Theo luật phòng, chống tham nhũng 2022, có bao nhiêu bước tiến hành xác minh tài sản, thu nhập?

[PLO]- Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo đầu tiên về việc xác minh tài sản, thu nhập theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018, theo đó cả nước phát hiện 16 cán bộ kê khai chưa đúng quy định.

Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng về việc chuẩn bị báo cáo thường niên trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng 2022.

2022 là năm đầu tiên thực hiện xác minh tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng. Ảnh: PLO

Tài liệu mà Thanh tra Chính phủ đệ trình có một điểm mới so với các báo cáo đã trình Quốc hội các năm trước là thông tin về kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn - một nội dung quan trọng được bổ sung vào Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, nhưng đến năm 2022 này - tức trễ 3 năm kể từ khi đạo luật có hiệu lực, mới triển khai được.

Để tổ chức thi hành Luật 2018, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nhưng chưa đủ, đến tháng 2-2022, Bộ Chính trị mới ra Quyết định 56-QĐ/TW, ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát TSTN. Quy chế 56 phân luồng lại theo nguyên tắc phân cấp quản lý cán bộ của Đảng.

Trên cơ sở các quy định này, Thanh tra Chính phủ mới tham mưu và ngày 29-6, Thủ tướng đã chấp thuận định hướng xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập 2022 bằng phương pháp ngẫu nhiên theo Luật 2018, để phổ biến, triển khai trên cả nước.

Là mô hình phi tập trung, cả nước đang có khoảng 890 cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cũng là các cơ quan có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập. Trên cơ sở định hướng mà Thủ tướng đã phê duyệt, ở năm đầu tiên thực hiện việc xác minh, các cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập đặt trọng tâm xác minh với những người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các lĩnh vực, các khâu, công việc nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Danh sách được nêu ra là sáu lĩnh vực: đầu tư xây dựng; đấu thầu; tài chính ngân sách; quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; công tác tổ chức cán bộ; cấp phép, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch COVID-19.

Nhiều cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập đã công bố kế hoạch cụ thể của mình.

Tại Bộ Y tế, tổ xác minh sẽ làm việc với 20/104 đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Trong số này, lựa chọn ngẫu nhiên tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hàng năm, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu đơn vị hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị.

Tại Hà Nội, Thanh tra tiến hành xác minh tại 12/131 đơn vị. Tối thiểu 10% tổng số cán bộ thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập hằng năm của đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của Thanh tra được đưa vào xác minh trên cơ sở bản kê khai tài sản, dưới hình thức bốc thăm.

Tổng hợp số liệu toàn quốc theo kỳ báo cáo, đến thời điểm này, Thanh tra Chính phủ cho hay đã có hơn 542.000 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Việc xác minh tài sản, thu nhập theo phương pháp ngẫu nhiên đã tiến hành với hơn 7.600 người. Qua đó, các cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập trên cả nước xác định có 16 người kê khai chưa đúng quy định. Số này đã được tổ chức kiểm điểm, xử lý.

Kiểm soát tài sản, thu nhập tuy là nội dung mới, nhưng chỉ là một phần trong báo cáo thường niên của Chính phủ. Dự thảo báo cáo 2022 sau khi được Thủ tướng phê duyệt và ủy quyền thì Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ gửi sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến, trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thường niên tháng 10.

Tuyến Phan

Lĩnh vực:Phòng, chống tham nhũng
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Thanh tra tỉnh
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
Nơi tiếp nhận:Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế - 37 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế [Điện thoại: 0234.3810970]
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 [trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định]
Thời hạn giải quyết: [Không quá 115 ngày [trong đó thời hạn xác minh là 45 ngày, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày; thời hạn ban hành kết luận là 10 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày; thời hạn công khai kết luận là 05 ngày làm việc].]
Phí, lệ phí:

Không có

- Bước 1: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh

 + Chánh Thanh tra tỉnh ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 Luật PCTN hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 Luật PCTN.

 + Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung xác minh; Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp [nếu có].

+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.

- Bước 2: Tổ xác minh yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.

 Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của Bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.

- Bước 3: Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật PCTN;

 + Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;

 + Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh.

 + Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.

- Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập

 + Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

 + Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:

 a] Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;

 b] Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;

 c] Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Bước 5: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

 + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

 + Người ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận xác minh.

 + Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 Luật PCTN.

 - Bước 6: Công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

 + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.

 + Việc công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 Luật PCTN.

Cách thức thực hiện:

Xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai

Yêu cầu thêm

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:

a. Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;

b. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;

c. Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;

d. Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;

e. Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 Luật PCTN.

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
Báo cáo kết quả xác minh []
Quyết định xác minh; biên bản làm việc; giải trình của người được xác minh []
Kết luận xác minh tài sản, thu nhập []
Các tài liệu khác có liên quan đến việc xác minh. []

Số lượng hồ sơ: 01

Căn cứ pháp lý

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Video liên quan

Chủ Đề