Telex release fee là gì

Đăng ngày: 10/09/19

Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển ngoài các chi phí chỉnh ra thì local charge luôn thay đổi tùy theo nơi mà chúng ta xuất hàng hóa đi. Đối với những cá nhân lần đầu xuất đi thì chi phí này nên làm rõ để tính toán đúng các chi phí local charge hàng xuất khẩu cho một lô hàng để cân đối được lợi nhuận tối đa nhất.

Các loại phí bạn cần biết:

    Phí local charge hàng xuất khẩu nguyên container        1/ Phí THC [ Terminal Handling Charge ]        2/ Phí B/L [Bill of Lading fee] – phí AWB [Airway Bill fee] – Phí chứng từ [Documentation fee].        3/ Phi Seal        4/ Phí Bill Telex Release        5. Phí BAF [Bunker Adjustment Factor] Phụ phí biến động giá nhiên liệu        6. Phí AMS [Advanced Manifest System fee]        7. Phí ANB    Phí local charge hàng nhập khẩu lẻ        1/ Phí Bill        2/ Phí CFS [Container Freight Station fee]        3/ Phí THC [ Terminal Handling Charge ]        4/ Phí Hun Trùng [Fumi]Phí local charge hàng xuất khẩu nguyên container1/ Phí THC [ Terminal Handling Charge ]Phụ phí xếp dỡ tại cảng, đây là khoản phí thu trên mỗi cont hàng để bù đắp lại phần chi phi cho các hoạt động tại cảng như: Xếp dỡ, tập kết container ra cầu tàu,… Khoản phí này được cảng thu thu các hãng tàu, sau đó các hãng tàu sẽ thu lại đối với khách hàng [Cnee và Shipper] với tên phí gọi là THCỞ Việt Nam Mức phí này sẽ chệch lệch khác nhau tuỳ thuôc và cảng và tuỳ vào loại container.Ví dụ: Tại cảng Cát Lái thì mức phí THC hàng xuất rất đa dạng, một số hãng tàu thường inc luôn phần chí phi này trong cước cho một số tuyến, còn lại thì chi phí  tại năm 2018 được thu cho cont 20 là vào khoản $120 và cont 40 là khoản $1802/ Phí B/L [Bill of Lading fee] – phí AWB [Airway Bill fee] – Phí chứng từ [Documentation fee].Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading [hàng vận tải bằng đường biển] hoặc Airway Bill [hàng vận tải bằng đường không].

Phần phí bill này thường có chi phí cố định được các hãng tàu hoặc Forwader thu khách hàng, mức phí vào khoản 35 USD.

3/ Phi Seal

Phần chi phí này là là chi phí cho phần niêm phong container khi lô hàng đã được đóng hàng xong và xuất đi.  Nhằm đảo bảo trách nhiệm hàng hóa còn nguyên tình trạng đến lúc người nhận hàng mở container. Phần chi phí này giao động vào khoản $10.

4/ Phí Bill Telex Release

Là một loại phí hình thức giao hàng bằng mà không cần nhận bill gốc. Khi khách hàng gửi xuất hàng đi nước ngoài mà toàn bộ chi phí tiền hàng của bên mua đã thanh toán cho bên bán xong thì bên bán sẽ ủy quyền xuất Telex Release để bên nhận hàng có thể lấy hàng mà không cần phải dùng bill gốc.

5. Phí BAF [Bunker Adjustment Factor] Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Là khoản phụ phí [ngoài cước biển] hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF [Fuel Adjustment Factor]…

–  Phí BAF [Bulker Adjustment Factor]: phụ phí xăng dầu [cho tuyến Châu Âu].

 – Phí EBS [Emergency Bunker Surcharge]: phụ phí xăng dầu [cho tuyến Châu Á].

6. Phí AMS [Advanced Manifest System fee]

Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

Mức chi phí này thường thu vào khoảng $25 / Bill of lading.

7. Phí ANB

Phí này tương tự như phí AMS [Áp dụng cho châu Á].

Phí local charge hàng nhập khẩu lẻ

Đối với hàng lẽ sở dĩ là được các đơn vị vận chuyển thu gom hàng rồi đóng lại thành một container để vận chuyển về và giao cho khách hàng. Từ đó mức phí local charge sẽ được tính toán và thu trên đơn vị là CBM bao gồm:

1/ Phí Bill

Chi phí này cho hàng lẻ vẫn được tính như hàng nguyên container. Tuy nhiên tùy vào vào bên đối tác phục vụ cho bạn mà họ có thể tính mức phí này tốt nhất cho bạn hay không ?

2/ Phí CFS [Container Freight Station fee]Phí này là phí được các đơn vị tháo dỡ hàng hoá để đưa vào kho hoặc từ kho đưa vào container. Mức phí này sẽ tuỳ thuộc vào đơn vị vận chuyển để làm với bạn nhưng thường sẽ giao dao động vào khoản $15 đến 17$ hoặc hơn một chút tuỳ vào bạn xuất hàng đi đâu.3/ Phí THC [ Terminal Handling Charge ]Tương tự hàng container, mức phí này được các kho hàng lẻ tại cảng thu phí để bù cho chi phí sếp dỡ hàng hoá tại kho hàng lẻ4/ Phí Hun Trùng [Fumi]Là chi phí dịch vụ chuyên ngành để tác động vào các loại hoàng hóa, bưu kiện có liên qua tới gỗ, các hộp gỗ, kiện gỗ khi gửi hàng đi quốc tế.Chi phí cho phần hun trùng này thường tính theo shippent vào khoản $10

Nếu bạn có thắc mắc nào cần từ vấn về vận chuyển hàng hóa thì cư liên hệ mình sẽ tư vấn. Nếu thấy bài viết hữu ích thì có thể chia sẻ giúp mình nhé. Xin cảm ơn!

Nguồn: dungtransport

Trong bài viết này Eimskip sẽ làm rõ khái niệm thường gặp trong vận tải hàng hóa đó là khái niệm Surrendered B/L, Telex Release, Seaway B/L.

Vận đơn đã nộp tại cảng bốc hàng [Port of Loading]: Khi chủ hàng [shipper] yêu cầu Surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến hãng tàu [shipping line] hay Công ty giao nhận [forwarder] yêu cầu trả hàng [release cargo] cho người nhận hàng [consignee] mà không cần B/L gốc nộp tại cảng đến [Port of Discharge]. Trong trường hợp này bill gốc sẽ được thu hồi và hãng tàu hay công ty giao nhận sẽ làm một điện giao hàng – Telex Release yêu cầu văn phòng và đại lý của họ ở cảng đến trả hàng cho người nhận hàng [consignee] mà không cần vận đơn gốc.

Như vậy Surrendered B/L phát sinh khi đã phát hành B/L gốc [Original] cho shipper và hình thức này chỉ áp dụng cho B/L đích danh [Straight B/L].

Khái niệm Surrendered B/L đi kèm với khái niệm điện giao hàng [Telex Release], đơn giản là phương thức truyền tin của hãng tàu hay công ty giao nhận tại cảng bốc hàng đến văn phòng hay đại lý của họ tại cảng dỡ hàng rằng vận đơn gốc đã nộp tại cảng đến và yêu cầu thả hàng [release] cho người nhận hàng [consignee].

Ngày nay Telex Release được gửi bằng Fax/Email nhưng tên gọi vẫn duy trì như cách nó thực hiện ở thời điểm ban đầu

Lý do vì sao chủ hàng [shipper] sử dụng Surrendered B/L:

  1. Người gửi hàng [shipper] và người nhận hàng [consignee] có mối quan hệ tốt, có thể là các chi nhánh của nhau nên không cần phải sử dụng B/L gốc.
  2. Một vài trường hợp người gửi hàng [shipper] không gửi B/L gốc kịp cho người nhận hàng [consignee] trong khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng thì họ sẽ yêu cầu hãng tàu hay công ty giao nhận làm Telex release để tránh các chi phí phát sinh.

Khi yêu cầu làm Surrendered B/L thì phát sinh chi phí, thường gọi là Telex Fee mà hãng tàu hay công ty giao nhận thu lại chủ hàng [shipper] khi họ yêu cầu.

Mẫu điện giao hàng [telex release] của hãng tàu CNC

Mẫu Surrendered bill của hãng tàu CNC

Là vận đơn mà hãng tàu phát hành cho khách hàng của mình khi họ thanh toán đầy đủ các chi phí cho lô hàng. Một Seaway bill là một chứng từ không thể chuyển nhượng được, không phát hành một bản gốc nào, không phải chứng từ sở hữu hàng hóa và chỉ áp dụng cho B/L đích danh [Straight B/L]. Seaway bill thường dùng cho các giao dịch phi thương mại, giữa các công ty con trong một tập đoàn hay các giao dịch không liên quan đến L/C. Có thể hiểu nôm na là, hãng tàu sẽ phát hành seaway bill ngay khi tàu chạy khi nhận được đầy đủ thanh toán của shipper, tức là hãng tàu sẽ thả hàng cho consignee khi tàu đến tại cảng dỡ hàng, Consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình B/L gốc hay cần phải có điện giao hàng.

Seaway B/L có thể không phải mất chi phí như Telex Release, tuy nhiên một số hãng tàu quy định thời gian thanh toán sau khi tàu chạy mới áp dụng Seaway B/L không mất phí. Tuy nhiên một số quốc gia quy định không được sử dụng Seaway bill trong vận chuyển hàng hóa [như Mexico, Brazil].

Mẫu seaway bill của hãng tàu Cosco

Như vậy, ta thấy sự khác biệt giữa Surrendered B/L và Seaway B/L nằm ở chỗ là Surrendered phát hành một bộ B/L gốc và sau đó thu hồi lại, trong khi Seaway B/L thì không.

Surrendered B/L là hình thức để thả hàng [release cargo] thay vì trình B/L gốc, Telex Release là phương thức để thực hiện Surrendered B/L. Trong khi đó Seaway B/L thì không phát hành một bộ B/L gốc nào và Express Release là phương thức thực hiện. Seaway B/L không bao giờ được coi là chứng từ sở hữu hàng hóa [Document of Title to the goods], còn vận đơn gốc[Original B/L] thì có, nhưng Original yêu cầu Surrendered B/L cũng không bao giờ được coi là chứng từ sở hữu hàng hóa. 

Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ phân biệt rõ hơn các khái niệm Surrendered B/L, Telex Release, Seaway nhé.

Hãy liên hệ ngay với phòng giao nhận vận tải của chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80

Email:

Video liên quan

Chủ Đề