Tại sao những ngôi sao lại nhấp nháy

“Đêm mùa hè sao đầy trời, ngửa đầu nhìn lên các sao đều đang nhấp nháy. Thực ra sao không có mắt, làm sao lại nháy được? Vậy tại con mắt của ta nhìn sai hay sao?

Không phải thế! Mặc dù ta mở to mắt vẫn thấy ánh sáng của các ngôi sao như nhấp nháy lung linh’. Đó là vì sao? Đó là vì không khí gây nên trò ảo thuật. Như ta đã biết, không khí không phải đứng yên, không khí nóng bốc lên, không khí lạnh lắng xuống, ngoài ra còn có gió thổi. Nếu có thể nhuộm mầu lên không khí ta sẽ thấy nó luôn luôn cuồn cuộn đủ các sắc màu. Ánh sáng các ngôi sao trước khi đến mắt ta đã phải đi qua các tầng không khí. Vì nhiệt độ và mật độ các khu vực khác nhau, nên không khí luôn chuyển động. Như vậy mức độ bị chiết xạ của tia sáng sẽ khác nhau. Ánh sáng của các ngôi sao khi đi đến đây đã kinh qua nhiều lần chiết xạ, lúc tụ lúc tán. Chính vì lớp không khí không ổn định chắn ngay trước mặt chúng ta khiến cho ta thấy các ngôi sao như đang nhấp nháy.”

Twitter Facebook LinkedIn

Tại sao các ngôi sao thường nhấp nháy còn các hành tinh thì không?

* Tại sao các ngôi sao thường nhấp nháy còn các hành tinh thì không?

Đặng Thị Oanh, Gò Dầu, Tây Ninh

Theo thông tin từ trang web thienvanhoc.org thì chúng ta thấy những ngôi sao nhấp nháy bởi vì ánh sáng từ những ngôi sao phải đi qua các tầng khí quyển. Vì không khí di chuyển liên tục ở các tầng khác nhau, chúng làm cho ánh sáng từ ngôi sao bị bẻ cong, do đó ta thấy chúng giống như nhấp nháy. Vậy liệu chúng ta có thấy chúng nhấp nháy nếu chúng ta quan sát từ không gian? Không. Nếu bạn quan sát sao từ trạm vũ trụ hay tàu vũ trụ, bạn sẽ không thấy chúng nhấp nháy.

Ánh sáng từ những hành tinh cũng đi qua bầu khí quyển, nhưng hành tinh ở gần hơn các ngôi sao nhiều. Do các hành tinh ở gần trái đất nên ta nhìn thấy chúng không phải là những điểm sáng như các ngôi sao mà là những đĩa sáng. Trong toán học, một mặt gồm vô số điểm tạo thành. Bởi vậy ánh sáng từ đĩa sáng của hành tinh truyền đến Trái đất cũng có thể coi là ánh sáng truyền từ vô số điểm sáng. Những chùm ánh sáng đó khi xuyên qua tầng khí quyển phức tạp của trái đất đương nhiên cũng bị tác động khiến mỗi tia sáng đều bị nhấp nháy, lúc sáng lúc tối.

Nhưng cả chùm vô số tia sáng đó không phải cùng tắt giống nhau [nếu sáng, tắt cùng lúc thì ta sẽ thấy các hành tinh cũng biết nhấp nháy] mà tia này sáng thì tia kia tắt hoặc ngược lại. Vì vậy quan sát ánh sáng của các hành tinh, ta thấy cường độ ánh sáng của chúng dường như không đổi, do đó chúng không nhấp nháy.

* Làm cách nào để xác định niên đại của mẫu vật hoá thạch?

[email protected]

Các chuyên gia cho biết mẫu vật hóa thạch cần được các chuyên gia thẩm định xen thuộc loại nào, sau đó mới biết là tương ứng với niên đại nào của Trái đất. Ví dụ đó là thuộc Bộ Ba Thùy thì là thuộc Đại Cổ sinh. Nếu là Khủng Long thì thuộc Đại Trung sinh. Nếu là phấn hoa thì sớm nhất cũng là từ niên đại Creta [Bạch Phấn]. Nói chung phải nhờ đến các chuyên gia Cổ sinh vật học ở Đại học Quốc gia Hà Nội hay ở Tổng cục Địa chất.

* Về mùa đông chân cháu hay bị cước, rất khó chịu. Có cách nào trị được bệnh này không?

Nguyễn Thị Hiền, Quế Võ, Bắc Ninh

Đây là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông và hay gặp ở những người lao động chân tay như: Nông dân, công nhân lâm trường, người làm nghề chài lưới, bơi đò, vận động viên đua thuyền… và cũng hay gặp ở nhóm người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, người cao tuổi và trẻ em. Do khí hậu lạnh, độ ẩm cao gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu oxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước xuất huyết.

Người bệnh cảm thấy bị đau đớn vùng bị tổn thương và ngứa ngáy khi ủ ấm làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi. Cước được chia làm hai thể: Cước cấp tính và mạn tính. Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của chấn thương do lạnh và nhanh khỏi, không tái phát. Cước mạn tính là thể nặng, gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị, khỏi hoàn toàn về mùa hè và tái phát vào mùa đông năm sau.

Đề phòng cước, các bạn nên giữ ấm chân tay bằng cách đi găng tay, bít tất len và sưởi ấm ngay sau khi nhiễm lạnh. Bỏ thuốc lá vì chất nicotin gây co thắt mạch ngoại vi làm bệnh nặng thêm. Nhất là người cao tuổi và trẻ em dưới 10 tuổi phải được chăm sóc đặc biệt, tránh bị nhiễm lạnh dễ viêm phổi, tắc mạch chi gây hoại tử tại chỗ. Khi đã bị cước, nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Có thể dùng một số loại thuốc sau:

Nicotinamide [astymicin fort] 100mg, 3 lần/ngày hoặc dipyridamole 25mg, 3 lần/ngày. Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi và tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào. Ngoài ra tại chỗ bôi mỡ corticoide như supricort N, endix G, flucinar... 

TPO - Ngôi sao và hành tinh đều có ánh sáng không thay đổi khi nhìn từ ngoài không gian. Nhưng nếu quan sát ở trên Trái Đất, ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời, còn hành tinh thì không. Tại sao lại như vậy?  

Hệ Mặt Trời là 1 hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của 1 đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. 

Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. 
4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. 

4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. 2 hành tinh lớn nhất là Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và 2 hành tinh nằm ngoài cùng là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan. 

Có 6 hành tinh và 3 hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Hệ Mặt Trời cũng chứa 2 vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan. 

   

Giữa 2 vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn. Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa 2 vùng này, có kích thước thay đổi, như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh, chúng di chuyển tự do giữa 2 vùng này. Vì sao hành tinh không nhấp nháy như ngôi sao?

 Các ngôi sao nhấp nháy liên tục trên bầu trời đêm là do ánh sáng phát ra từ chúng bị khúc xạ nhiều lần khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất. 

Ngôi sao và hành tinh đều có ánh sáng không thay đổi khi nhìn từ ngoài không gian. Nhưng nếu quan sát ở trên Trái Đất, ngôi sao trông vẻ sáng lấp lánh trên bầu trời, còn hành tinh thì không, theo Earth Sky. Các ngôi sao sáng lấp lánh vì ở khoảng cách rất xa so với Trái Đất. Thậm chí nếu nhìn qua kính thiên văn, chúng chỉ xuất hiện như một điểm nhỏ. Khi ánh sáng phát ra từ ngôi sao đi qua bầu khí quyển Trái Đất, nó sẽ bị khúc xạ làm thay đổi hướng di chuyển một chút.

Do mật độ và nhiệt độ trong các lớp khí quyển khác nhau, ánh sáng sẽ đi theo đường zig-zag để tới mắt người quan sát thay vì đi theo đường thẳng, nên chúng ta có cảm giác ngôi sao đang nhấp nháy.

 

Hành tinh ở khoảng cách gần hơn so với Trái Đất. Chúng xuất hiện như những chiếc đĩa nhỏ xíu trên bầu trời. Ánh sáng từ chiếc đĩa nhỏ này cũng bị khúc xạ bởi bầu khí quyển Trái Đất, trên đường tới mắt người quan sát.

Trong khi ánh sáng phát ra từ một điểm trên "đĩa hành tinh" buộc phải di chuyển theo đường zig-zag, thì ánh sáng phát ra từ điểm đối diện của đĩa di chuyển zig-zag theo hướng ngược lại làm triệt tiêu lẫn nhau. Đây là lý do hành tinh không phát ra ánh sáng nhấp nháy.

Hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt trời

Sao Thiên Vương do nhà thiên văn học người Đức William Herschel [1738-1822] tình cờ khám phá khi quan sát bầu trời đêm bằng kính viễn vọng vào năm 1781.

Khối lượng của Sao Thiên Vương lớn hơn của Trái Đất gần 14,5 lần, tuy nhiên nhẹ nhất trong số các hành tinh khí khổng lồ, bao gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Nhiệt độ khí quyển của Sao Thiên Vương lạnh nhất trong tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời khi không thấp hơn -224 độ C, trong khi đó phần có nhiệt độ thấp nhất của khí quyển Trái Đất chỉ là -90 độ C.

Nhiều người cho rằng do cách xa Mặt Trời nên Sao Thiên Vương lạnh lẽo, tuy nhiên điều này chưa hẳn chính xác vì Sao Hải Vương mới là hành tinh xa nhất, cách Mặt Trời khoảng 4,5 tỉ km so với 2,88 tỉ km của Sao Thiên Vương. Thế nhưng, nhiệt độ thấp nhất của khí quyển Sao Hải Vương vào khoảng -217 độ C, tức vẫn không bằng Sao Thiên Vương.

 

Lý do có thể nằm ở cấu hình độc nhất với trục tự quay của hành tinh nghiêng đến 97,77 độ, tức gần song song với mặt phẳng quỹ đạo trong hệ mặt trời. Trong khi đó, trục quay của Trái Đất chỉ nghiêng khoảng 23,5 độ. Tốc độ gió trên Sao Thiên Vương đạt tốc độ khủng khiếp, trong đó những cơn gió ngược chiều quay thường đến 100m/s, cùng chiều quay lên tới 250m/s [khoảng 900km/h]. Đây cũng là một trong những lý do khiến hành tinh này không thể giữ nhiệt và trở nên giá lạnh.

Sao Thiên Vương quay quanh mặt trời một vòng hết 84 năm trên Trái Đất, trong đó 2 cực của hành tinh lần lượt được chiếu sáng 42 năm rồi chìm vào bóng tối 42 năm.

Thiên Vương có 27 vệ tinh tự nhiên được các nhà thiên văn học biết đến. Tên gọi của những vệ tinh được chọn theo tên của các nhân vật trong các tác phẩm của danh hào Shakespeare và Alexander Pope.

Năm vệ tinh lớn nhất là Miranda, Ariel, Umbriel, Titania và Oberon, trong đó Titania và Oberon được William Herschel phát hiện cách đây hàng trăm năm [năm 1787] có bán kính khoảng 788,9km, nhỏ hơn phân nửa bán kính Mặt Trăng của Trái Đất.

Năm 1986, tàu vụ trũ Voyager 2 của NaSa đã lướt qua Sao Thiên Vương, cách những đám mây trên bầu trời hành tinh này khoảng 81.500km. Và đây là lần duy nhất, có tàu vụ trụ bay qua hành tinh này ở độ cao thấp như vậy.

Báo hoa mai cắn nát thân cây, lấy mạng cú

Chiếc cốc giúp phi hành gia uống nước trong không gian

1001 thắc mắc: Loài kiến nào có nọc độc gấp 12 lần nọc rắn hổ mang?

Thứ Năm của bạn: Song Tử tài chính eo hẹp, Cự Giải lạc lõng

Cầy mangut giúp sóc đối phó với rắn hổ mang

Bãi biển dài nhất hành tinh nằm ở đâu, sao chẳng ai dám đến tắm?

Châu Anh [t/h]

Video liên quan

Chủ Đề