Thank goodness nghĩa là gì

[REFLECTIVE ENGLISH] – Just for the sake of asking. Hỏi chỉ để hỏi, vì ai cũng biết “goodness” nghĩa là sự tốt lành. Nhưng bài viết không nói về sự tốt lành, mà là về “cái sự.”

Có câu chuyện “trà dư tửu hậu” khi một nhóm bạn bè ngồi tán gẫu với nhau, và nhiều người phê phán, châm chọc chuyện sính dùng từ “cái sự”, từ cái sự học hành của con cái, cái sự cẩu thả khi chạy xe của nhóm “nhuộm xanh đỏ trắng vàng”, cái sự tử tế của người Sài Gòn, cho đến cái sự làm ăn thời mở cửa và cái sự thất bại trong hôn nhân…

Những người học tiếng Anh hầu hết đều biết việc sử dụng đuôi –ness thêm vào tính từ để biến thành danh từ “cái sự”. Nghĩa là một số trong những ví dụ về cái sự vừa nêu trên không áp dụng được, vì chúng không phải là… tính từ.

Thế thì, “carelessness” là sự cẩu thả, “attractiveness” là sự hấp dẫn, “kindness” là sự tử tế, và “preparedness” là sự có chuẩn bị. Thật quen, và thật đơn giản phải không.

Có lẽ đa số tính từ chỉ trạng thái – nói có lẽ vì chưa thấy có thống kê nào về tỷ lệ – đều có thể thêm đuôi –ness vào để có “cái sự”, và thậm chí, khi lâm tình huống, bạn tạo ra một danh từ với đuôi –ness thì người đọc vẫn có thể hiểu ý bạn muốn diễn đạt dù từ đó không có trong từ điển.

Nhưng có một điểm cần lưu ý, là khi thêm –ness, nhiều từ đã ít nhiều xa rời nguyên nghĩa của nó. Ví dụ như khi nói “poorness” thì từ này không phải là sự nghèo khó như “poverty,” mà là nói về tình trạng thiếu thốn nói chung, hoặc “richness” mang nghĩa là sự phong phú hơn là sự giàu có theo kiểu “wealthiness”.

Trở lại từ “goodness” ở đầu bài, ngoài nghĩa đã đề cập, có lẽ các bạn đã từng nghe “Oh my goodness,” Thanks goodness” hoặc “Goodness knows”. Các exclamations này có nghĩa là Trời ạ!, Cám ơn Trời!, và Có Trời biết! Hẳn bạn đã hiểu nghĩa “Goodness” này tương tự như “God,” không hề có “cái sự” ở đây, và đây cũng là cách nói rất phổ biến.

Danh từ “cái sự” vốn là loại danh từ trừu tượng, và sau đây là một vài ví dụ về sự trừu tượng tăng dần đó. Có thể bạn thỉnh thoảng có nghe nói đến hay đọc thấy “blankness” là sự trống rỗng, “notness” là tình trạng không hiện hữu, không tồn tại, “nothingness” là tình trạng hư vô, vô nghĩa, hay “nowness” là trạng thái hiện tại. Không có nhiều “cái sự” ở những từ này phải không.

Và, không biết “cái sự đời” thì dịch như thế nào nhỉ? Tôi tra một số từ điển Việt-Anh thì tắc tị vì không thấy nghĩa thích hợp, nhưng tôi có đọc được một câu đại loại như “I am bored with the stuff of life. Nó đó! Tôi mệt mỏi với cái sự đời, và nhớ là không có đuôi –ness, vì “đời” không phải là tính từ.

*Readers’ Feedback:

Reflective English xin trích dẫn bình luận của thầy Steven Lawrence, hiện đang sống và làm việc tại một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, sau khi thầy đọc bài viết Real-Life English này.

Many will say, “Oh my Goodness, gosh, golly, heavens, etc.”, to avoid breaking the biblical commandment not to say or use the Lord's name in vain.

Other words come into play to avoid profanity. “Darn” and “dang” instead of “damn”.

So you can easily guess what “Gosh darn it!” is a substitute for.

Likewise, “Oh shoot!” to avoid saying "shit".

Many sayings, both dumb and clever, are coined like this.

That son of a biscuit-eater!” is a nicer way of saying “son of a bitch”.

We also have fun with the suffix “-ish”. Adding it to anything makes it “kind of, almost, not quite”.

I'll be there around sixish.”

Yeah, as writers go she's good... - ...ish.” [not excellent]

Another -ness word that kids sometimes use: “Whoa, coolness!

Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!

2729 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Nếu không phải là một người bản xứ nói tiếng Anh, một native speaker, thì chúng ta thấy ngôn ngữ Anh nhiều khi thật kỳ cục nhưng cũng lắm thú vị, nhất là trong chuyện ghép hai từ để tạo ra một từ mới.

2194 Lượt xem

Có lẽ với người phương Tây, cam và táo là hai loại trái cây phổ biến nhất, và do vậy, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu hai từ oranges và apples được dùng nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày, dĩ nhiên không chỉ mang nghĩa cam và táo.

3017 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trong cuộc vận động tranh cử ngày 20-6-2020 tại Tulsa, Oklahoma, đã dùng từ kung flu khi nói đến nguồn gốc đại dịch Covid-19 đang tàn phá nước Mỹ.

2136 Lượt xem

Reflective English trích dẫn tin New Scientist [Covid-19: Lockdown not enough to stop Australia’s delta variant crisis] về tình dịch dịch bệnh Covid-19 ở Sydney, Australia, có những điểm tương đồng với tình hình chống dịch ở thành phố Hồ Chí Minh.

3031 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Rất có thể khi đang đọc một bài báo tiếng Anh, chúng ta gặp một động từ rất quen, rất gần gũi, rất dễ chịu, nhưng lần này, có vẻ… nó đi lạc. Nghĩa của nó trong câu cứ mù mờ sao sao đó, hoặc nó chẳng tuân theo quy tắc thông thường của chia động từ chẳng hạn.

1897 Lượt xem

Bầu cử tổng thống Mỹ đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Cho đến thời điểm này, dù còn khoảng một tháng nữa mới đến Election Day, nhưng cử tri ở nhiều bang đã bắt đầu đi bỏ phiếu sớm – early voting.

1877 Lượt xem

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Nhà Trắng cuối tháng 6 vừa qua gọi John Bolton – cựu Cố vấn An ninh Quốc gia – là một warmonger, sau khi báo chí dồn dập đưa tin về việc ông này chuẩn bị ra cuốn sách The Room Where It Happened, mô tả những gì diễn ra tại Nhà Trắng trong thời gian từ tháng 4-2018 đến tháng 9-2019.

1872 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Tựa bài viết được đặt cho văn vẻ một chút, cho literary and flowery một chút, chứ thực ra, người viết chỉ đang làm công việc thủ công trong việc dịch thuật: tìm từ ngữ tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh.

2179 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Loạt bài viết về Bầu cử Tổng thống Mỹ chủ yếu nhằm giới thiệu cho bạn đọc những từ ngữ phổ biến trong tiếng Anh liên quan đến sự kiện này, chứ không nhằm phân tích bên thắng-bên thua. Do sử dụng nguồn tin từ một số bài báo Mỹ, nên rất có thể có những chỗ trích từ nguyên bản ít nhiều mang tính định kiến, nhưng đó không phải là chủ đích cũa Ban Biên soạn Reflective English. 

4684 Lượt xem

Tựa bài viết là một cách nói rất phổ biến, trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đến mức nhiều tổ hợp từ [collocation] dạng như thế này được một số từ điển phân loại như là thành ngữ - idiom, cho dù có nhiều ý kiến cho rằng kiểu nói này rất informal, không phù hợp với văn phong nghiêm túc.

1847 Lượt xem

Chẳng cần thống kê, những người theo dõi chính trường Mỹ thời gian gần đây đều biết rằng Trump nói nhiều. Từ những cuộc tranh luận với ứng viên Dân chủ Joe Biden cho đến các cuộc vận động tranh cử, ai cũng thấy vị Tổng thốnthứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump, đã nói không biết mệt mỏi, đôi khi nói liên tục vài tiếng đồng hồ.

2679 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Nói chung – generally speaking – những từ này thì ai cũng biết, đơn giản vì chúng là những từ “nhập môn” tiếng Anh. To say, to speak, to tell, to talk,… và hàng loạt các từ cơ bản như thế, quen đến nỗi, lắm khi chúng ta bỏ qua khi đọc một đoạn văn, một bài báo, không chịu tìm hiểu thấu đáo, để rồi, cũng lắm khi… chúng ta tắc tị khi đụng chuyện.

4118 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Từ điển mở www.urbandictionary.com ngày 24-7-2020 chọn Từ ngữ nổi bật trong ngày – Word of the day – là một con số: 864511320. Thật quá sức băn khoăn: làm thế nào mà một dãy số bỗng dưng trở thành từ ngữ nổi bật nhất trong ngày?

2691 Lượt xem

Chúng ta học các từ vựng theo chủ đề âm nhạc [music]; cách phát âm 3 đuôi thường gặp – -est, -ent, -ate; các liên từ thông dụng như “and,” “but,” “or,” “so,” “either” và “neither” và các động từ theo sau là “to infinitive”.

Xem thêm ››

2962 Lượt xem

Reflective English gợi ý giải đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia 2020, Kì 2 [4/9/2020], phần Từ vựng và Ngữ pháp. Mời bạn đọc xem phần 1 về Ngữ âm và Đồng/Trái nghĩa tại đây: //reflective-english.vn/high-school/the-12th-grader-s-companion/he-7-nam-12/de-thi-thpt-nam-2020-ki-2-ngu-am-dong-trai-nghia.html

Xem thêm ››

Video liên quan

Chủ Đề