Tại sao Samsung rút khỏi Trung Quốc

Mục đích của việc dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam là nhằm cắt giảm chi phí và duy trì khả năng cạnh tranh trong mảng kinh doanh máy tính cá nhân. Một phát ngôn viên của doanh nghiệp này cho biết quyết định đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc dựa trên nhu cầu “tìm lợi thế về chi phí”.

Như vậy, dự kiến nhà máy ở thành phố Tô Châu sẽ đóng cửa ngay trong tháng này và chuyển đổi một phần của cơ sở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển. Trước đó, Samsung đã thông báo cho nhân viên về việc nhà máy ngừng hoạt động và cắt giảm việc làm chính thức vào cuối tháng 7.

Samsung Electronics Tô Châu Computer là nhà máy cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc, được thành lập năm 2002 như là một trung tâm lắp ráp máy tính cá nhân. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy này được xuất khẩu sang Hàn Quốc, thị trường Bắc Mỹ và ngay tại Trung Quốc.

Vào thời kỳ đỉnh cao, Tô Châu Computer có tổng nhân sự làm việc lên đến 6.500 người. Tuy nhiên, theo truyền thông của Hàn Quốc, số lượng nhân viên hiện tại đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1.700.

Công ty nghiên cứu Gartner cho biết, lượng máy tính cá nhân được xuất xưởng từ nhà máy này đã tăng 0,6% lên 261,23 triệu chiếc vào năm ngoái. Trên thị trường máy tính cá nhân thế giới, hiện Tập đoàn Lenovo của Trung Quốc nắm giữ thị phần hàng đầu ở mức 24,1%, tiếp theo là đối thủ HP của Mỹ với 22,2%. Thị phần của Samsung hiện thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác tại Mỹ như Dell và Apple hay tại Đài Loan như Acer và Asus.

Mảng máy tính cá nhân có sự cạnh tranh cực lớn trên thị trường toàn cầu. Theo Nikkei Asian Review, các nhà sản xuất Nhật Bản đã từ bỏ hoàn toàn mảng này khi các ông lớn như HP, Dell, Acer, Apple… đã chiếm lĩnh thị trường. Samsung là một trong những nhà sản xuất kiên cường trụ lại mảng máy tính cá nhân này. Tuy nhiên, công ty buộc phải cắt giảm lao động và chi phí vận hành bằng cách di dời dây chuyền sản xuất sang các quốc gia khác.

Trước đó, Samsung đã từng vận hành ba nhà máy điện thoại thông minh ở Trung Quốc, nhưng đã đóng cửa toàn bộ dây chuyền sản xuất tại đây vào cuối năm 2019. Sau đó, tập đoàn đã chuyển dây chuyền sản xuất cho các cơ sở tại Việt Nam thuộc Samsung hoặc giao cho các đối tác sản xuất gia công.

Trong làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất khỏi Trung Quốc, trong tháng 6, với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, đã có 57 doanh nghiệp Nhật rời Trung Quốc. Có 30 doanh nghiệp trong số đó chọn thị trường Đông Nam Á để đặt nhà máy, một nửa số này [15 doanh nghiệp] đã chọn Việt Nam làm "bến đỗ" mới.

Tin liên quan

Là một quốc gia sản xuất lớn, Trung Quốc là địa điểm đặt xưởng đúc của nhiều công ty nước ngoài. Nike, Samsung, Apple,… đều chọn sản xuất thiết bị gốc và lắp ráp sản phẩm ở Trung Quốc, thậm chí Tesla cũng “định cư” ở Thượng Hải. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc và sức mạnh công nghệ của Trung Quốc, ngày càng nhiều công ty nước ngoài chọn con đường thoát khỏi Trung Quốc, tất cả đều muốn thoát khỏi mác “Made in China”.

Các công ty nước ngoài nói trên như Samsung, Apple và Nike đã đóng cửa nhiều nhà máy ở Trung Quốc và chuyển xưởng sản xuất sang các nước Đông Nam Á như Ấn Độ và Việt Nam. Nhiều công ty loại bỏ mác "Made in China" với lý do đưa ra là chi phí lao động của Trung Quốc đã tăng, không còn là nguồn lao động giá rẻ như trước. Nhưng đây rõ ràng không phải là câu trả lời thực sự.

Apple đã dần rút khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây, và nhiều sản phẩm trên dây chuyền sản xuất của Trung Quốc dần được chuyển giao cho Ấn Độ. Chính vì sự thay đổi này của Apple mà Foxconn, xưởng sản xuất lớn nhất của Apple, đã tiếp bước Apple và thành lập nhà máy tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, việc Foxconn chuyển nhà máy sang Ấn Độ không phải là một quyết định khôn ngoan, hành vi này đã gián tiếp khiến nhà sáng lập Tery Guo thiệt hại 4 tỉ USD. Nếu chỉ là tiết kiệm chi phí thì rõ ràng 4 tỉ USD không có gì đáng nói với giá nhân công trong nước khoảng trăm USD trên đầu người. Vậy là vì để tiết kiệm kinh tế hay e dè mà hãng sẵn sàng thoát mác "Made in China"?

Trên thực tế, Apple đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Sự trỗi dậy của khoa học và công nghệ Trung Quốc và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến địa vị của các cường quốc Âu Mỹ.

Chỉ trong vài thập kỷ phát triển, Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và ngành sản xuất của nước này cũng nhảy vọt khiến nhiều công ty châu Âu và Mỹ phụ thuộc vào “Made in China”, cách tiếp cận này khiến họ khủng hoảng.

Lấy Apple làm ví dụ, mặc dù Apple rất phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, dù là xưởng sản xuất hay bán hàng, nhưng càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì Apple càng cảm thấy e dè. Xét cho cùng, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của điện thoại thông minh Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải sửng sốt, sức cạnh tranh của iPhone tại Trung Quốc cũng bắt đầu giảm sút.

Và nếu iPhone tiếp tục được sản xuất tại Trung Quốc, iPhone cũng lo ngại công nghệ cốt lõi của mình sẽ bị các công ty Trung Quốc sao chéo. Khả năng học hỏi và tinh thần R&D của Trung Quốc đã nổi tiếng thế giới. Vì vậy, tiết kiệm chi phí lao động không phải là câu trả lời thực sự mà trên thực tế, nỗi lo sợ mới là lý do chính.

Mặc dù lao động ở Ấn Độ sẽ rẻ hơn, nhưng xét từ góc độ hiệu quả công việc, hiệu quả công việc của một công nhân Trung Quốc có thể ngang với hiệu quả công việc của ba người Ấn Độ. Hơn nữa, nhân viên nước ngoài hiếm khi sẵn sàng làm thêm giờ, về cơ bản, họ thích "ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới". Do đó, không có ý nghĩa gì khi chuyển xưởng sản xuất sang Ấn Độ để tiết kiệm chi phí.

Theo Zhihu

Khoảng 60% cửa hàng gần nhà máy Samsung đã đóng cửa kể từ tháng 10 năm nay - Ảnh chụp màn hình SCMP

Nhà máy lắp ráp điện thoại thông minh rộng 120 ngàn mét vuông của Samsung được ví như trái tim cung cấp máu sống cho cả Huệ Châu trong suốt 3 thập kỷ. Li Bing, chủ một nhà hàng gần nhà máy Samsung là một trong những người được hưởng lợi.

Nhà hàng của bà Li mỗi tháng có thể kiếm từ 60 ngàn hoặc 90 ngàn nhân dân tệ nhờ vào nguồn khách là các nhân viên và đối tác Samsung. "Giờ thì mỗi ngày giỏi lắm cũng chỉ kiếm được vài trăm nhân dân tệ, được 2 hoặc 3 bàn có khách", bà Li thở dài chán nản.

Công nhân làm việc cầm chừng

Khi Samsung đặt nhà máy ở Huệ Châu năm 1992, rất ít người nghĩ rằng một khi tập đoàn Hàn Quốc rời đi sẽ để lại khoảng trống lớn như hiện tại.

Theo báo South China Morning Post [SCMP], trong thời gian hoạt động tại Huệ Châu, Samsung đã xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng tại Quảng Đông và các tỉnh lân cận nên khi nhà máy này đóng cửa, một loạt công ty khác cũng lao đao theo.

Janus Intelligent Group, một công ty chuyên về robot lắp ráp của Trung Quốc, đã buộc phải sa thải bớt nhân viên và hoạt động cầm chừng sau khi Samsung rời đi.

Vài năm trước, số lao động tại Janus có lúc lên tới hơn 10 ngàn nhờ vào các đơn đặt hàng dồn dập từ nhà máy Samsung ở Huệ Châu. Tình cảnh bây giờ hết sức tệ hại khi số công nhân giảm còn 3 ngàn nhưng mỗi tháng họ chỉ làm khoảng 2 tuần, mỗi ngày vài tiếng để duy trì dây chuyền.

Số đơn hàng ngày càng ít buộc Janus phải bán lại nhà máy ở Đông Hoản, thành phố gần Huệ Châu, cho một công ty khác.

"Ít nhất 100 công ty sẽ đóng cửa trong thời gian tới bởi không thể hoạt động vì không có nhà máy Samsung. Các công ty lớn còn chết thì nói gì tới những hàng quán xung quanh nhà máy", ông Liu Kaiming, một chuyên gia kinh tế nhìn nhận.

Samsung có 2 nhà máy lắp ráp điện thoại ở Trung Quốc là Huệ Châu và Thiên Tân. Cả hai đều đã đóng cửa khi tập đoàn Hàn Quốc quyết định chuyển dây chuyền sang nước khác để né thuế quan Mỹ áp lên hàng Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình SCMP

Giá nhà tuột dốc sau một đêm

Có khoảng 100 chung cư từ 6 đến 7 tầng được xây dựng chỉ để công nhân Samsung Huệ Châu thuê. Ngay sau khi nhà máy đóng cửa, giá nhà tại đây lập tức trượt dốc "không phanh" chỉ sau một đêm, nhưng chẳng còn được bao nhiêu người quan tâm mua bán.

Một người dân địa phương kể trước đây khu vực này rất nhộn nhịp do có rất đông công nhân. "Giờ thì trông nó như thị trấn ma vậy, nhà cửa quán xá đều tắt đèn tối thui và trống rỗng".

"Nói nghe hơi quá nhưng mỗi cửa hàng ở đây, từ nhà thuốc đến siêu thị, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, quán cà phê internet, nhà cho thuê, khách sạn và thậm chí cửa hàng dành cho người lớn đều sống nhờ vào nhà máy Samsung và các công nhân của nó", ông Li Hua - chủ một cửa hàng tiện lợi gần nhà máy, nhận xét.

Nhiều người ở Huệ Châu, kể cả giới lãnh đạo, đang nhớ lại thời hoàng kim khi có Samsung. Một số chuyên gia nhìn nhận bài học từ Huệ Châu cho thấy sự phát triển phụ thuộc vào 1 tập đoàn duy nhất thường không bền vững, đôi khi phải trả giá đắt.

Năm 2017, nhà máy ở Huệ Châu sản xuất hơn 62,57 triệu chiếc điện thoại di động để xuất khẩu, đem về nguồn ngoại tệ hơn 15 tỉ USD cho Huệ Châu, đưa địa phương này lọt vào tốp những địa phương xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc.

Năm 2018, nhà máy Samsung vẫn đóng góp đáng kể cho Huệ Châu, đem về 16,29 tỉ USD xuất khẩu. Tuy nhiên, bước sang năm 2019, khi thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng, tình hình chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Theo dữ liệu hải quan Huệ Châu, vào tháng 10 năm nay, tháng đầu tiên sau khi nhà máy Samsung đóng cửa, xuất khẩu của Huệ Châu đã giảm xuống còn 2 tỉ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Giờ tôi chỉ mong lãnh đạo Huệ Châu kéo được doanh nghiệp nào đó có khoảng 2 hoặc 3 ngàn công nhân về đây càng sớm càng tốt. Như vậy mới chúng tôi có cái mà sống qua ngày", bà chủ nhà hàng họ Li tỏ ra ngao ngán.

Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm toàn cầu của Samsung

BẢO DUY

Video liên quan

Chủ Đề