Thi đại học được cộng những điểm gì năm 2022

Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 lần thứ hai được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo đêm 9/6 và ký ngày 10/6, đặt ra một số quy định mới liên quan đến cộng điểm ưu tiên cho thí sinh tự do và cách tính điểm ưu tiên cho nhóm thí sinh đạt điểm cao khi xét tuyển đại học.

Trong dự thảo lần thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến không cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do kể từ năm 2022. Dự kiến này nhận nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt từ nhóm thí sinh xét tuyển lại vào năm nay. Vì vậy, Bộ có điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.

Theo đó, từ năm 2023, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy, nếu thi lại một năm, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên.

Cùng với thay đổi trên, việc tính mức điểm ưu tiên với từng nhóm thí sinh cũng được điều chỉnh theo mức điểm các em đạt được.

Bộ cho biết qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT ba năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp] luôn có phổ điểm tổng ba môn cao hơn hẳn các nhóm còn lại.

Quảng cáo

Trong số 75% thí sinh còn lại [tức nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau], số liệu của Bộ cho thấy một điểm đáng chú ý liên quan tới mốc 22,5 điểm. Theo đó, với các thí sinh có tổng điểm ba môn dưới 22,5, chỉ khi được cộng điểm ưu tiên, các em mới có khả năng tiệm cận về mức điểm với nhóm 25% thí sinh không được cộng.

Bộ đánh giá, điều này chứng tỏ cộng điểm ưu tiên đã gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nhóm có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ thí sinh đạt điểm từ 22,5 trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt. Điều này dẫn tới sự bất công khi thí sinh ứng tuyển vào các ngành, trường có mức độ cạnh tranh cao; đẩy điểm chuẩn một số ngành lên tới 30.

Để khắc phục, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ năm 2023, mức điểm ưu tiên khu vực và đối tượng với thí sinh đạt từ 22,5 điểm [tương đương 7,5 điểm mỗi môn trong tổ hợp ba môn] được giảm tuyến tính theo công thức:

Quảng cáo

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

"Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế", Bộ nói lý do đưa ra thay đổi này.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp 2021 tại trường THPT Trưng Vương [quận 1]. Ảnh: Quỳnh Trần

Về quy chế tuyển sinh năm 2022, Bộ cho biết cơ bản giữ ổn định. Một số quy định được điều chỉnh, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ở dự thảo lần một.

Cụ thể, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Tất cả nguyện vọng xét tuyển đại học của thí sinh được ghi nhận vào hệ thống từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo [nếu có].

Tất cả nguyện vọng của thí sinh được từng trường xét tuyển, đưa lên phần mềm xử lý và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất. Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức xét tuyển sớm.

Một điểm mới nữa trong năm nay là thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập khi đăng ký xét tuyển vào nhiều đại học bởi các trường THPT sẽ cập nhật kết quả lên cơ sở dữ liệu ngành rồi đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh.

TPO - Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non. So với dự thảo trước đó được Bộ lấy ý kiến, Quy chế có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tại dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2022, Bộ GD&ĐT dự định bỏ điểm cộng ưu tiên đối với thí sinh tự do. Tuy nhiên, sau khi nhận được các ý kiến đóng góp, tại Quy chế chính thức, Bộ quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp.

Với quy định này, mỗi thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong 2 năm [năm tốt nghiệp và năm kế tiếp].

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra quy định điểm ưu tiên [gồm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng] sẽ giảm tuyến tính từ năm 2023.

Theo đó, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] x Mức điểm ưu tiên [khu vực và đối tượng].

Như vậy, những thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở xuống, điểm ưu tiên sẽ giữ nguyên. Còn từ 22,5 điểm trở lên/tổ hợp 3 môn sẽ giảm tuyến tính. Ví dụ thí sinh thuộc đối tượng 1 và khu vực ưu tiên 1 [điểm ưu tiên tối đa là 2,75 điểm] thi đạt 23 điểm, điểm ưu tiên sẽ được tính: [[30 – 23]/7,5] x 2,75= 2,56. Nếu thí sinh này đạt 30 điểm thì mức điểm ưu tiên sẽ bằng 0.

Không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn quy định chung

Một số điểm mới khác cũng đã được Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo cũng được quy định chính thức tại Quy chế như việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% [trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo] trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.

Mặt khác, đối với vấn đề lọc ảo chung, năm nay Bộ quy định tất cả các phương thức xét tuyển đều phải lọc ảo trong lần 1 tuyển sinh. Vì thế, Bộ có quy định rất cụ thể về các nội dung liên quan đến vấn đề này để thí sinh biết yên tâm trong xét tuyển.

Cơ sở đào tạo có kế hoạch xét tuyển sớm đối với một số phương thức tuyển sinh, tổ chức cho thí sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

Cơ sở đào tạo thực hiện quy trình xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, nhưng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung. Cơ sở đào tạo công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung, hoàn thành trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống.

Thí sinh đã dự tuyển vào cơ sở đào tạo theo kế hoạch xét tuyển sớm bằng các phương thức tuyển sinh riêng sau đó phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Trường hợp thí sinh đã được cơ sở đào tạo thông báo đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] một nguyện vọng nhất định, thí sinh tự quyết định việc đặt thứ tự ưu tiên nguyện vọng khi đăng ký trên hệ thống [tùy thuộc thí sinh muốn được công nhận trúng tuyển nguyện vọng đó hay muốn mở rộng cơ hội trúng tuyển nguyện vọng khác].

Trường hợp không đủ điều kiện trúng tuyển vào một ngành đào tạo theo nguyện vọng, thí sinh vẫn có thể tiếp tục đăng ký ngành đào tạo đó theo phương thức tuyển sinh khác trên hệ thống.

Bộ GD&ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT.

Riêng những thí sinh trúng tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm [khi đủ điều kiện], hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác; cơ sở đào tạo không được yêu cầu bắt buộc thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung.

Thí sinh trúng tuyển thẳng chưa xác nhận nhập học vẫn được sử dụng quyền đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung để có thêm cơ hội trúng tuyển như những thí sinh khác.

Hàng loạt luận án tiến sĩ đầy tai tiếng: Quan điểm của Bộ GD&ĐT thế nào?

Nhận ra bất hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ giảm điểm ưu tiên tuyển sinh đại học

Nghiêm Huê

Video liên quan

Chủ Đề