Tâm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch

07/06/2019

Công ty Cổ phần thực phẩm Á châu chuyên sản xuất, chế biến nông sản là một trong những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ sau thu hoạch giúp công ty nâng cao giá trị hàng hóa và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay công ty đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước với trên 20 đại lý cấp 1 và nhiều bạn hàng tin tưởng.

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, cuộc sống con người từng bước nâng cao, từ đó những yêu cầu trong sinh hoạt cũng thay đổi. Thực phẩm đóng hộp dần trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống hiện đại đặc biệt là nhu cầu thực phẩm tại  các vùng công nghiệp, các thành phố, địa phương thiếu thực phẩm, các đoàn du lịch, thám hiểm. Thực phẩm ngày nay ngoài mục đích cung cấp năng lượng còn phải đáp ứng yêu cầu ngon miệng, an toàn, tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đã giúp công ty cổ phần thực phẩm Á Châu đáp ứng tốt những yêu cầu đó, đồng thời nâng cao được giá trị hàng hóa tạo lên sự tăng trưởng bền vững trong sản xuất.

Bà Mai Thị Trâm Anh – Giám đốc Công ty

Phòng Tư vấn PTCN- Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Trâm Anh, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu tại xưởng sản xuất.

Xin chào bà, bà có thể vui lòng giới thiệu đôi nét về công ty mình?

Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu được thành lập năm 2006 là đơn vị kinh doanh, chế biến hàng nông sản [sản phẩm chính là các loại rau củ quả đóng hộp:Ngô ngọt, đậu hà lan, dứa, cà chua bi, dưa chuột bao tử… ]. Với quy mô đầu gần 15 tỷ đồng, tổng diện tích nhà máy 5.270 m2 bao gồm nhà điều hành và nhà xưởng, kho, bãi và các công trình phụ trợ cũng như máy móc hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, Các sản phẩm  của công ty sản xuất rất đa dạng với chất lượng cao, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm được các bạn hàng tin tưởng và đánh giá cao. Hiện tại sản lượng của công ty đạt 2.000 tấn sản phẩm/năm. Cung cấp cho khoảng 20 đại lý cấp 1 và gần 200 bạn hàng trong và ngoài nước.

Bà nghĩ thể nào về bảo quản nông sản sau thu hoạch?

Vấn đề bảo quản sau thu hoạch đối với nông sản đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên ở nước ta hiện nay công nghệ ứng dụng sau thu hoạch còn yếu nên các sản phẩm chế biến tinh chưa được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, người dân chưa được tiếp cận nhiều các ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch để nâng cao giá trị và chất lượng nông sản, giảm tỷ lệ hao hụt nông sản. Do ứng dụng công nghệ sau thu hoạch yếu nên dẫn đến tình trạng khi dư thừa nông sản người dân không thể chuyển sang chế biến, bảo quản dẫn đến việc nhiều loại nông sản “được mùa – mất giá”.

Công nghệ sau thu hoạch được xem là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong  các hoạt động sau thu hoạch. Nhằm giảm thiểu mức độ tổn thất đến chất lượng sản phẩm [sự hư hỏng thông thường, các biến đổi sinh lý]. Một vụ mùa thành công được đánh giá theo sự nỗ lực tăng năng suất, thực hiện thành công việc giảm thiểu thiệt hại sau thu hoạch.

Hình ảnh dây chuyền sản xuất ngô ngọt đóng hộp

Bà có thể nói rõ về đặc trưng sản phẩm của công ty?

   Tôi thấy rằng hiện nay nhu cầu về thực phẩm ngoài các yếu tố về ngon miệng thì vấn đề về an toàn thực phẩm, tiện lợi và tốt cho sức khỏe được người tiêu dùng rất chú ý. Vì vậy Công ty lựa chọn chế biến rau củ, quả đóng hộp vì nó có các ưu điểm như: Giữ được hàm lượng dưỡng chất so với sản phẩm tươi và không bị giảm trong một thời gian dài; Quá trình làm nóng đã giúp sản sinh ra nhiều chất xơ hòa tan có tác dụng tốt cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn; Hợp chất carotenoid – chất chống oxi hóa hộp là một hợp chất cực kì quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh, được sản sinh rất nhiều ngay sau khi được đun nóng và đóng gói; Đáp ứng tính tiện dụng, nhanh chóng và không cần bảo quản; Có nhiều sự lựa chọn cho các loại rau củ hơn, kể cả những lúc trái mùa vẫn có thể thưởng thức được;

 Hình ảnh sản phẩm sau chế biến

Nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ của công ty hiện nay như thế nào?

Hiện tại Nguồn nguyên liệu rau củ quả để sản xuất các sản phẩm của Công ty được thu mua tại các nông trường, các hợp tác xã, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. riêng đậu Hà Lan được nhập khẩu từ Mỹ và Canada.

Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang một số nước khu vực Đông Âu trong đó thị trường tại Nga chiếm khoảng 55% và 40% xuất sang Ukraine còn lại khoảng 5% thông qua các siêu thị trong nước.

Kế hoạch phát triển sản phẩm trong những năm tiếp theo của Công ty như thế nào?

* Về kế hoạch phát triển

Bằng uy tín, năng lực sản xuất của Công ty, doanh nghiệp xây dựng một  đội ngũ cán bộ maketing từ đó đưa ra những chiến lược cạnh tranh, cung cấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ đảm bảo theo nguyên tắc: Tập trung cho thị trường xuất khẩu; Ưu tiên phát triển thị trường nội địa; Liên doanh, liên kết với các đơn vị bạn.

Ngoài ra, việc quảng bá hình ảnh qua phương tiện thông tin đại chúng cũng sẽ được doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ để người tiêu dùng có thể tiếp nhận được tính ưu việt của dòng sản phẩm.

Kế hoạch phát triển thị trường tương lai của doanh nghiệp sẽ dần hoàn chỉnh chất lượng, mẫu mã và đa dạng sản phẩm để đáp ứng, mở rộng ra thị trường sang một số nước khu vực Châu Âu.

Xin cảm ơn Bà đã tham gia cuộc trao đổi này, chúc Bà cùng Công ty ngày càng phát triển./.

Thực hiện: Văn Tài – Phòng Tư vấn PTCN

                     Ảnh: Văn Giang

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, đầu tư khoa học công nghệ trong chế biến sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng để hình thành và khép kín chuỗi sản xuất nông nghiệp.

  • Sơn La khởi công nhà máy thứ 5 về chế biến nông sản xuất khẩu

  • Tây Ninh xây dựng nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu 1.500 tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trả lời các câu hỏi của đại biểu nêu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đại biểu Hoàng Đức Thắng [Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị] về công nghệ chế biến sau thu hoạch và chi ngân sách cho khoa học công nghệ hiện nay tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anhcho biết, công nghệ chế biến sau thu hoạch thực sự là khâu quan trọng, đặc biệt là với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Điều này thể hiện qua chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các chương trình cụ thể của Bộ Khoa học và Công nghệ.

“Ngành khoa học công nghệ đã tăng cường hợp tác với ngành nông nghiệp để đẩy mạnh vấn đề này. Khâu chế biến sau thu hoạch là khâu quan trọng để hình thành và khép kín chuỗi sản xuất trong nông nghiệp, chúng tôi cũng rất quyết liệt trong nội dung này”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết.

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, công nghệ phục vụ chế biến sau thu hoạch hiện nay dựa vào kết quả nghiên cứu từ viện nghiên cứu và trường đại học, cùng với đó là bản thân doanh nghiệp được hỗ trợ và nâng cao năng lực hấp thụ, chuyển giao công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng rất chú trọng đến nội dung này, theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, trong tất cả kỳ hội chợ về thiết bị công nghệ vừa rồi thì có tới 33.000 công nghệ được chuyển giao trong nhiều thời kỳ, trong đó, tỷ trọng cho công nghệ chế biến sau thu hoạch rất cao. Ví dụ như Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Nafoods đã hỗ trợ và chuyển giao công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, góp phần lớn vào xuất khẩu hoa quả của Việt Nam hay Công ty Việt Nam Food đã được chuyển giao công nghệ đã đóng vai trò lớn trong sản xuất cá tra, tham gia vào xử lý phụ phẩm từ tôm...

“Chính sách đóng vai trò quan trọng trong khuyến khích doanh nghiệp. Sau khi có Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thì số doanh nghiệp trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng, từ 3.700 doanh nghiệp lên đến hơn một vạn, gấp 3 lần, trong số đó có nhiều nhà máy chế biến rau, củ, quả... đây là những đối tượng chúng tôi quan tâm trong chuyển giao công nghệ và đã có tác động mạnh mẽ”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định.

Thu Trang/Báo Tin tức

Tây Ninh cần trở thành hình mẫu trung tâm chế biến nông sản chất lượng cao

Sau khi đi thăm, tìm hiểu một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn, sáng 21/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Tây Ninh - địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng còn nhiều khó khăn trong phát triển.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Bộ trưởng Chu Ngọc Anh,
  • Bộ Khoa học và Công nghệ,
  • chế biến sau thu hoạch,
  • chuỗi sản xuất nông nghiệp,
  • chất vấn quốc hội,

Video liên quan

Chủ Đề