Tại sao phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta

Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?

Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn?

Đề bài

Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn vì:

- Tạo điều kiện khai thác hợp lí tiềm năng của từng vùng, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội:

+ Gắn chặt các vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến trước hết nhằm mục đích đưa công nghiệp phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, đưa nông thôn xích lại gần thành thị.

+ Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.

+ Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau chế biến, nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập.

+ Thu hút lao động, tạo nhiều việc làm cho người dân, giảm tính mùa vụ trong nông nghiệp.

-> Mô hình nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là thực hiện liên kết nông – công nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến lại làm tăng giá trị của nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Loigiaihay.com

  • Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa: -Trung du và miền núi với Tây Nguyên. -Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long. Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

    Giải bài tập Bài 2 trang 111 SGK Địa lí 12

  • Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nói chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.

    Giải bài tập Bài 1 trang 111 SGK Địa lí 12

  • Quan sát hình 25 và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 111 SGK Địa lí 12

  • Đọc bảng 25.2 [SGK trang 109], theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xu

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 109 SGK Địa lí 12

  • Dựa vào bảng 25.1 [SGK trang 107], đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản [hoặc Atlat Địa lí Việt Nam], hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp [ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng].

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 106 SGK Địa lí 12

  • Bài tập 2: a] Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

  • Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam

    Phân lãnh thổ phía Bắc [từ dãy Bạch Mã trở ra].

  • So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm

    Giải bài tập Bài 2 trang 80 SGK Địa lí 12

* Vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ:

Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn nhất cả nước. Được hình thành trong nhiều điều kiện thuận lợi :

+ Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ bazan 600 ngàn ha, đất xám 700 ngàn ha. Lại phân bố trên địa hình cao nguyên lượn

sóng đồi bát úp rất dễ khai thác .

+ Khí hậu trong vùng là nhiệt đới cận xích đạo, nóng nắng quanh năm, không có mùa Đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 28- 290 c, tổng nhiệt độ hoạt động 8000- 10000 rất thuận lợi với trồng các cây công nghiệp nhiệt đới ưa nóng như Cao su, Cà phê, Lạc, Mía...

+ Nguồn nước trong vùng khá dồi dào vì có hệ thống sông Đồng nai, với nhiều sông lớn, có trữ lượng nước trên 30 tỉ m3 nước/năm. đủ khả năng cung cấp nước tưới cho phát triển cây công nghiệp.

+ Nguồn lao động trong vùng không những dồi dào mà lại có trình độ và truyền thống thâm canh cây công nghiệp lâu đời, nổi tiếng là kinh nghiệm trồng cao su, là động lực chính để biến vùng này thành vùng chuyên canh cay công nghiệp lớn nhất cả nước.

+ Đông Nam Bộ được coi là vùng có cơ sở vật chất hạ tầng mạnh mà điển hình là đã xây dựng được hồ chứa nước Dầu Tiếng lớn nhất cả nước rộng 270m2 chứa 1,5 tỉ m3 nước có khả năng tưới cho 170 ngàn ha. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây ông nghiệp có kỹ thuật tiên tiến như chế biến cao su, cà phê... được coi như là thị trường kích thích sản xuất cây công nghiệp phát triển.

Trên cơ sở phát huy tổng hợp các điều kiện thuận lợi nêu trên, vì vậy ĐN Bộ thể hiện nhiều thế mạnh trong phát triển công nghiệp điển hình là sản xuất cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, lạc, Đậu Tương...

Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến là một phương hướng trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta?

Xem lời giải

Video liên quan

Chủ Đề