Thi đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội có bắt buộc không

ĐH Quốc gia Hà Nội khuyên thí sinh chỉ nên dự thi đánh giá năng lực một lần

Năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội có cách thức tuyển sinh riêng và 2 đợt thi đánh giá năng lực hoàn toàn tách biệt với kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức. Ảnh: Bùi Tuấn



Cũng có thí sinh hiểu nhầm là nếu đã tham gia thi vào ĐH QGHN thì không được xét tuyển vào các trường khác bên ngoài nữa. Thực ra, thí sinh hoàn toàn không bị ràng buộc với ĐH QGHN, họ vẫn có thể tham gia kỳ thi quốc gia [không bị trùng thời gian] và dùng kết quả để xét tuyển vào các trường khác ngoài ĐH QGHN. Cụ thể, kỳ thi đánh giá năng lực thứ nhất được nhà trường tổ chức từ ngày 30-5 và công bố kết quả vào ngày 6-6. Ngay sau đó, từ ngày 8-6 đến 25-6, trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng do nhà trường quy định. Kết quả xét tuyển đợt 1 sẽ được công bố chậm nhất vào ngày 30-6, tức là một ngày trước khi kỳ thi THPT quốc gia diễn ra. Lúc đó, nếu thí sinh được công bố là trúng tuyển vào trường rồi thì chỉ còn một việc "nhẹ" hơn rất nhiều là thi để được công nhận tốt nghiệp THPT, sau đó sẽ được nhập học. Ngoài ra, vào tháng 8, tức là sau khi có kết quả kỳ thi chung, ĐH QGHN lại tổ chức đợt thi thứ 2 để tuyển tiếp thí sinh. Thí sinh thi đợt 1 rồi vẫn có thể thi tiếp đợt thứ 2. Tuy nhiên, nếu thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 thì không được xét tuyển đợt 2.

Từ năm 2015, với chủ trương tách việc thi khỏi việc xét tuyển nên khi có kết quả thi, thí sinh mới đăng ký xét tuyển. Trường hợp thí sinh đã đăng ký thi đánh giá năng lực qua internet rồi thì không cần nộp hồ sơ trực tiếp nữa.

Về cách tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, do tổng điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH QGHN là 140 điểm nên mức chênh lệch điểm giữa 2 nhóm ưu tiên về đối tượng sẽ là 5 điểm và giữa 2 khu vực kế tiếp sẽ là 2,5 điểm. Điểm ưu tiên về đối tượng và khu vực sẽ được cộng vào điểm bài thi đánh giá năng lực khi thí sinh tham gia xét tuyển vào các đơn vị đào tạo của ĐH QGHN.

Chọn bài thi theo thế mạnh bản thân

Năm nay, lần đầu tiên bài thi đánh giá năng lực được sử dụng cho kỳ tuyển sinh của một trường. Ông Vũ Viết Bình, Trưởng ban Đào tạo cho biết, nguyên tắc chung là các đơn vị đều lấy bài thi đánh giá năng lực làm cơ sở, riêng với ĐH Ngoại ngữ thì ngoài bài thi đánh giá năng lực sẽ có thêm bài thi môn ngoại ngữ. Thí sinh thi ngoại ngữ trước và thi đánh giá năng lực ở ca tiếp theo. Thí sinh làm được 70/140 câu hỏi là đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, đủ điều kiện đăng ký vào các trường, ngành của ĐH QGHN. Mỗi thí sinh đăng ký vào một trường, ngành có thể đăng ký 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Căn cứ vào đó, các trường xác định các em có trúng tuyển hay không.

Để thí sinh dần quen với cách thức thi mới, ĐH QGHN đã tổ chức cuộc thi thử đồng thời công bố đề thi mẫu cho thí sinh. Dù vậy, nhiều thí sinh vẫn băn khoăn về cấu trúc đề, nội dung kiến thức và độ khó của đề thi. Ở đây, cần lưu ý là đề thi không có môn ngoại ngữ. Thí sinh chỉ phải làm thêm bài ngoại ngữ nếu đăng ký vào Trường ĐH Ngoại ngữ. Phần bắt buộc của đề bao gồm kiến thức toán học và ngữ văn. Cơ cấu kiến thức trong phần này được phân bổ: Kiến thức trong chương trình lớp 10 là 10%, lớp 11 là 20%, lớp 12 chiếm 70%. Ở phần tự chọn, thí sinh được quyền chọn 1 trong 2 nội dung khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Phần này, kiến thức trong chương trình lớp 11 chiếm 30%, chương trình lớp 12 là 70%.
Điều đáng chú ý là, với phần thi lựa chọn, thí sinh hoàn toàn có thể căn cứ vào thế mạnh của bản thân để quyết định làm bài thi nội dung các môn tự nhiên hay xã hội để thi vào các đơn vị đào tạo của ĐH QGHN [trừ với các ngành của Khoa Y dược thì thí sinh bắt buộc phải chọn phần khoa học tự nhiên]. Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV Đinh Việt Hải nhấn mạnh: Lựa chọn của thí sinh không phụ thuộc vào việc em đó theo học ban tự nhiên hay ban xã hội. Khi xét tuyển, kết quả thi của các nội dung tự chọn có giá trị như nhau.

Về đề thi, các chuyên gia của nhà trường khẳng định: Đề thi chính thức sẽ không khó hơn so với các đề thi đã đưa trên mạng để thí sinh thi thử. Tuy nhiên, do đề thi tích hợp kiến thức của nhiều môn thi nên có thể sẽ khó với người này nhưng lại dễ đối với người khác ở từng nội dung thi. Vì vậy, để ôn tập và thi tốt bài thi đánh giá năng lực, thí sinh phải nắm thật kỹ cấu trúc bài thi, từ đó có phương án ôn tập kiến thức cho phù hợp.

Khánh Vũ

TTO - Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội trước đây chỉ để tuyển sinh đại học, năm nay còn để đánh giá năng lực học sinh, định hướng nghề nghiệp cho các em...

  • Nở rộ thi đánh giá năng lực
  • ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho học sinh THPT
  • Năm 2021 ĐH Bách khoa Hà Nội tiếp tục tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực

Trường ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: ĐHQGHN

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban đào tạo đại học và sau đại học của ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 không chỉphục vụ công tác tuyển sinh đại học, mà còn là cơ sở đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo đó ngoàikiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng, thái độ của người học, đánh giá chung về kết quả học tập bậc THPT... còngóp phần định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân,đưa ra dự báo kết quả học tập bậc đại học của người học.

Năm 2021, nhà trường dự kiến tổ chức khoảng 4-5 đợt thi tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký, mỗi đợt khoảng 1.000 - 2.000 thí sinh. Thí sinh được tự chọn ngày thi, giờ thi, ca thi, được thay đổi ca thi trước 14 ngày dự thi.

Năm 2021 dự kiến chỉ thi ở Trung tâm khảo thí và địa điểm thứ hai là Trường ĐH Công nghệ. Thời gian làm bài thi dự kiến 195 phút. Mỗi thí sinh sử dụng 1 mã đề thi độc lập.

Năm 2021, kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực được ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được các trường thành viên sử dụng như một trong nhiều phương thức tuyển sinh. Các trường ĐH ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội cũng có thể sử dụng kết quả kỳ thi này nếu đăng ký.

Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT trên máy tính

Bài thi dự kiến gồm ba phần: Tư duy định tính [50 câu hỏi, 60 phút], Tư duy định lượng [50 câu hỏi, 75 phút], Khoa học [50 câu hỏi, 60 phút]. Thí sinh thi trên máy tính và được gán mã Q00.

Về cơ bản, cấu trúc bài thi kế thừa trên 90% dạng thức bài thi của năm 2016, có 3 điểm mới:

- Phần Lựa chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội sẽ gộp lại thành 1 phần Khoa học [bắt buộc] với thời gian 60 phút, 50 câu hỏi.

- Tổng điểm bài thi là 150 điểm. Điểm bài thi gồm điểm tổng và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định tính, Tư duy định lượng, Khoa học. Mỗi phần 50 điểm.

- Năm 2021 tăng số câu hỏi điền đáp án thêm 3 câu ở phần Khoa học [để giảm khả năng đoán mò của thí sinh]. Tổng số câu hỏi điền đáp án là 18 câu.

ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho học sinh THPT

TTO - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa công bố dự kiến phương thức tuyển sinh đại học năm 2021, trong đó trường dự định tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT, như một trong các phương thức xét tuyển sinh.

TTO - Ngày 17-12, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trao đổi với đại diện gần 50 cơ sở đại học về khai thác kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh năm 2022.

  • Đại học Quốc gia TP.HCM: Hai phương án thi đánh giá năng lực năm 2022
  • Trực tiếp: Tư vấn ‘Cơ hội vào đại học bằng thi đánh giá năng lực’
  • 19h30 tối nay 24-11, tư vấn trực tuyến ‘Cơ hội vào đại học bằng thi đánh giá năng lực’

Bảng tổng hợp kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện

Kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực củaĐH Quốc gia Hà Nộidự kiến bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8-2022. Ngoài việc sử dụng kết quả này để tuyển sinh cho các trường thành viên,Đại học Quốc gia Hà Nộiphối hợp tổ chức hoặc cung cấp kết quả thi này cho các trường khác tuyển sinh năm tới.

Bài thi đánh giá năng lực có 150 câu hỏi thi, mức điểm tối đa 150, thời gian thi trong 195 phút. Bao gồm phần tư duy định lượng [toán học, thống kê và xử lý số liệu], với 50 câu làm trong thời gian 75 phút; phần tư duy định tính [văn học, ngôn ngữ], với 50 câu hỏi làm trong 60 phút và phần khoa học tự nhiên - xã hội [lý, hóa, sinh, sử, địa] với 50 câu, làm trong 60 phút.

Bài thi đánh giá năng lực sẽ làm trên máy, có thể linh hoạt tổ chức ở nhiều địa điểm, thời điểm khác nhau. Ưu điểm không bị quá áp lực do dịch COVID-19 và có thể đáp ứng việc chủ động tuyển sinh nhiều đợt/năm của các cơ sở giáo dục đại học.

Tham dự cuộc trao đổi trên có đại diện nhiều cơ sở đại học lớn như ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng, các trường trong khối công an, quân đội…

Đại diện nhiều trường tham gia đều cho biết sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh trong nhiều phương thức xét tuyển. Nhưng các trường vẫn còn nhiều băn khoăn về việc sử dụng dữ liệu để tuyển sinh chung thế nào, lọc ảo ra sao, sự tham gia của các trường đến đâu…

Theo chia sẻ của ông Lê Quân - giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - cách thức hợp tác của ĐH Quốc gia Hà Nội với các trường rất mềm dẻo, linh hoạt.

Không giống dạng thức nhóm tuyển sinh chung sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, việc tham gia của các trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực này sẽ không chịu áp lực phải ngồi với nhau để "xét tuyển chung" trong một đợt. Tính chủ động của các cơ sở sẽ lớn hơn khi sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực như một trong nhiều phương thức xét tuyển.

Theo ông Quân, ĐH Quốc gia Hà Nội mong muốn xây dựng một phần mềm để thí sinh dự tuyển vào các trường khác nhau trong nhóm sử dụng kết quả đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể vào đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Dữ liệu thi sẽ được chia sẻ chung cho các trường trong nhóm để tuyển sinh.Tuy nhiên sẽ không ràng buộc thí sinh theo quy định đặt ưu tiên nguyện vọng như thi tốt nghiệp THPT. Việc này để các trường chủ động và cũng tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.

Khẳng định nhiều lần trong cuộc họp, ông Lê Quân cho rằng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội không phải là phương thức để cạnh tranh với các phương thức khác và phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT mà chỉ là tăng thêm một kênh tuyển sinh tin cậy, đúng như thông lệ quốc tế cũng đã làm.

Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẽ vẫn sử dụng cả kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, bên cạnh kết quả thi đánh giá năng lực do mình tổ chức.

Tại cuộc họp này, nhiều cơ sở cũng cho biết hy vọng phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực sẽ là phương thức có nhiều ưu điểm mà các trường hướng đến nhưng sẽ vẫn kết hợp nhiều phương thức.

Ông Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, mong muốn các đợt thi đánh giá năng lực diễn ra trước kỳ thi tốt nghiệp THPT để những thí sinh không có kết quả thi đánh giá năng lực tốt, còn tập trung vào kỳ thi tốt nghiệp THPT vì hiện nay các trường phổ thông vẫn chủ yếu định hướng ôn tập cho học sinh lớp 12 để thi tốt nghiệp THPT.

Bà Đỗ Thị Kim Hảo - phó giám đốc phụ trách Học viện Ngân hàng - cho biết năm 2022 là năm đầu tiên học viện này sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh.

Bà Hảo mong muốn kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội được đẩy sớm hơn để các cơ sở ĐH cũng có thể định lượng được còn tỉ lệ bao nhiêu chỉ tiêu dành cho các kênh xét tuyển khác, trong đó có xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Việc phối hợp khai thác kết quả thi của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể áp dụng theo nhiều mức.

Trao đổi về những băn khoăn liên quan phương thức tổ chức thi, ông Nguyễn Đình Đức - trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng các trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt có thể tổ chức thi, nhưng đề thi, quy trình thực hiện sẽ do ĐH Quốc gia Hà Nội chủ trì.

Đại học Quốc gia TP.HCM: Hai phương án thi đánh giá năng lực năm 2022

TTO - 'Các bạn cứ đi thi thoải mái. Đề thi của kỳ thi này tạo cơ hội để thí sinh thể hiện năng lực học đại học. Chúng ta có thể tự ôn tập kỹ trước kỳ thi nhưng không nên tốn tiền luyện thi', chuyên gia tuyển sinh nhắn nhủ.

Nhiều lưu ý khi tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội

Bích Hà - Thứ ba, 02/03/2021 20:18 [GMT+7]

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo, Phó Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH Quốc gia Hà Nội đã có một số lưu ý với thí sinh khi tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của nhà trường vào năm 2021.

Năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 11.250 chỉ tiêu. Trường sẽ tuyển sinh 132 ngành/chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ - Kỹ thuật, Kinh tế - Luật, Y – Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với các phương thức xét tuyển tương tự năm 2020.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo, Phó Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NTCC

Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT, quy định đặc thù trong đào tạo bậc THPT chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội và hướng dẫn tuyển sinh đại học chính quy của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Phương thức thứ hai là xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế.

Ngoài ra, ĐH Quốc gia Hà Nội còn xét tuyển thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/chương trình đào tạo theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Kết quả thi đánh giá năng lực được sử dụng như một phương án xét tuyển khác, song song với phương thức xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác được ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng trong năm 2020.

Tránh học tủ, học lệch

GS Nguyễn Đình Đức cũng đưa ra một số lưu ý với thí sinh khi tham gia kỳ thi đánh giá năng lực. Theo đó, bài thi sẽ tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực toàn diện học sinh THPT chứ không đơn thuần phục vụ tuyển sinh đại học như năm 2015, 2016. Cấu trúc, bài thi đánh giá năng lực gồm 3 hợp phần:

Phần 1: Tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút;

Phần 2: Tư duy định tính có 50 câu hỏi, 60 phút;

Phần 3: Khoa học [thuộc lĩnh vực KHTN, CN và KHXH] gồm 50 câu hỏi, 60 phút. Thí sinh làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính, với tổng thời gian là 195 phút, tổng điểm bài thi là 150 điểm.

Quy mô năm nay, dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi và được tổ chức trên địa bàn Hà Nội, với khoảng 4-5 đợt/năm. Thời gian đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến, bắt đầu từ ngày 1.4.2021 [áp dụng cho đợt thi đầu tiên - tổ chức vào tháng 5.2021].

Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân, được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi và tra cứu thông tin dự thi, kết quả thi bằng tài khoản được cấp tại Cổng thông tin Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, việc tổ chức làm nhiều đợt thi trước tiên là tạo nhiều cơ hội cho thí sinh, thí sinh có thể chủ động hoàn toàn kế hoạch dự thi của mình sao cho thuận lợi nhất. Tiếp nữa, việc thi làm nhiều đợt sẽ tạo tâm lý thoải mái và giảm bớt áp lực cho thí sinh.

Lưu ý với học sinh, GS Đức cho rằng, thí sinh tránh học tủ, học lệch hay ôn luyện tại bất kỳ trung tâm ôn thi nào. Thay vào đó, cần dành nhiều thời gian ôn tập lại các kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng làm bài trước kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới và/hoặc kỳ thi đánh giá năng lực do Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; thí sinh có thể tham khảo bài thi mẫu trước khi đăng ký dự thi đánh giá năng lực dự kiến sẽ được công bố trước ngày 15.3.2021.

Học sinh Đại học quốc gia Hà Nội Bài thi đánh giá năng lực Đánh giá năng lực Thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Tuyển sinh 2021: Điểm giống và khác nhau giữa 3 bài thi Đánh giá năng lực

Không có "lò" luyện thi đánh giá năng lực, sĩ tử nên ôn tập ra sao?

Bài thi Đánh giá năng lực 2021 của ĐH Quốc gia Hà Nội có thay đổi

Khoảng 30 ĐH, trường ĐH muốn dùng để tuyển sinh

Theo Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, trung tâm đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực học sinh THPT với Trung tâm Khảo thí và Quản lý chất lượng của ĐH Thái Nguyên.

Mục đích của việc hợp tác nhằm phối hợp tổ chức các đợt thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông của ĐH Quốc gia Hà Nội tại điểm thi của ĐH Thái Nguyên, lịch thi do hai bên cùng thống nhất triển khai. Đồng thời, chia sẻ thông tin, dữ liệu về kỳ thi đánh giá năng lực theo chủ trương của ĐH Quốc gia Hà Nội về liên kết tuyển sinh với các cơ sở giáo dục có nhu cầu.

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Ngọc Diệp

Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Thái Nguyên sẽ cùng phối hợp khai thác dữ liệu về kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ mục đích tuyển sinh ĐH của các bên nếu có nhu cầu. Hai bên sẽ khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất khác của các bên phù hợp với mục đích tổ chức thi đánh giá năng lực trên máy tính và cử cán bộ tham gia.

Thứ ba là phối hợp truyền thông về kỳ thi cũng như về việc tuyển sinh ĐH dựa vào kết quả kỳ thi, hỗ trợ thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để đăng ký xét tuyển ĐH.

Được biết, trước đó, trung tâm cũng đã ký kết với một số trường ĐH khác ở Hà Nội như Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân… với nội dung tương tự.

Theo GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, bài thi đánh giá năng lực là bài thi chuẩn hóa hướng tới đa mục đích trong đó có phục vụ tuyển sinh ĐH. Với tinh thần trách nhiệm xã hội, ĐH Quốc gia Hà Nội sẵn chia sẻ nguồn lực, tài nguyên, dữ liệu về kỳ thi đánh giá năng lực với các cơ sở giáo dục để phục vụ tuyển sinh.

Đến nay, gần 30 ĐH, trường ĐH ở Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc, Bắc Trung bộ đã liên hệ với ĐH Quốc gia Hà Nội đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển ĐH năm 2022. Trong số các đơn vị này có thể kể đến ĐH Huế; các trường ĐH Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Thương mại, Công nghệ GTVT, Kỹ thuật công nghệ, Sư phạm kỹ thuật, Kỹ thuật y dược; Học viện Tòa án….

“Chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo về phương thức tổ chức, phối hợp, khai thác chia sẻ dữ liệu với các trường ĐH trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh”, GS Thảo cho biết.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề