong khu vườn thuộc trụ sở chính của Liên hợp quốc và đây cũng chính là nơi Ban Thư ký của Liên hợp quốc ở New York tổ chức lễ kỷ niệm hàng năm.

Với Nghị quyết 47/196 thông qua vào ngày 22/12/1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức tuyên bố ngày 17/10 hàng năm là Ngày quốc tế xóa nghèo và kêu gọi tất cả các quốc gia cùng kỷ niệm ngày này, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng nước mà tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm loại bỏ nghèo đói và khổ đau. Nghị quyết của Liên hợp quốc cũng tiếp tục mời gọi các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ giúp đỡ các nước, theo yêu cầu của họ, trong việc tổ chức các hoạt động quốc gia để đánh dấu ngày kỷ niệm và yêu cầu Tổng thư ký để có những biện pháp cần thiết, trong phạm vi nguồn lực sẵn có, bảo đảm sự thành công của các hoạt động do Liên hợp quốc thực hiện nhân dịp Ngày quốc tế xóa nghèo.

Ngày kỷ niệm này không chỉ là một cơ hội để tôn vinh những nỗ lực và cuộc đấu tranh của những người sống trong nghèo đói mà còn tạo ra cơ hội cho những người này thể hiện tiếng nói của mình. Ngày kỷ niệm 17/10 cũng phản ánh ý chí của người dân sống trong cảnh nghèo đói sử dụng kỹ năng của chính họ đóng góp vào việc loại bỏ mối đe dọa này.

Nghèo đói không chỉ là vấn đề kinh tế

Không thể phủ nhận rằng thế giới chứng kiến mức độ phát triển chưa từng thấy của kinh tế, các phương tiện kỹ thuật và nguồn lực tài chính, tuy nhiên trong bối cảnh đó vẫn tồn tại thực tế là hàng triệu người phải sống trong cảnh nghèo đói, nguồn gốc dẫn tới những bất ổn sâu sắc về mặt tinh thần. Nghèo đói, do vậy, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là một hiện tượng đa chiều, bao gồm việc thiếu thu nhập và thiếu năng lực cơ bản để sống.

Những người sống trong cảnh nghèo khổ phải đối mặt với nhiều thành kiến ngăn cản họ thực hiện các quyền cơ bản cũng như buộc họ phải tiếp tục duy trì tình trạng đói nghèo. Những tác hại này có liên quan mật thiết với nhau và tạo ra những hệ quả có tính hệ thống như: điều kiện làm việc độc hại; nhà ở không lành mạnh; thiếu thực phẩm bổ dưỡng; tiếp cận không công bằng với luật pháp; thiếu quyền lực chính trị; và hạn chế tiếp cận với chăm sóc sức khỏe.

Xây dựng tương lai bền vững đòi hỏi phải tăng cường nỗ lực xóa đói giảm nghèo và bảo đảm rằng mọi người đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người của mình. Sự tham gia đầy đủ của những người sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là sự tham gia của họ trong các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ và của các cộng đồng, phải được đặt ở trung tâm của các chính sách và chiến lược để xây dựng một tương lai bền vững. Bằng cách này chúng ta có thể bảo đảm rằng hành tinh và xã hội của chúng ta để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả mọi người và vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

Xây dựng một tương lai bền vững: Đoàn kết để xóa nghèo

Xây dựng một tương lai bền vững đòi hỏi phải đẩy mạnh nỗ lực của chúng ta nhằm xóa bỏ nghèo đói cùng cực và phân biệt đối xử, đồng thời bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người của mình. Sự tham gia đầy đủ của những người sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là sự tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cộng đồng, phải là trung tâm của các chính sách và chiến lược nhằm xây dựng một tương lai bền vững. Bằng cách này, chúng ta có thể bảo đảm rằng hành tinh và xã hội của chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả mọi người - chứ không chỉ của một số ít người có đặc quyền - vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

Đại dịch COVID-19 tấn công thế giới trong năm qua đã có tác động làm đảo ngược tiến bộ hàng thập kỷ trong cuộc chiến chống đói nghèo và nghèo cùng cực. Theo Ngân hàng Thế giới, từ 88 - 115 triệu người đang rơi vào cảnh nghèo đói vì khủng hoảng, phần lớn những người nghèo cùng cực mới là ở các nước Nam Á và châu Phi cận Sahara, nơi có tỷ lệ đói nghèo vốn đã cao. Năm nay, con số đó dự kiến sẽ lên mức từ 143 - 163 triệu người. Những “người nghèo mới” này sẽ gia nhập đội ngũ 1,3 tỷ người hiện đang sống trong tình trạng nghèo đa chiều và dai dẳng, những người đã chứng kiến tình trạng thiếu thốn từ trước của họ trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch toàn cầu. Trên thực tế, các biện pháp được áp dụng để hạn chế sự lây lan của đại dịch thường đẩy họ vào cảnh nghèo đói hơn.

Trong bối cảnh khi chúng ta bắt tay vào quá trình phục hồi sau COVID và trở lại đúng hướng với các Mục tiêu Phát triển Bền vững, nhiều người nói về việc 'xây dựng trở lại tốt đẹp hơn', nhưng thông điệp từ những người sống trong cảnh nghèo cùng cực rất rõ ràng, họ không muốn quay lại quá khứ cũng không phải xây dựng lại như trước khi xảy ra đại dịch. Họ không muốn quay trở lại những bất lợi và bất bình đẳng vốn có. Thay vào đó, những người sống trong nghèo đói đề nghị xây dựng tương lai phía trước.

Chính vì vậy, năm 2021, chủ đề do Liên hợp quốc lựa chọn để kỷ niệm Ngày quốc tế xóa nghèo là: “Cùng nhau xây dựng tương lai” nhằm nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải đoàn kết để xóa bỏ đói nghèo và phân biệt đối xử, từ đó xây dựng một tương lai bền vững.

Trong thông điệp đưa ra nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết: Lần đầu tiên sau 20 năm, tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng. Năm ngoái, gần 120 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói khi đại dịch COVID-19 tàn phá các nền kinh tế và xã hội.

Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, sự phục hồi không cân xứng chỉ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia miền Bắc và các quốc gia miền Nam. Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine cho phép các biến thể phát triển và lây lan mà không bị cản trở, khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong và kéo dài thời kỳ suy thoái kinh tế có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô-la. “Chúng ta phải chấm dứt tình trạng bê bối này, giải quyết nợ nần chồng chất và bảo đảm rằng các khoản đầu tư phục hồi được thực hiện ở những quốc gia cần nhất”.

Nhân Ngày quốc tế xóa nghèo năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi thế giời cùng cam kết "xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn". Trong đó, quá trình phục hồi toàn cầu yêu cầu một cách tiếp cận 3 cấp. Đầu tiên, sự phục hồi phải mang lại sự chuyển đổi, bởi vì chúng ta không thể quay trở lại những trở ngại và mất cân đối về cấu trúc đặc hữu đã kéo dài tình trạng nghèo đói trước đại dịch. Chúng ta cần có ý chí chính trị và quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn để đạt được bảo trợ xã hội toàn dân vào năm 2030 và đầu tư vào chuyển đổi việc làm cho nền kinh tế xanh đang phát triển. Chúng ta cũng cần đầu tư vào những công việc có chất lượng trong nền kinh tế phục vụ con người, điều này sẽ thúc đẩy bình đẳng hơn và cho phép tất cả mọi người nhận được sự chăm sóc chu đáo mà họ xứng đáng được hưởng. Thêm vào đó, quá trình phục hồi phải bao phủ toàn dân, bởi vì phục hồi không đồng đều khiến nhân loại bị bỏ lại phía sau, làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm vốn đã bị gạt ra ngoài lề xã hội và khiến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững càng khó khăn hơn. Số phụ nữ sống trong tình trạng nghèo cùng cực vượt xa nam giới. Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, 22 người đàn ông giàu nhất thế giới sở hữu tài sản nhiều hơn tất cả phụ nữ ở châu Phi... và khoảng cách này chỉ ngày càng mở rộng. Chúng ta không thể đứng dậy bằng cách đi mà không có một nửa của mình. Đầu tư kinh tế nên nhắm vào các doanh nhân nữ, cải thiện sự hội nhập của khu vực phi chính thức vào nền kinh tế chính thức, tập trung vào giáo dục, bảo trợ xã hội, chăm sóc trẻ em phổ cập, chăm sóc sức khỏe và công việc tử tế, và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, và đặc biệt là quy mô về giới. Thứ ba, phục hồi phải bền vững, bởi vì chúng ta phải xây dựng một thế giới có khả năng phục hồi, không có carbon và không phát thải ròng. Trong suốt thời gian này, chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến và lời khuyên của những người sống trong nghèo đói, đấu tranh chống lại sự sỉ nhục và xóa bỏ, trong mọi xã hội, những rào cản để hòa nhập.

Nhân ngày Quốc tế xóa nghèo, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hợp lực để chấm dứt nghèo đói và tạo ra một thế giới công bằng, phẩm giá và cơ hội cho tất cả mọi người.

Việt Nam nỗ lực đem lại cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người dân. [Ảnh: Khánh Linh]

Nỗ lực xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo là quyết tâm của Việt Nam suốt chặng đường 76 năm qua, đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới.

Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu lớn, xuyên suốt, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và bảo đảm các nguồn lực thực hiện gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 theo chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả một loạt các chương trình, chính sách như: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020; chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch, vệ sinh, thông tin, pháp lý; các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất hỗ trợ tích cực cho các gia đình gặp hoàn cảnh rủi ro như thiên tai, lũ lụt… Nhờ đó, công tác giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả nổi bật, được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao cả về thành tựu và cách thức tiếp cận, giải quyết vấn đề nghèo đói. Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam còn tới 58,1% nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống còn 9,88%. Tới năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ là 3,75% và năm 2020 còn 2,75%. Năm 2006, Việt Nam đã hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ [MDGs] về xóa nghèo”, về đích trước gần 10 năm so với thời hạn [thời hạn là năm 2015] và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả.

Thời gian qua, mặc dù nước ta gặp nhiều thiên tai, bệnh dịch, ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, luôn bố trí vượt mức đầu tư đã được phê duyệt trong Chương trình, giai đoạn 2016 - 2020 bố trí tăng 1,02% so với kế hoạch. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, nhiều người nghèo, kể cả lao động ở khu vực thành thị thiếu việc làm, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó chú trọng tới người nghèo, lao động thiếu việc làm. Mới đây, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với tổng nguồn vốn thực hiện là 75.000 tỷ đồng.

Với chính sách, nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được thành tựu đáng kể. Và để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030, và Mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015 - 2030 mà Liên hợp quốc đã thông qua, Việt Nam cần nỗ lực, quyết liệt hơn nữa./.

Khánh Linh

TIN LIÊN QUAN

  • Huy động mọi lực lượng tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ lật ca nô ở Cửa Đại [Hội An]
  • Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine
  • Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đường thủy đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Quảng Nam
  • Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam- Croatia phát triển sâu rộng
  • Trường hợp nào được miễn lệ phí môn bài?
  • Hoàn thành hướng tuyến cao tốc Bắc – Nam trước 10/3
  • Luôn tự hào, tri ân đội ngũ y tế đã cống hiến, hy sinh vì sức khỏe và bình yên của Nhân dân

Video liên quan

Chủ Đề