Tại sao việt nam không có tàu điện ngầm

Phần đầu máy được bo tròn về phía dưới, có màu xanh da trời, mỗi toa chứa 300 hành khách..., tàu điện ngầm số 1 của TP HCM sẽ được vận hành dưới dạng tự động, không nhân viên phục vụ. Mô hình tàu điện ngầm được phác thảo, trưng bày tại depot metro [quận 9, TP HCM] dự kiến được Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM lấy ý kiến người dân từ ngày 15/3 đến 15/4.

Mô hình trưng bày gồm phần đầu máy có buồng lái và một toa tàu. Đầu tàu thiết kế bo tròn về phía dưới làm nổi bật hình dáng khí động học khỏe khoắn, vỏ tàu được làm bằng nhôm và thép không gỉ. Theo Ban quản lý, mô hình có màu xanh da trời để thể hiện vẻ tươi trẻ, mạnh mẽ và dễ chịu trong điều kiện môi trường của Việt Nam. 

Màu trắng đục làm chủ đạo bên trong toa tàu. Có tất cả 8 cửa ra vào được bố trí đều ở 2 bên thành toa để hành khách lên, xuống. Giữa 2 toa xe có cửa thông.

Tàu có cửa sổ lớn cùng vách ngăn để phân chia khu vực hành khách đứng và ngồi. Đại diện ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, giai đoạn 1, mỗi đoàn tàu sẽ có 3 toa [tổng chiều dài là 61,5 m] và vận chuyển hơn 900 hành khách [khoảng 50 hành khách ngồi, 270 hành khách đứng mỗi toa]; vận tốc khai thác 110 km/h [đoạn trên cao] và 80 km/h [đoạn ngầm]. Theo dự kiến, để phục vụ cho toàn tuyến metro số 1, Ban quản lý sẽ sắm 17 toa tàu, đóng tại Nhật Bản.

Cabin được bố trí ở hai đầu của đoàn tàu có chiều rộng bằng chiều rộng toa xe và kín hoàn toàn. Tài xế có thể quan sát hành khách và các hoạt động khác qua hệ thống camera.

Trên toa của mô hình tàu có 45 chỗ ngồi ghế nhựa dài, lắp đặt dọc theo thành xe được làm bằng vật liệu nhựa gia cường sợi thủy tinh. 

Trần toa xe là hệ thống điều hòa chạy dọc.

Toa xe có 127 móc nắm cùng tay vịn với hai mức cao thấp khác nhau cho khách đứng, đảm bảo an toàn khi di chuyển. Tàu còn có vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật [đi xe lăn]. 

Phía trên các cửa lên xuống hai cánh có bảng điện tử thông báo bến đổ cho hành khách theo dõi. Theo tính toán, thời gian vận hành của các đoàn tàu cách nhau khoảng 5 phút, giờ cao điểm thì 2 phút 10 giây; thời gian dừng tại ga khoảng 30 giây. Hành khách lên xuống tàu bằng hệ thống tự động. Trên tàu cấm ăn uống và hút thuốc.

Logo của tuyến số 1 [Bến Thành - Suối Tiên] được gắn ở phía trước đầu tàu và hai bên hông để hành khách dễ theo dõi và phân biệt với các tuyến khác sẽ được xây dựng trong tương lai.

Mô hình đầu máy toa xe tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 [Bến Thành - Suối Tiên] do hãng Hitachi, Nhật Bản chế tạo [có kích thước, nội thất, màu sắc, cabin… như thật] tại khu vực depot [Q.9, TP.HCM].

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP .HCM, kế hoạch lấy ý kiến của các sở - ngành, nhà khoa học và người dân đối với mô hình đầu máy, toa tàu tuyến metro số 1 sẽ chỉ diễn ra trong một tháng, từ 15/3 đến 15/4, thay vì 3 tháng như dự kiến trước đây. 

Sau đó ý kiến sẽ được tổng hợp và đề xuất với hãng chế tạo Hitachi, là nhà thầu gói thầu số 3 về “thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng” của tuyến metro số 1.

Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm

“Metro” hoàn toàn khác với “đường sắt đô thị”

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang được vận chuyển từ Pháp về nước, dự kiến sẽ về dự án vào cuối tháng 10/2020.

Tương tự, theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, dự kiến đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên [TP.HCM] cũng được đưa từ Nhật Bản về nước trong tháng 10/2020.

Về cấu trúc tuyến, cả hai tuyến đường sắt trên đều kết hợp đi trên cao và đi ngầm. Trong đó, tuyến Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, với 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm; tuyến Bến Thành - Suối Tiên dài gần 19,7km, với 17,1km đi trên cao và 2,6km đi ngầm.

Liên quan đến tên gọi, trên trang thông tin điện tử của hai đơn vị trên thường dùng cả tên gọi “đường sắt đô thị” và “Metro” với tuyến hoặc đoàn tàu. Dù việc đặt tên tên không gây ảnh hưởng đến dự án, song từ góc độ kỹ thuật, có ý kiến cho rằng việc gọi các dự án trên là “Metro” không phản ánh đúng loại hình đường sắt theo thông lệ thế giới.

Theo GS.Từ Sỹ Sùa, giảng viên Trường Đại học GTVT, khái niệm “Metro” hoàn toàn khác với “đường sắt đô thị”.

“Metro hay còn gọi tàu điện ngầm khác hẳn với đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị có cấu đoàn tàu 3 toa, tốc độ 30-45km/h, còn tàu điện ngầm ít nhất phải 7 toa, trong khu vực trung tâm phải hoàn toàn đi ngầm”, GS. Sùa phân tích.

Cũng theo GS. Từ Sỹ Sùa, các tuyến đường sắt đang xây dựng hoặc được đề xuất xây dựng tại Hà Nội như: Nhổn - ga Hà Nội, Văn Cao - Hòa Lạc [hơn 38km, kết hợp ngầm và đi trên mặt đất] không phải là Metro.

Đoàn tàu của tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên còn được đơn vị quản lý dự án gọi là đoàn tàu tuyến Metro số 1

Tên gọi Metro chỉ thông dụng, dễ nhớ

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Ân, chuyên gia lĩnh vực đường sắt cho biết, trên thế giới có hai tên gọi thông dụng cho đường sắt đô thị là Metro và Skytrain.

Theo đó, Metro nhằm chỉ tuyến tàu điện đi ngầm, hoặc đi ngầm là chủ yếu. Còn Skytrain là chỉ tuyến tàu đi trên cao so với mặt đất, được đỡ bằng các kết cấu dạng như cầu cạn.

Ngoài ra, các đoàn tàu liên kết trung tâm với các vùng ngoại ô phụ cận được gọi là tàu ngoại ô [Urban- Train]. Các tuyến tàu ngoại ô thường liên kết với các tuyến Metro theo hình thức khách xuống ga, đổi sang tàu khác để đi tiếp. Tàu các tuyến ngoại ô có thể dùng sức kéo bằng điện hoặc diesel.

“Ở Việt Nam, Metro được dịch ra thành "đường sắt nội đô, đường sắt đô thị" và đang quen dần với việc gọi, hiểu từ “Metro” là đường sắt đô thị. Tôi cho rằng, cũng nên dùng tên gọi Metro cho thông dụng, dễ hiểu, dễ nhớ. Vì mỗi tuyến Metro, chỉ cần thêm số thứ tự vào, như Metro số 1, 2... sẽ dễ nhận diện. Sau này, tại các lối xuống của ga ngầm chỉ cần chỉ dẫn với một từ M để chỉ dẫn cho hành khách”, ông Ân nêu ý kiến.

Ông Ân cũng cho rằng, việc phân định quá rạch ròi, chi tiết tên gọi của loại hình đường sắt là không cần thiết, không mang lại lợi ích thiết thực và gây nhiễu thông tin cho hành khách.

1 km tàu điện ngầm tại Việt Nam tốn khoảng 100 triệu USD, nhưng sẽ là bài toán giúp các đô thị phát triển bền vững

Các công trình ngầm đã rất phổ biến ở các nước phát triển, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện mới đang hình thành. Tiến vào lòng đất đang là cách để gỡ rối, giúp các đô thị phát triển bền vững.

Vì thế, các dự án công trình ngầm đang trở thành giải pháp cho những bài toán khó trên mặt đất khi mà đất chật, người đông, hoạt động kinh tế xã hội diễn ra liên tục.

Xu hướng tất yếu của đô thị

Có lẽ những ai đang sống tại các đô thị lớn như Hà Nội hay Tp.HCM đã quá quen thuộc với cảnh kẹt xe thường xuyên, dù chỉ cách nhà vài km nhưng phải mất tới 30 phút thậm chí là 45 phút để di chuyển tới nơi làm việc, học tập là chuyện thường ngày.

Hằng ngày phải đối mặt với những con đường chật cứng vì kẹt xe, nhiều người mong được di chuyển trong thành phố bằng các tuyến metro tiện lợi, văn minh giống như tại Singapore. Ở Singapore, dù quảng đường di chuyển có chiều dài 2/3 đất nước, nếu đi taxi thì mất 25-30 USD Singapore nhưng nếu lựa chọn MRT [tàu điện ngầm] thì chỉ mất 2,7 USD Singapore lại có thời gian ngồi trên metro, tranh thủ học bài hay đọc sách. Hoàn toàn không lãng phí thời gian.

Những trải nghiệm phương tiện công cộng văn minh và tiện lợi này khiến nhiều người Việt ước mơ về những tuyến metro văn minh, hiện đại sẽ có ngay trên đất nước mình. Điều đó sắp thành hiện thực bởi theo các chuyên gia, khi đô thị phát triển mạnh trong khi quỹ đất hạn hẹp, việc ngầm hóa các công trình là xu hướng tất yếu.

Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại Việt Nam sắp hoàn thành tại Sài Gòn.

Nhất là khi Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao với tỷ lệ khoảng 38-39%, trong khi đất xây dựng đô thị hiện đang rất hạn chế. Điển hình như Hà Nội mỗi năm tăng thêm khoảng 4,5% dân số, dự kiến đạt 9,2 triệu dân vào năm 2030.

Ở Việt Nam, từ 10 năm trước, Chính phủ đã nhìn thấy sự cấp bách, thiếu đất của đô thị và đặt ra bài toán quy hoạch không gian ngầm. Cụ thể, Nhà nước đã khẳng định hiệu quả của việc khai thác không gian ngầm.

Tại Luật Đô thị năm 2009 đã đặt ra vấn đề khai thác có hiệu quả không gian ngầm, hay như Nghị định 38/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý không gian ngầm trong các đô thị. Bộ Xây dựng cũng đã khẳng định những nguyên tắc trong quản lý không gian ngầm bằng thông tư 11/2010 hướng dẫn các chỉ tiêu, dữ liệu quản lý về không gian ngầm.

TS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Việt Nam đánh giá, sau 8 năm, các công trình ngầm đã dần xuất hiện ở Hà Nội, TP HCM như đường hầm đi bộ, hầm để xe, một số trung tâm thương mại với 2-3 tầng ngầm... Mặc dù các công trình mới chỉ mang tính cục bộ, tự phát song phần nào thể hiện rõ được ưu thế, chính vì thế các dự án lớn phát triển công trình ngầm xuất hiện dày hơn tại các đô thị lớn của Việt Nam, điển hình như Hà Nội và TP HCM.

Ông Đào Huy Ánh – Hội kiến trúc sư Việt Nam cũng ghi nhận lợi thế của các công trình ngầm. Nhìn ra thế giới, ông Ánh chỉ ra những lợi ích khi xây dựng không gian ngầm, sự kết nối thuận tiện giữa không gian trên mặt đất và sự liên kết thành một quần thể hệ sinh giữa trung tâm thương mại, giao thông, các công trình công cộng khác.

Đất có thể ‘đẻ’ nhờ không gian ngầm

Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi trong khai thác không gian ngầm, Singapore đã chứng minh được rằng ‘đất có thể đẻ ra’ khi mở rộng thêm được 25% đất đai trong 2 thế kỷ qua nhờ khai thác được không gian thứ tư – không gian ngầm.

Ở Singapore, không gian ngầm thật sự là một loại tài nguyên vô giá. Điều đó hoàn toàn đúng khi Hiệp hội quốc tế về sử dụng không gian ngầm và hầm ITA thậm chí còn khẳng định "khai thác không giam ngầm là phương cách duy nhất để đô thị có thể phát triển bền vững trong sự đi lên của nhân loại".

Từ kinh nghiệm thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển không gian ngầm. Tuy nhiên do chi phí xây dựng một công trình ngầm rất lớn [khoảng 100 triệu USD/km], nên cần phải có những tính toán phù hợp để tích hợp các chức năng của công trình.

Theo ông Ánh, giá thành của một công trình ngầm sẽ phụ thuộc vào việc nó được xây dựng đơn mục tiêu hay đa mục tiêu. "Nếu một công trình ngầm đơn mục tiêu sẽ rất đắt, còn đa mục tiêu thì có thể giảm 3/4 chi phí thực hiện, thậm chí chi phí bằng không nếu tích hợp vào đó nhiều chức năng và chia sẻ không gian ngầm" – KS Đào Huy Ánh nói.

Ông Ánh dẫn ví dụ: Ở Malaysia họ thiết kế hệ thống ngầm gồm 3 tầng [ Smart Tunnel] với tầng ngầm là cống, 2 tầng trên là 2 đường ô tô đi ngược chiều nhau, khi mưa lụt sẽ đóng từng tầng một. Mực nước vừa phải, đóng tầng hầm, ô tô vẫn chạy tốt, nếu mực nước quá cao, bộ phận điều khiển sẽ đóng cả 2 đường ô tô. "Bất kỳ công trình ngầm nào cũng phải tích hợp đa mục tiêu, còn ở Việt Nam hiện chưa tính đến phương án này" – KS Đào Huy Ánh nhận định.

Theo Gia Bảo

Trí Thức Trẻ

Từ khóa: tàu điện ngầm

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề