Tập cận bình hổ trợ việt nam bao nhiêu tiền năm 2024

Tham gia Đoàn Đại biểu cấp cao Trung Quốc có: Giáo sư Bành Lệ Viên, Phu nhân đồng chí Tập Cận Bình; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Thái Kỳ; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị; Bí thư Ban Bí thư, Ủy viên Quốc vụ, Phó Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu Hồng; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu; Chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Giang Kim Quyền; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trịnh San Khiết; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương Văn Đào; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây Lưu Ninh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba; Cục trưởng Cục Hợp tác phát triển Quốc tế La Chiếu Huy; Thiếu tướng Lý Bân, Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác Quân sự quốc tế Trung ương, Quân ủy Trung ương; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nông Dung.

Tham dự Lễ đón có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao... cùng nhiều đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội, Văn phòng Tổng Bí thư.

Đoàn xe chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tiến vào Phủ Chủ tịch. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Hai bên giới thiệu các quan chức có mặt tại Lễ đón.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bước lên bục danh dự. Những loạt đại bác vang lên hùng tráng. Quân nhạc cử quốc thiều hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tính tái tổ chức “mạnh mẽ” và “sâu rộng” các cơ quan nhà nước và Đảng Cộng sản, với một phần kế hoạch sẽ được trình bày trước cuộc họp thường niên của quốc hội, truyền thông nhà nước loan tin ngày 28/2.

Lời kêu gọi đổi mới về cải cách thể chế đầy tham vọng sau khi ông Tập Cận Bình nắm chặt được nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba, phá vỡ tiền lệ, trong một đại hội đảng lớn vào tháng 10 năm ngoái, nơi ông khẳng định vị trí của mình là nhà cai trị quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Cuộc họp sắp tới của quốc hội chủ yếu là chấp thuận và sẽ khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở trung tâm Bắc Kinh vào ngày 5/3, nơi mà nhiều người cho rằng ông Tập sẽ đảm bảo nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba với tư cách là chủ tịch.

Lời kêu gọi cải cách thể chế cũng được đưa ra sau khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% vào năm ngoái - một trong những tốc độ yếu nhất trong gần nửa thế kỷ - suy yếu vì các biện pháp kiềm chế COVID nghiêm ngặt do ông Tập đề xướng vốn đã được dỡ bỏ vào tháng 12 năm ngoái.

Trong cuộc họp quan trọng kéo dài ba ngày của Ủy ban Trung ương đảng kết thúc hôm 28/2, ông Tập nói một phần của kế hoạch cải cách liên quan đến các thể chế nhà nước sẽ được trình bày trước quốc hội, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã loan tin.

Tại đại hội tháng 10 năm ngoái, đảng đã chỉ rõ rằng cần phải cải cách thể chế, bao gồm cả cải cách hệ thống tài chính, ông Tập nói.

Kế hoạch cải cách tổng thể sẽ “có mục tiêu, chuyên sâu và trên phạm vi rộng, chạm đến các lợi ích sâu xa”, ông Tập được trích dẫn trong một bài phát biểu trước Ủy ban Trung ương.

Ông không nói khi nào các kế hoạch cải cách các tổ chức đảng sẽ được trình bày để thảo luận. Tân Hoa xã không đưa ra chi tiết về những thay đổi.

‘Trẻ hóa’

“Sự trẻ hóa” của Trung Quốc phải được hướng dẫn bởi ông Tập và Ủy ban Trung ương vào lúc quản trị quốc gia được “hiện đại hóa”, Ủy ban Trung ương cho biết trong một thông cáo nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

“Cần phải thi hành đầy đủ, chính xác và toàn diện khái niệm phát triển mới”, ủy ban, cơ quan lớn nhất trong số các cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng, nói.

Ủy ban Trung ương cũng thông qua danh sách đề nghị các ứng cử viên lãnh đạo để giới thiệu tại quốc hội.

Các nhà lập pháp dự kiến sẽ thông qua danh sách các vị trí hàng đầu tiếp theo của chính phủ trong Nội các sẽ do một thủ tướng mới đứng đầu trong 5 năm tới.

Nội các mới sẽ ngay lập tức được thử thách khi nền kinh tế, mặc dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn còn đang lung lay trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng yếu và lĩnh vực bất động sản đang suy thoái.

Ủy ban Trung ương Trung Quốc cho biết trong thông cáo của mình rằng sự phát triển của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với ba áp lực bao gồm nhu cầu giảm, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu.

Năm ngoái, việc làm ở thành thị của Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên trong sáu thập niên trong khi chi tiêu bình quân đầu người giảm hiếm thấy.

Tân Hoa Xã hôm 26/2 ca ngợi sự quan tâm của ông Tập Cận Bình đến quần chúng và sinh kế của họ.

“Lãnh đạo nhân dân không phụ lòng nhân dân, trăm triệu nhân dân yêu mến lãnh tụ của mình!” hãng thông tấn tuyên bố trong một bài báo.

Tập Cận Bình thăm Việt Nam 2023 ngày nào?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. VOV.VN - Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13/12/2023.

Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam để làm gì?

Theo lịch trình, ông Tập Cận Bình sẽ dự lễ đón tại Phủ chủ tịch và gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước sẽ đi sâu trao đổi các định hướng lớn, toàn diện về việc làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Tập Cận Bình bao giờ sang Việt Nam?

Tháng 12-2011, nhận lời mời của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, ông Tập Cận Bình, khi đó đang là phó chủ tịch nước, đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chuyến đi diễn ra chỉ hai tháng sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc.

Tập Cận Bình khi nào về Trung Quốc?

Tập Cận Bình là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ 2008 đến 2013 và Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương từ 2010 đến 2012. Tập Cận Bình là thế hệ tổng bí thư đầu tiên được sinh ra sau sự thành lập của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Chủ Đề