Theo quan điểm triết học Mác -- Lênin nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người la gì

A. MỞ ĐẦUVấn đề con người và giải phóng con người với tư cách là một vấn đề triếthọc được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, trở thành mục tiêu caocả mà thời đại nào cũng hướng đến, là điều quan tâm lớn nhất của các nhà tư tưởngở mọi thời đại. C. Mác không chỉ là một trong những nhà tư tưởng ấy, mà còn vượtlên trên họ, trở thành một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại,người sáng lập học thuyết về sự tự giải phóng của con người. Triết học Mác nóichung, triết học Mác- Lê Nin nói riêng đã chỉ ra bản chất của con người, sự tha hóacủa con người từ đó là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những conngười cụ thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này,nhóm chúng em xin lựa chọn đề bài: “Phân tích hiện tượng tha hóa của conngười, vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác-Lê Nin”.B. NỘI DUNGI. Khái quát quan điểm triết học Mác- Lê Nin về con người1. Khái niệm con ngườiKhi phê phán quan điểm của Phoiơbắc, C. Mác đã khái quát bản chất củacon người qua câu nói nổi tiếng: “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bảnchất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cốhữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hòa những quan hệ xã hội”. Với quan điểm duy vật triệt để và phương phápbiện chứng, Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con ngườicũng như về bản chất con người. Triết học Mác phân biệt rõ hai mặt trong kháiniệm con người: mặt sinh vật và mặt xã hội, nhìn vấn đề bản chất con người mộtcách toàn diện, cụ thể, xem xét bản chất con người không phải chung chung, trừutượng, mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó.2. Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người.1Sự hình thành, phát triển con người là một quá trình gắn liền với lịch sử sảnxuất vật chất. Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triểncủa con người. Sáng tạo là thuộc tính tối cao của con người. Con người là một bộphận của tự nhiên nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn kháccon vật. Mác kết luận: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thìtái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”.Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Conngười có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của con người làhoạt động mang tính xã hội, được thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội. Hoạtđộng của con người không phải hoạt động theo bản năng như động vật, mà là hoạtđộng có ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội,trước hết là trong hoạt động lao động sản xuất.Con người tồn tại, phát triển trong môi trường cư trú xã hội - hành tinh - vũtrụ và mang những thuộc tính tự nhiên - sinh học -xã hội.Con người là một thực thể cá nhân - xã hội. Con người vừa là một chỉnh thểđơn nhất, vừa mang những phẩm chất của hệ thống các quan hệ xã hội.Sự thống nhất biện chứng giữa con người giai cấp và con người nhân loại.Bản chất xã hội, địa vị kinh tế - xã hội và điều kiện sinh hoạt vật chất quy định sựđồng nhất và sự khác biệt giữa tính giai cấp và tính nhân loại của con người.Con người thống nhất biện chứng giữa tất yếu và tự do. Đó là con ngườiphản ánh sự thống nhất biện chứng giữa việc tìm ra những tiền đề tất yếu của sựchuyển hóa sang một hình thái kinh tế - xã hội không còn lý do tồn tại chế độngười bóc lột người. Tự do là tiền đề, điều kiện cho hoạt động của con người thôngqua quá trình tiếp cận, nắm bắt quy luật khách quan làm tiền đề cho sự sáng tạo.II. Hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trongtriết học Mác - Lê Nin21. Hiện tượng tha hóa của con người trong triết học Mác - Lê NinKhi nghiên cứu sự hình thành, phát triển con người trong quá trình lịch sử,triết học Mác đã khẳng định bên cạnh mặt chủ đạo của con người là sáng tạo, còncó hiện tượng tha hóa con người.a. Khái niệm tha hóaKhái niệm tha hóa được Mác kế thừa trực tiếp từ Hêghen và Phoiơbắcnhưng dựa trên sự nghiên cứu các mặt khác nhau của tha hóa gắn liền với cái gọi là“sự phụ thuộc của tư bản vào lao động”, Mác đã phân tích tha hóa trong quan hệnền tảng giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất, giữacon người với hoạt động kinh tế. Theo đó, tha hóa là khái niệm nói lên quá trìnhmà trong đó những sản phẩm do con người tạo ra [sản phẩm lao động, đồng tiền,các quan hệ xã hội...] cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của conngười trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập vớicon người và chi phối lại con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tôn giáo, Thượngđế là sự chuyển dịch bản chất con người, khiến cho con người từ chủ thể biếnthành khách thể, có nghĩa Thượng đế do con người bày đặt ra, nhưng trở lại thốngtrị con người [tha hóa tôn giáo].v.v. Tha hóa còn chỉ những hiện tượng, nhữngquan hệ xã hội nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cáithống trị con người, trở thành mục đích sống của con người. Tha hóa là quá trìnhcon người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành mộtthực thể khác. Như vậy, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạtđộng của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thùđịch và chống lại con người.b. Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa3Nguồn gốc của tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội vàsự xuất hiện của chế độ tư hữu. Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học" năm1844, Mác cho rằng chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguyên nhân của tha hóalao động - nền tảng của tha hóa chính trị xã hội và tha hóa ý thức tư tưởng. Mặckhác, tha hóa còn là quá trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của mình, trởnên thụ động trước thế giới khách quan, do những tiện ích xã hội mà con ngườisáng tạo nên “ chiều hư” con người.Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có tác động tiêu cực đến sự phát triểncủa con người. Việc sử dụng máy móc trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm chocon người bị kiệt quệ, con người trở thành lệ thuộc vào máy móc, sự lệ thuộc đókhiến lao động trở thành cực hình đối với con người.Việc sử dụng máy móc trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã loại bỏ đi các phầnhoạt động độc lập của con người, làm cho họ không còn thời gian để phát triểnnhân cách cũng như phát triển thể chất, họ chỉ còn giống như cái máy.Những tác động tiêu cực của thành tựu kỹ thuật đối với con người là biểuhiện của lao động bị tha hóa. Sự tha hóa đó là kết quả của sự phân công lao độngcó tính chất đối kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa.Sự tha hóa lao động dẫn đến sự tha hóa con người, nó biến người lao độngthành những con người cùng khổ, biến giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trởthành những con người ích kỷ, hẹp hòi, tìm cách khống chế, đánh bại lẫn nhau vìlợi ích riêng của mình. Trong xã hội tư bản, không chỉ có giai cấp công nhân mà cảgiai cấp tư sản và các giai cấp khác cũng bị tha hóa.Như vậy, tóm lại sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vớichế độ tư bản về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản củachủ nghĩa xã hội vào tay một số nhà tư bản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đạiđa số người lao động trở nên vô sản. Nhu cầu sinh tồn đã buộc những con ngườikhông có tư liệu sản xuất tự nguyện một cách cưỡng bức đến với các nhà tư sản và4họ làm thêm cho nhà tư bản. Và do quá trình người bóc lột người, quá trình laođộng bị tha hóa đã diễn ra. Phân công lao động có tính chất đối kháng trong chủnghĩa tư bản, làm cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều kiện lao động vàtrở nên những con người bị phát triển phiến diện. Sự phát triển của xã hội đã khiếncon người không tự kiểm soát được hoạt động của chính mình.c. Các hình thức và hậu quả của sự tha hóaCác hình thức của sự tha hóa bao gồm: Tha hóa tôn giáo và tha hóa xã hội chính trị[ là biểu hiện của tha hóa ý thức tư tưởng], Tha hóa lao động [là biểu hiệntập trung của tha hóa kinh tế], Tha hóa bản chất con người [là tha hóa con ngườivới con người].Hậu quả của sự tha hóa: Tha hóa quá trình con người tự đánh mất “nhữngnăng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác. Như vậy, hậuquả của tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của conngười và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chốnglại con người, con người xa lạ với con người.d. Khắc phục sự tha hóaKhắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài mà trước hết là phải gắn liềnvới việc xóa bỏ chế độ tư hữu. Triết học Mác- Lê Nin chính là lý luận triết học vềkhắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người khỏimọi sự áp bức, bóc lột. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóabỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính củamình.2. Vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác – LêNin5Thực chất của triết học Mác – Lênin là học thuyết giải phóng con người, vìsự phát triển toàn diện của con người, từ giải phóng con người cụ thể sẽ dẫn đếngiải phóng nhân loại.Các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm giải phóng conngười là giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt được cuộc sống cực lạcvĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài tự nhiên, hay nói cách khác chỉlà giải phóng ảo tưởng.Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, triết học Mác- Lê Nin giải đápmột cách duy vật vấn đề con người, bản chất con người, con người với tư cáchthực thể sinh học- xã hội, vị trí vai trò của con người trong tiến trình lịch sử nhânloại. Những quan niệm duy vật đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng lý luận vềcon người, mà hơn thế nữa còn nhằm mục đích giải phóng con người, giải phóngxã hội. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để conngười trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. Lênin nhậnđịnh rằng điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai tròlịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người.Xã hội tư bản, theo Các-Mác, là một bước tiến trong lịch sử phát triển củanhân loại. Nội dung bước tiến ấy là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người,là điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng nhân loại. Nhưng trong khuônkhổ của chủ nghĩa tư bản, khi mà tư liệu sản xuất chủ yếu còn nằm trong tay giaicấp tư sản thì con người chưa thực sự được giải phóng về chính trị, cũng chưađược giải phóng về kinh tế, văn hóa. Do vậy, nếu không xóa bỏ nó [chế độ tư hữutư sản] thì tuyệt đại đa số nhân dân lao động sẽ không có sở hữu, và như thế thìtình trạng con người chịu sự nô lệ vào người khác còn tồn tại. Từ đó,C.Mác - Ph.Ăngghen đã khẳng định: “không thể thực hiện được một sự giải phóng6thực sự nào khác nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện thực vàbằng những phương tiện hiện thực”. Xóa bỏ đi kiểu quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa - cũng đồng thời với việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản là cơ sở xóabỏ tận gốc mọi điều kiện con người bị áp bức. Chính điều này, trong “Tuyên ngôncủa Đảng cộng sản”, C.Mác - Ph.Ăngghen đã nói, cuộc cách mạng xã hội do giaicấp công nhân lãnh đạo không xóa đi cái quyền sở hữu cơ bản của con người, màchỉ xóa đi cái hình thức sở hữu mà nhờ nó người ta dùng để nô dịch ngườikhác. Và xã hội cộng sản chủ nghĩa sẽ là chế độ tốt đẹp nhất trong lịch sử nhânloại, đảm bảo cho những quyền của con người, giải phóng con người một cách triệtđể nhất. Sự nghiệp giải phóng ấy, theo C.Mác, “chỉ có thể thực hiện được khi chếđộ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được xóa bỏ và lựclượng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng conngười, giải phóng xã hội là giai cấp vô sản”.Mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩalà giải phóng con người, giải phóng xã hội. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ởý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người, mà từng bước thực hiện việc giải phóngcon người trên thực tế, biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốccủa tự do, tạo nên một sự liên hiệp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi con ngườilà điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Sự tự do đem lại cho conngười quyền được lao động, được phân phối công bằng của cải vật chất và tinhthần, được tham gia vào tất cả các công việc xã hội, được phát triển và vận dụngcác năng lực của mình với tư cách sự thực hiện những nhu cầu cơ bản, quyền đượcnghỉ ngơi. Tự do cá nhân trong chủ nghĩa xã hội không chỉ biểu hiện trong cácquyền cá nhân được hưởng, mà còn được biểu hiện trong nghĩa vụ, trách nhiệm cánhân. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là phải pháp tối ưu cho các vấn đề xã hội liênquan tới sự phát triển xã hội và con người.7C. KẾT LUẬNQua quá trình tìm hiểu, phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đềgiải phóng con người trong triết học Mác- Lê Nin, chúng ta có thể thấy rằng bảnchất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Trong quá trình hình thànhvà phát triển, bên cạnh mặt chủ đạo của con người là sáng tạo, còn có hiện tượngtha hóa con người. Để khắc phục sự tha hóa cũng như là để giải phóng con người,triết học Mác- Lê Nin cho rằng chỉ có thể thực hiện được khi chế độ sở hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được xóa bỏ và lực lượng xã hộicó sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con người, giảiphóng xã hội là giai cấp vô sản.D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO81. TS Nguyễn Ngọ Nhân. Chuyên đề 6, Ý thức xã hội và triết học về conngười2. GS.TS Nguyễn Hữu Vui – Sách “ Lịch sử triết học” – Nxb Chính trị Quốcgia- Hà Nội, 19983. ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – “ Quan điểm của C.Mác về tha hóa, giảiphóng con người và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển con người Việt Nam hiệnnay” – Hà Nội, 2005.4. C.Mác-Ph.Ăngghen [1977], Phoi ơ bắc sự đối lập giữa quan điểm duyvật chủ nghĩa và quan điểm duy tâm chủ nghĩa [Chương 1 của “Hệ tư tưởngĐức”], Nxb. Sự thật, Hà Nội.9

Video liên quan

Chủ Đề