Tại sao muỗi đực không hút máu

TTO - Từ lâu nhiều người thắc mắc: vì sao có những người thường bị muỗi chích, còn người khác dường như muỗi 'không thèm'?

  • ​Muỗi biến đổi gen chống bệnh sốt rét
  • ​Brazil thả muỗi chống sốt xuất huyết
  • Chế tạo mùi hương chống muỗi

Muỗi - kẻ truyền bệnh nguy hiểm - Video: YOUTUBE

Trước đây khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao lại như vậy. Nhưng người ta cũng biết rằng khi nguồn "thực phẩm" khan hiếm, muỗi sẽ không còn kén cá chọn canh nữa mà sẽchíchbất kỳ ai chúng tìm thấy.Và chỉ có muỗi cái mới hút máu người vì chúng cần protein trong máu người để sản xuất trứng.

Muỗi dò ra vị trí con người chủ yếu từ lượng khí carbon điôxit [carbon dioxide - CO2] thải ra khi chúng ta hô hấp. Chúng có khả năng cảm nhận khí CO2 ở khoảng cách đến 30m.Do con người thở ra bằng đường mũi và miệng nên thu hút muỗi bay quanh đầu chúng ta.

Mới đây các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington đã tìm ra cơ chế của việc chọn lựa "mục tiêu người" của loài muỗi. Họ đã hiểu được tại sao có những người lại thu hút loài muỗi cứ như thể cái nam châm hút muỗi vậy.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm đưa những chiếc cổ tay áo có mùi mồ hôi người và những chiếc không mùi vào chỗ những con muỗi thí nghiệm. Đa số con muỗi sẽ tìm đến những chiếc tay áo có mùi mồ hôi.

Từ những hình ảnh do các nhà nghiên cứu cung cấp, chúng ta có thể thấy những con muỗi đực đang vui vẻ nhấm nháp những cục bông được tẩm máu. Mặc dù miếng bông vẫn được phủ một lớp parafin mỏng như một vật cản nhưng những con muỗi đực vẫn không vì thế mà nản lòng.

Để xem liệu muỗi đực thích máu hơn hay thích nước đường hơn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị như hình dưới đây.

Nước đường và máu được đặt ở hai bên lồng muỗi, muỗi đực có thể tự do lựa chọn nơi chúng muốn hút. Sau đó, các nhà nghiên cứu ghi lại số lượng những con muỗi đực hút máu và hút nước đường.

Kết quả là không có sự khác biệt quá nhiều về số lượng muỗi đực hút máu và nước đường. Trong vòng 30 phút, sẽ có khoảng 20 đến 40% muỗi đực hút máu. Nói cách khác, đối với muỗi đực, máu và nước đường đều được chúng xem là thức ăn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc muỗi đực giao phối hay không không ảnh hưởng đến việc chúng thích uống máu hay không.

Tuy nhiên kết quả thử nghiệm cho thấy rằng muỗi đực chỉ uống nước đường có thể sống tới 40 ngày, trong khi đó, muỗi đực chỉ hút máu thường không thể sống đến ngày thứ năm, và tác dụng của máu đối với chúng chỉ giống như uống nước trắng mà thôi.

Tất nhiên, điều này không phải là do uống máu khiến cho muỗi đực bị suy dinh dưỡng. Trên thực tế, những con muỗi đực có thể hút cả máu và nước đường cũng có tuổi thọ ngắn hơn những con chỉ uống nước đường rất nhiều.

Sau đó các nhà nghiên cứu tiến hành thêm một thử nghiệm nữa, đó là cho muỗi hút dung dịch "trà sữa" pha đường và máu. Kết quả cho thấy, hàm lượng máu trong dung dịch càng cao thì muỗi đực sẽ càng nhanh chết. Tuổi thọ trung bình của một con muỗi đực uống "trà sữa" với 10% đường và 40% máu sẽ là 3,1 ngày. Trong khi chỉ uống nước đường tinh khiết không lẫn máu, tuổi thọ của muỗi đực có thể lên đến hơn 1 tháng.

So với muỗi cái, những con muỗi đực này có cảm giác thèm ăn ít hơn rất nhiều. Để nghiên cứu xem muỗi đực đã uống bao nhiêu máu, các nhà nghiên cứu đã thu thập máu từ bụng của con muỗi đực. Kết quả cho thấy muỗi đực sống trong môi trường không có muỗi cái, trung bình chúng chỉ uống được 0,5 microlit máu, độ thèm ăn chỉ bằng khoảng 10% muỗi cái.

Ngoài ra, vòi của muỗi đực quá ngắn để có thể đưa vào cơ thể bạn và sẽ không gây tổn hại về thể chất cho bạn.

Vậy, tại sao muỗi đực chết đột ngột sau khi hút máu, còn muỗi cái thì không? Trên thực tế, máu của động vật có xương sống là chất độc đối với côn trùng.

Vào năm 2018, William E. Bradshaw, một nhà sinh vật học tại Đại học Oregon và các đồng nghiệp trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí "Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America" đã giới thiệu, nếu chẳng may hút máu 40 độ C, muỗi sẽ đau đớn vì sốc nhiệt [heat shock] và nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ hai, các tế bào hồng cầu trong máu của động vật có xương sống sẽ giải phóng ra hemoglobin độc hại sau khi chúng bị phân hủy.

Thế nhưng thành trong của ruột loài muỗi lại có một lớp màng bảo vệ phúc mạc [Peritrophic matrix] giúp cho chúng có kỹ năng đặc biệt có thể ngăn chặn hemoglobin, sắt và phân giải độc tính của hemoglobin, nhưng các loài côn trùng khác thì không. Do đó, nếu không có phần cứng đặc biệt này, việc hút máu không khác gì tự sát đối với loài muỗi.

Đối với sự khác biệt về khả năng hút máu giữa muỗi Culex đực và cái, Leal và các đồng nghiệp suy đoán rằng điều này có thể là do thiếu enzym tiêu hóa máu ở muỗi đực, chẳng hạn như adenosine deaminase [ADA] .

Mặc dù không thể tiêu hóa máu và thiếu "thiết bị" để hút máu, muỗi đực vẫn cảm thấy máu của động vật có xương sống rất ngọt và ngon, điều này thật đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu này tin rằng muỗi đực có các cơ quan thụ cảm tìm kiếm "thức ăn" giống như muỗi cái.

Theo Trí Thức Trẻ Copy link
Link bài gốc Lấy link

Mục lục

Đặc điểm sinh tháiSửa đổi

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.[cần dẫn nguồn]

Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với cacbon đioxyt trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn.[cần dẫn nguồn] Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.

Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy[ấu trùng], cung quăng [nhộng] và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.[1]

Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm.

Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy.[1]

Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền

Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề