Tại sao tim lại đập

Xét nghiệm thường được thực hiện.

  • thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Đôi khi cần đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc tiến hành làm nghiệm pháp gắng sức, hoặc cả hai

Tiến hành ghi điện tâm đồ, nhưng điện tâm đồ có thể sẽ không hiệu quả trong chẩn đoán nếu được ghi lúc không có triệu chứng. Nhiều bệnh lý rối loạn nhịp xuất hiện không thường xuyên và nhiều khi không biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ bình thường ngoài cơn; chỉ trừ một số trường hợp sau:

Nếu chưa có chẩn đoán xác định và các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, cần theo dõi qua Holter Holter Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, tốt hơn nên sử dụng các thiết bị theo dõi kéo dài và để bệnh nhân có thể tự kích hoạt máy khi có triệu chứng. Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi nghi ngờ loạn nhịp kéo dài, thay vì khi chỉ xuất hiện một vài cảm giác hẫng hụt hay bỏ nhịp do ngoại tâm thu. Bệnh nhân có thể rất ít khi xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng này gợi ý chẩn đoán các rối loạn nhịp nặng, các bác sĩ có thể tiến hành cấy thiết bị theo dõi dưới da ngực. Thiết bị này, thường gọi lại ghi vòng lặp, liên tục ghi lại nhịp tim, đồng thời cho phép in và phân tích những dữ liệu này ra thông qua một thiết bị ngoài cơ thể khác. Cuối cùng, một loạt các sản phẩm thương mại có sẵn mà bệnh nhân có thể đang sử dụng có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích. Những sản phẩm này bao gồm máy theo dõi thể dục, theo dõi nhịp tim và điện tâm đồ di động có sẵn cho điện thoại và đồng hồ.

Tất cả các bệnh nhân rối loạn nhịp đều cần tiến hành xét nghiệm máu. Tất cả các bệnh nhân cần phải xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ, bao gồm cả magie và calci. Cần làm thêm xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Nên tiến hành xét nghiệm troponin tất cả các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp, đau tức ngực, hoặc các triệu chứng khác gợi ý, hoặc có tiền sử bệnh mạch vành, viêm cơ tim, hoặc viêm màng ngoài tim.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp được chỉ định khi có rung nhĩ mới phát hiện, hoặc có các triệu chứng của hội chứng cường giáp. Bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nên được tiến hành các xét nghiệm đánh giá u tủy thượng thận.

Khi thấy tự nhiên tim đập nhanh, bạn có thể lầm tưởng đây là phản ứng bình thường do hồi hộp nên chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi. Bạn có biết nhịp tim quá nhanh còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn nhịp tim?

Tim đập nhanh bất thường gây nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt hàng ngày như hồi hộp, trống ngực, khó thở… Nhiều người lo lắng không biết liệu đó có phải các bệnh lý về tim mạch và có cách nào ổn định nhịp tim không. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu vì sao tự nhiên tim đập nhanh, mức độ nguy hiểm như thế nào và cách kiểm soát nhé!

Nguyên nhân tim đập nhanh bất thường

Tình trạng tự nhiên tim đập nhanh bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về tim mạch hoặc do các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tức giận… Bạn cần biết được nguyên nhân gây bệnh mới có thể kiểm soát và đưa nhịp tim về mức bình thường.

Nguyên nhân không phải do tim

Thói quen uống nước tăng lực là 1 nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Một số tác nhân từ bên ngoài có thể khiến tim tự nhiên đập nhanh bất thường là:

  • Chất kích thích: Nhịp tim có thể tăng do bạn sử dụng cà phê, nước tăng lực, trà xanh.
  • Tâm lý bất ổn: Áp lực, biến cố tinh thần, thường xuyên căng thẳng, lo âu cũng ảnh hưởng tới nhịp tim.
  • Tác dụng phụ của thuốc và chất kích thích: Tác dụng phụ của thuốc điều trị hen suyễn, cảm cúm có thể làm tăng nhịp tim. Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine cũng làm tăng nhịp tim.
  • Thể trạng có vấn đề: Tình trạng mất cân bằng nồng độ điện giải, hạ đường huyết, lượng máu trong cơ thể phụ nữ mang bầu nhiều khiến tim đột nhiên đập nhanh hơn.
  • Bệnh do các cơ quan khác: Đôi khi rối loạn nhịp tim còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh của một số cơ quan khác như cường giáp, phổi tắc nghẽn mạn tính hay nhiễm trùng phổi, viêm phổi.

Nguyên nhân do vấn đề của tim

Đôi khi tình trạng tự nhiên tim đập nhanh là do các vấn đề của tim:

  • Khiếm khuyết kênh ion [hội chứng Brugada].
  • Các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp…
  • Rối loạn thần kinh điều khiển nhịp tim và rối loạn quá trình dẫn truyền điện trong tim.

Tự nhiên tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh là hoạt động sinh lý bình thường để đáp ứng nhu cầu bơm máu của cơ thể. Thế nhưng, khi tình trạng này kéo dài không kiểm soát được kèm theo triệu chứng bất thường thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn bị rối loạn nhịp tim.

Khi tim đập quá nhanh sẽ khiến khả năng bơm máu của tim đến não và các phần còn lại của cơ thể sẽ bị giảm sút gây đánh trống ngực, đau ngực, ngất xỉu… Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn, tốc độ, thời gian xuất hiện của cơn nhịp nhanh và các bệnh lý tim mạch đi kèm khác. Rối loạn nhịp tim nhanh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Đột tử
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tổn thương cơ tim, suy tim
  • Huyết khối [cục máu đông di chuyển đến não gây đột quỵ não, đến tim gây nhồi máu cơ tim]
  • Lo lắng, mất ngủ triền miên, sức khỏe giảm sút do những rối loạn nhịp xuất hiện thường xuyên.

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị giúp bạn ổn định được nhịp tim và giảm triệu chứng tim đập nhanh đột ngột nếu phát hiện sớm. Để kiểm soát nhịp tim lâu dài, bạn nên dùng thuốc điều trị đúng cách, tập thói quen sống lành mạnh và sử dụng thảo dược ổn định nhịp tim.

1. Điều trị theo phương pháp y khoa

Tây y có thể giúp bạn kiểm soát nhịp tim, giảm tình trạng tự nhiên tim đập nhanh bằng các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc phổ biến để kiểm soát tình trạng tự nhiên tim đập nhanh là các nhóm thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi… Những thuốc này đều là thuốc kê đơn bạn không được tự ý dùng vì việc sử dụng sai cách có thể làm tim đập loạn nhịp nặng hơn. Khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý:

  • Chỉ dùng khi bác sĩ cho phép
  • Uống thuốc đúng thời điểm như hướng dẫn
  • Không dừng thuốc đột ngột mà điều chỉnh liều theo chỉ định.

Việc sử dụng thuốc Tây y có thể mang lại hiệu quả cao và tức thời nhưng lâu dài bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như hạ nhịp tim quá mức, co thắt phế quản…

Đốt điện và đặt máy tạo nhịp

Đốt điện tim là phương pháp sử dụng năng lượng radio dò tìm ổ gây loạn nhịp sau đó triệt đốt để ngăn ngừa các tín hiệu dẫn truyền bất thường trong tim gây rối loạn nhịp. Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công trên 90%, ít gây biến chứng. Hơn nữa, người bệnh có thể hoạt động bình thường sau vài ngày.

Tuy nhiên, có những người bị tái phát rối loạn nhịp sau khi đốt. Ngoài ra, thủ thuật đặt máy tạo nhịp cũng giúp cải thiện tình trạng hoạt động của tim.

2. Kiểm soát tim đập nhanh với thói quen sống lành mạnh

Bạn nên trò chuyện cùng bạn bè để thư giãn tinh thần và ổn định nhịp tim

Bạn nên có chế độ ăn uống, tập luyện và thư giãn lành mạnh để kiểm soát tình trạng tim tự nhiên đập nhanh. Cụ thể như sau:

  • Ăn uống: Bạn nên quan tâm tới chế độ ăn uống của mình bằng cách bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau xanh, hoa quả tươi… Bạn cũng cần bổ sung chất đạm và protein từ thịt thăn lợn, thịt gà bỏ da, đậu phụ và các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ, rượu, bia vì đây là yếu tố kích hoạt tim đập nhanh.
  • Tập luyện: Người bị rối loạn nhịp tim nhanh thường không dám tập thể dục vì lo sợ nhịp tim tăng đột ngột. Tuy nhiên, thói quen hoạt động thể chất đều đặn giúp bạn tăng cường giúp khỏe của tim và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Bạn có thể bắt đầu tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga hay đi bộ hàng ngày.
  • Thư giãn: Bạn nên học cách thư giãn cơ thể cũng như cân bằng giữa cuộc sống và công việc để tránh bị áp lực, căng thẳng. Bạn có thể chọn những cách thư giãn cơ thể đơn giản có thể áp dụng ở bất cứ nơi đâu như nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè, người thân…

Tình trạng tự nhiên tim đập nhanh khi nằm, khi ngủ hay nghỉ ngơi có thể dự báo nhiều vấn đề nghiêm trọng nên bạn không nên xem thường. Hãy tìm hiểu kỹ về bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả, bạn sẽ chủ động kiểm soát được nhịp tim.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề