Thành tựu sinh học trên the giới

Ngày nay, công nghệ sinh học là một mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ thế giới. Lịch sử phát triển công nghệ sinh học thế giới đã trải qua ba giai đoạn phát triển với những đặc trưng riêng. Hai giai đoạn đầu là công nghệ sinh học truyền thống [lên men thực phẩm để sản xuất rượu bia, dấm, nước chấm, sữa chua, sản phẩm muối chua …] và công nghệ sinh học cận đại [công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, dung môi, enzym, sinh khối giầu prôtein…]. Hiện nay, công nghệ sinh học đang phát triển ở giai đoạn hiện đại. Công nghệ sinh học hiện đại bao gồm một số lĩnh vực quan trọng như công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym/prôtein, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học môi trường. Dựa trên thành tựu của công nghệ di truyền, người ta biết rõ từng loại gen và giải mã chúng, từ đó chế tạo ra các loại thuốc đặc trị diệt virut gây bệnh cho động thực vật. Đối với lĩnh vực tạo giống người ta tạo ra các cây trồng vật nuôi chuyển gen để cho năng suất và những chất lượng mới của sản phẩm. Ví dụ nhờ chuyển gen có thể tăng lượng chứa prôtein và cải thiện chất lượng prôtêin trong sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Lại cũng có thế chuyển vào cây trồng, vật nuôi loại gen chống côn trùng, chống nấm, chống virut, để kháng với thuốc diệt cỏ….Dựa trên thành tựu của công nghệ tế bào, người ta đã tạo giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, tạo giống con nuôi bằng phương pháp cấy phôi …

Ngành sinh học nước ta đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp, đó là:

–    Trong trồng trọt, nghiên cứu đặc điểm quang hợp của cây lúa, quang hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao làm cơ sở cho các biện pháp thâm canh. Đã đưa vào sản xuất công nghệ quang hợp trồng tảo giầu dinh dưỡng để thu sinh khối làm nguồn dinh dưỡng và dược liệu quí. Nghiên cứu quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn Azolla – Anabaens azolla cũng như những vi khuẩn Rhizobium và cây đậu tương, sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng, các nguyên tố khoáng vi lượng làm tăng năng suất cây trồng trong nông lâm nghiệp. Nghiên cứu thành công các kỹ thuật di truyền như lai tạo, đột biến, đa bội thể tạo ra nhiều giống lúa, ngô, đậu, đỗ, dâu … được ứng dụng vào sản xuất.

–    Trong chăn nuôi, đã thành công trong việc ghép hợp tử và tạo ra bò giống con chất lượng cao. Ngoài ra còn một số thành công trong việc tạo ra các giống lai khác như lợn, gia cầm…

–   Trong lĩnh vực vi sinh vật, đã tuyển chọn và xây dựng các sưu tập vi sinh vật có ích, nghiên cứu và áp dụng có kết quả công nghệ vi sinh phục vụ sản xuất và đời sống như thuốc trừ sâu vi sinh vật, phân vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu, hóc môn thực vật sản xuất bằng công nghệ vi sinh, kháng sinh thô, a xít a min v.v…

–    Trong công nghệ thực phẩm, nhiều kỹ thuật và qui trình công nghệ sinh học được nghiên cứu và áp dụng như sản xuất nước chấm, nước giải khát lên men, rượu vang v.v…

Nhờ những thành tựu chủ yếu trên của ngành sinh học đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, chương trình lương thực thực phẩm ở nước ta trong những năm qua.

                 Những giải pháp kinh tế kỹ thuật cần chú ý:

– Trong công tác nghiên cứu, cần coi trọng các vấn đề sau đây:

+ Trong trồng trọt, không chỉ coi trọng nghiên cứu cây lúa mà cần triển khai mạnh mẽ hơn việc nghiên cứu các loại cây màu như ngô, khoai, đậu đỗ các loại. Đối với cây dài ngày, bên cạnh việc nghiên cứu các cây có giá trị xuất khẩu cần mở rộng nghiên cứu các loại cây khác trong quần thể thực vật chung sống với các cây công nghiệp.

+ Trong chăn nuôi bên cạnh việc coi trọng nghiên cứu con lợn, cần mở rộng nghiên cứu các loại con gia súc gia cầm khác.

+ Trong nghiên cứu quần thể động thực vật trong môi trường nước, cần coi trọng hơn nữa việc nghiên cứu các loại động thực vật nhỏ như nấm, tảo, rong rêu…

+ Nghiên cứu hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ đối với quần thể động thực vật ở nước ta.

– Trong công tác giống cần chú ý:

+ Lựa chọn, thuần dưỡng các loại giống tốt địa phương. Tổng kết kinh nghiệm nuôi trồng dân gian, mang lại kết quả cao cho mỗi vùng sinh thái nông nghiệp. Cần coi trọng và bảo vệ các loại giống đặc sản.

+ Nhập nội, lai tạo, nuôi thuần chủng để có những giống mới. Coi trọng công tác kiểm dịch động thực vật nhập nội.

+ Xây dựng hệ thống quốc gia từ Trung ương đến địa phương bao gồm các cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo, sản xuất, thí nghiệm, sản xuất và cung cấp giống cho sản xuất đại trà v.v… Có biện pháp quản lý giống chặt chẽ, chống lẫn giống và thoái hoá giống.

+ Xây dựng, phổ biến thực hiện qui trình kỹ thuật cho từng loại cây trồng và con nuôi. Qui trình kỹ thuật là một hệ thống biện pháp kỹ thuật với những tiêu chuẩn đã được qui định gắn liền hữu cơ với nhau theo một trật tự thời gian nhất định, phù hợp với qui luật phát triển và phát dục của cây trồng vật nuôi, với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện đất, nưóc, thời tiết khí hậu ở từng vùng, từng địa phương.

– Thực hiện đổi mới cơ cấu sản xuất trồng trọt và chăn nuôi; cơ cấu mùa vụ; công thức luân canh, xen canh, gối vụ phù hợp trên mỗi vùng sinh thái để khai thác có hiệu quả các tiềm năng sinh học, sinh thái và các tiềm năng khác.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • công nghệ gen và thành tựu
  • thành tựu sinh học của
  • thực phẩm nhiều prôtein
  • ,

    Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số thành tựu công nghệ sinh học trong nông nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!.

    Sơ lược về công nghệ sinh học trong nông nghiệp

    Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật. Với mục đích khai thác hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất các sản phẩm sinh học chất lượng cao ở quy mô  lớn. Ngành công nghệ sinh học bao gồm: sinh học phân tử- di truyền, công nghệ tế bào động – thực vật; công nghệ enzym và protein tái tổ hợp, sinh thái học, vi sinh vật học, tin sinh học vv… 

    Sơ lược về công nghệ sinh học trong nông nghiệp

    Công nghệ sinh học đã mang lại những hiệu quả to lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, y dược, môi trường… đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Bằng việc cải thiện giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vacxin vật nuôi hoặc tăng năng suất, chất lượng hay kháng bệnh, công nghệ sinh học ngày càng  khẳng định vai trò của mình trong thời đại mới. 

    ????  Xem thêm: Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao

    Ngành nông nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể khi áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó giúp nâng cao năng suất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, tiết kiệm chi phí cho người nông dân, góp phần đem lại sự ổn định và bền vững của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế. 

    Phương pháp nuôi cấy mô đã giúp hoạt động sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn nhiều lần so với sử dụng phương pháp truyền thống. Chúng ta có thể sản xuất ra hàng loạt cây giống với chất lượng tốt và đồng đều, kháng được sâu bệnh mà không cần tốn nhiều thời gian như phương pháp giâm cành . Trong chăn nuôi giúp cho việc chọn lọc những đặc tính có lợi như giới tính, sức chống chịu bệnh và một số đặc tính nổi bật để đem lại hiệu quả cao về kinh tế.  

    Ứng dụng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp hiện nay

    Ngoài ra, công nghệ sinh học đã giúp phát triển nhiều loại vacxin trong chăn nuôi như: Vacxin tụ huyết trùng trâu bò, vacxin dịch tả vịt và Parvovirus lợn; một số loại phân bón vi sinh và phân hữu cơ sinh học; Giúp hạ giá thành và có thao tác đơn giản, dễ sử dụng và bảo quản…

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

    Những thành tựu của công nghệ sinh học trong nông nghiệp 

    Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những giống cây trồng – vật nuôi có tính trạng mong muốn như siêu nạc, nhiều sữa, nhiều hoa [đối với cây cảnh], …bằng phương pháp lai tạo dòng thuần hay giữa giống địa phương với giống ngoại nhập. Ví dụ như: vịt siêu trứng, vịt siêu thịt, … giúp sản phẩm có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và  kinh tế. Hay, lan đột biến gen với màu sắc độc đáo, thu hút được sự quan tâm của nhiều người . Lĩnh vực này đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

    Công nghệ sinh học đã giúp phát triển nhiều loại vacxin trong chăn nuôi để phòng tránh và điều trị một số loại bệnh trên vật nuôi. Tự sản xuất giúp giảm được giá thành và tăng thời gian bảo quản sản phẩm do giảm được thời gian vận chuyển hàng hóa.

    • Thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học

    Nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học được ứng dụng rộng rãi để trừ sâu khoang, sâu xanh hại rau, màu, bông, đay, thuốc lá. Những chế phẩm này giúp người nông dân hạn chế tác hại của sâu bệnh, chuột, … và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.

    Từ những thông tin trên có thể thấy vai trò và thành tựu công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Đây là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai giúp mang lại nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

    Đại học Đông Á là một trong những đơn vị đào tạo ngành nông nghiệp công nghệ cao – ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi. ĐH Đông Á luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo, trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập, phòng thí nghiệm để sinh viên học tập, thực hành và phát triển một cách toàn diện. Đây sẽ là nơi uy tín để các bạn theo học và theo đuổi niềm đam mê của mình.

    ???? Tham khảo thêm ngành nông nghiệp ra trường làm gì?

    Trên đây là những thông tin tổng quát về thành tựu công nghệ sinh học trong nông nghiệp mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp các bạn có thể đưa ra được lựa chọn ngành nghề trong tương lai.

    Video liên quan

    Chủ Đề