Tên Đảng Cách mạng ở Nga

Đằng sau ánh hào quang đó, có nhiều phần tử thù địch, cơ hội chính trị đã tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga nhằm phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa, hướng lái sự phát triển của nhân loại theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Luận điệu của những kẻ “trở cờ”

Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở đầu một thời đại mới-thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù cuộc cách mạng có tầm ảnh hưởng rất lớn, có ý nghĩa vạch thời đại nhưng ngay khi đó, các học giả tư sản phương Tây đã lên tiếng xuyên tạc, phủ nhận giá trị của nó. Họ cho rằng Cách mạng Tháng Mười chỉ là “vụ cướp chính quyền”, “cuộc cách mạng mạo danh”, là “sự chệch hướng lịch sử”... Có kẻ còn cáo buộc sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sau Cách mạng Tháng Mười là “quái thai của lịch sử”...

Nguy hại hơn, không chỉ có những kẻ đứng trên lập trường tư sản mà ngay trong hàng ngũ những người cộng sản Liên Xô cũng lên tiếng phủ nhận, xuyên tạc giá trị của Cách mạng Tháng Mười. Điển hình là A.Yakovlev-Trưởng ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản Liên Xô, người có vai trò là một trong những “kiến trúc sư” trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô. Trong những năm cải tổ, A.Yakovlev lộ rõ bản chất của một kẻ chống cộng với tuyên bố Cách mạng Tháng Mười Nga là “sai lầm lịch sử”.

Theo ông ta, vì Cách mạng Tháng Mười Nga là “sai lầm lịch sử” nên cần phải xóa bỏ mọi sản phẩm ra đời từ “sai lầm” đó, bao gồm tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà nước Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô, hệ thống xã hội chủ nghĩa và toàn bộ lịch sử Liên Xô kể từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, trong đó có cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Đây thực chất là luận điệu “lật sử”, “trở cờ” của A.Yakovlev. Ông ta đã phản bội lại lịch sử của dân tộc, phản bội lại cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại mà chính ông ta đã từng tham gia.

Hơn 100 năm đã trôi qua nhưng chủ đề về Cách mạng Tháng Mười Nga chưa bao giờ “hạ nhiệt”. Có không ít kẻ cơ hội chính trị vẫn luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười. Nhất là khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, họ lại được dịp hả hê, coi đây là cái cớ không gì thuyết phục hơn để tiếp tục xuyên tạc, phủ nhận giá trị của cuộc cách mạng này. Họ cho rằng việc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công hướng lái nước Nga theo con đường xã hội chủ nghĩa là trái với quá trình “lịch sử-tự nhiên” mà KarlMarx đã chỉ ra.

Gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện những phần tử phản động, cơ hội chính trị, trong đó có Trần Quốc Quân-kẻ đã viết bài đăng trên BBC lên tiếng coi “Cách mạng Tháng 10 Nga thực chất là một cuộc bẻ ghi đường tàu, khiến một phần nhân loại rẽ sang “đường vòng”. “Đường vòng” mà chúng nhắc đến là chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhiều nước đang hướng đến.

Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên bang Nga và lãnh đạo các phong trào cánh tả tham dự lễ kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. [Ảnh: TTXVN].

Từ việc coi Cách mạng Tháng Mười Nga là “sai lầm lịch sử”, các đối tượng này còn lên tiếng phủ nhận những giá trị nhân văn, tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội; đồng nhất sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu với chủ nghĩa xã hội nói chung; rêu rao rằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga là “đẻ non”, “chín ép” và đã đến “hồi kết thúc”...

Bản chất của sự xuyên tạc ấy không chỉ nhắm vào một sự kiện lịch sử cụ thể mà sâu xa hơn nữa là phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa, hướng lái các quốc gia, dân tộc đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Thực tiễn cách mạng thế giới, nhất là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã cho thấy sự nguy hại lớn của những luận điệu xuyên tạc này vì nó gây ra sự xáo trộn về tư tưởng chính trị, hoài nghi về mục tiêu và phản bội lại lý tưởng cách mạng. Do đó, chúng ta không thể coi thường, xem nhẹ âm mưu, thủ đoạn tinh vi của những kẻ “lật sử”, “trở cờ”!

Sức sống trường tồn

Cho đến nay, mặc dù Cách mạng Tháng Mười Nga đã diễn ra hơn một thế kỷ nhưng dư âm của nó vẫn còn rất sâu đậm trong đời sống chính trị-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ chỗ chỉ là ước mơ cao đẹp của loài người, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực và có sức mạnh vô cùng to lớn, mở đường cho các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ 20; trở thành biểu tượng của niềm tin và sự cổ vũ mãnh liệt đối với phong trào cách mạng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cấp thiết của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa để xây dựng một chế độ xã hội mới-chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Để có được thắng lợi vang dội đó, những người Bolshevik Nga dưới sự lãnh đạo của V.I.Lenin đã chuẩn bị về mọi mặt như chính trị, tư tưởng, tổ chức, quân sự...

Dưới ánh sáng của “Luận cương tháng Tư” và sự chỉ đạo của V.I.Lenin, những người Bolshevik xác định nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất cho toàn Đảng là phải lôi cuốn đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động về phía cách mạng; thành lập đội quân chính trị đông đảo đủ sức mạnh đánh bại lực lượng phản cách mạng; thành lập lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh chính trị và chủ động đối phó với sự thay đổi của tình hình. Do đó, không thể nói thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga là sự “ăn may” mà nó được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và hội tụ đầy đủ cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi.

Sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lenin và Đảng Bolshevik Nga đã tập trung củng cố chính quyền Xô viết, xây dựng chế độ xã hội mới, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho quần chúng nhân dân. “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất” được ban hành ngay sau khi cách mạng thành công đáp ứng được ý nguyện của quần chúng nhân dân lao động Nga về một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Sự thống nhất về mặt lợi ích của giai cấp vô sản với nhân dân lao động đã hình thành và phát triển một nguyên tắc đạo đức mới, đó là chủ nghĩa tập thể. Vì thế, những luận điệu cho rằng Cách mạng Tháng Mười Nga là “cuộc bẻ ghi đường tàu”, “đưa một phần nhân loại vào đường vòng”, vào “khúc quanh của lịch sử” là hoàn toàn phiến diện, xuất phát từ dã tâm của những kẻ cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử và chống phá sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười đối với phong trào cách mạng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngay từ những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật không phải tự do, bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang ở bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong thế giới” .

Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga; luôn kiên định với con đường cách mạng vô sản mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã lựa chọn. Ngay cả khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào thoái trào rồi khủng hoảng, sụp đổ vào những năm 90 của thế kỷ 20, Đảng ta vẫn luôn vững vàng niềm tin về tương lai của lịch sử loài người là chủ nghĩa xã hội: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”; “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” .

Sự kiên định đó cũng chính là tình cảm, là niềm tin dành cho Cách mạng Tháng Mười Nga và là luận cứ để phản bác những luận điệu của những kẻ cố tình xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng này.

TS LÊ THỊ CHIÊN, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Ngân hàng Quân đội hân hạnh tài trợ cuộc thi này.


Dưới sự lãnh đạo yếu kém của Chính phủ lâm thời tư sản, từ mùa Thu năm 1917, nước Nga lâm vào khủng hoảng kinh tế-chính trị nặng nề: Sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm 1916; hệ thống giao thông vận tải bị tê liệt; nạn đói xảy ra ở nhiều nơi; mâu thuẫn sắc tộc, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi…

Trung tuần tháng 9-2017, V.I.Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành đươc đa số trong giai cấp; đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”.

Chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Theo nghị quyết của Trung ương Đảng Bonsevich, ngày 7-10-1917, V.I.Lenin từ Phần Lan đã bí mật trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Lãnh tụ V.I.Lenin thuyết trình trước đông đảo nhân dân thành phố Petrograd. Ảnh: Sputnik.ru

Trong hai cuộc họp vào ngày 10 và 16-10, Trung ương Đảng Bonsevich đã thông qua nghị quyết khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị đã bác bỏ những ý kiến của Dinoviev và Camennhev về khả năng cách mạng sẽ phát triển hòa bình và quan điểm của Trotsky là khởi nghĩa cần lùi lại để sau Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ Hai. Có thể hiểu rõ 2 đại biểu này là không tán thành nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 12-10, Xô viết Petrograd cử ra Ủy ban Quân sự cách mạng để chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở thủ đô. Ngày 16-10, Trung ương Đảng Bonsevich thành lập Trung tâm Quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

Các tổ chức Đảng Bonsevich đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kĩ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 10-10, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ báo Đời sống mới, Dinoviev và Camennhev đã nêu rõ việc họ không tán thành nghị quyết khởi nghĩa vũ trang của Trung ương Đảng Bonsevich. Câu trả lời đó như một tiết lộ báo trước để Chính phủ lâm thời tư sản nhanh chóng thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm chống lại các lực lượng cách mạng. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập được điều động về bảo vệ những trung tâm lớn như: Petrograd, Moscow, Kiev, Minsk...

Ngày 24-10, Chính phủ lâm thời tư sản bắt giam các Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng; lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bonsevich; ra lệnh chiếm điện Smonluy… Cùng ngày, Kerensky tuyên bố Chính phủ lâm thời tư sản sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.

Trước những biến cố bất ngờ, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10, V.I.Lenin đã 3 lần gửi thư tới Trung ương Đảng Bonsevich với yêu cầu phải khởi nghĩa ngay trong đêm cùng ngày. Nửa đêm ngày 24-10, V.I.Lenin đến điện Smonluy để trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở thủ đô.

Cách mạng Tháng Mười và nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới

Trong đêm 24 và 25-10, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thủy thủ Hạm đội Baltic [Ban-tích], [tất cả khoảng 200.000 người] đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô Petrograd; chiếm giữ các cầu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác. Tới sáng 25-10, trừ Cung điện Mùa Đông và một vài nơi, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô.

Tối 25-10, chiến hạm "Rạng Đông" đã nổ súng báo hiệu cuộc tấn công vào "thành trì" cuối cùng của chủ nghĩa tư bản tại Nga. Ảnh:photochronograph.ru

Đội quân công-nông tấn công Cung điện Mùa Đông, nơi chính quyền tư sản lâm thời cố thủ. Ảnh: RIA Novosti

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ Hai diễn ra chính thức khai sinh nhà nước công-nông đầu tiên trên thế giới. Ảnh: RIA Novosti.

Đêm 25-10, quân khởi nghĩa tiến đánh Cung điện Mùa Đông. Các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời tư sản đã bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở thủ đô đã giành được toàn thắng.

Cũng vào đêm 25-10, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ Hai đã khai mạc. Đại hội thông qua lời kêu gọi ''Gửi công nhân, binh lính và nông dân'' do V.I.Lenin dự thảo. Đại hội ra quyết nghị các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng thật sự.

Tối 26-10, trong buổi họp thứ hai Đại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô viết – Sắc luật hòa bình và Sắc luật ruộng đất do Lenin dự thảo. Sắc luật hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là ''một tội ác lớn nhất đối với nhân loại'' và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng - không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến tranh. Sắc luật ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Đại hội đã cử ra Chính phủ Xô viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng ủy viên nhân dân do lãnh tụ V.I.Lenin đứng đầu.

Tiếp theo thắng lợi ở Petrograd, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở Moscow và khắp mọi miền đất nước. Do sự kháng cự điên cuồng của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Moscow phải kéo dài từ 26-10 đến 3-11-1917. Tới cuối tháng 11-2017, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh [trong tổng số 49 tỉnh] thuộc phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga.

Đến cuối tháng 3-1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi toàn nước Nga rộng lớn. Và nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới đã được khai sinh.

Ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người ở nước Nga, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Nó báo hiệu quá trình cải tạo thế giới theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Sa hoàng, mở ra thời kỳ vùng dậy không gì ngăn cản được của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập, tự do, làm lay chuyển hậu phương rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước, như: Ba Lan, Bun-ga-ri, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, An-ba-ni, Mông Cổ, Triều Tiên, Cu Ba và Việt Nam đã tạo nên những tiền đề thực tế cho sự ra đời của một hệ thống xã hội mà trước đó chưa từng tồn tại trong lịch sử và chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời - hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã đóng vai trò chi phối với nhiều quá trình quan trọng của thế giới hiện đại.

Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng Tháng Mười. Nó cho thấy: Trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.

TUẤN SƠN [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề