Thời đại 0.0 là gì

Cách mạng Công nghiệp 5.0 là gì và Sự khác biệt so với 4.0 ra sao?

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa robot, trí thông minh nhân tạo, thiết bị kết nối mạng nhanh và dữ liệu lớn trong môi trường sản xuất. Về cơ bản, nền sản xuất hiện đại, các nhà máy công xưởng sẽ hoạt động nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn bởi robot mà không phải do con người.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ năm, hay Công nghiệp 5.0, sẽ tập trung vào sự “hợp tác” giữa con người và máy móc, vì trí thông minh của con người hoạt động hài hòa với “điện toán nhận thức”. Bằng cách đưa con người trở lại sản xuất công nghiệp với sự phối hợp của robot, người công nhân sẽ được nâng cao kĩ năng để cung cấp các giá trị gia tăng trong sản xuất, dẫn đến TUỲ BIẾN VÀ CÁ NHÂN HOÁ SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG cho khách hàng.

Nền công nghiệp 4.0 bắt đầu chuyển sang công nghiệp 5.0 khi chúng ta bắt đầu cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm theo những gì họ muốn. Chúng ta có thể thiết kế chương trình trực tuyến, lựa chọn giảng viên… chúng ta có thể lựa chọn chi tiết vật , lựa chọn nhà cung cấp, lựa chọn nhà sản xuất… từ ở bất cứ đâu trên thế giới, với yêu cầu tốt nhất, công nghệ tốt nhất, mức giá tốt nhất…

Ví như bạn có thể vào trang web của hãng xe hơi BMW và chọn loại xe bạn muốn với hàng ngàn biến số khác nhau, không chỉ màu sắc, đèn pha, nội thất… mà còn rất nhiều chi tiết khác mà bạn muốn. Công nghiệp 5.0 đưa khái niệm cá nhân hóa lên một tầm cao mới.

Ví dụ khác, ngành y tế đang nghiên cứu ra một thiết bị tụy nhân tạo để thay thế tự nhiên. Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 được cấp một thiết bị lấy máu và đo glucose cho lượng đường trong máu của họ. Thiết bị đó “nói chuyện” với một thiết bị khác sau đó đưa insulin vào máu của họ. Đó chỉ là một khâu điều trị cho một cá nhân đặc biệt, nhưng thiết bị đó có một kích thước phù hợp với tất cả [one size fits all] và các chuyên gia y tế đang làm hết sức để test thử và điều chỉnh sao cho có thể điều khiển để nó hoạt động cho các cá nhân khác.

Bệnh tiểu đường loại 1 rất khó kiểm soát vì tất cả chúng ta đều có cơ chế trao đổi chất khác nhau, kích cỡ cơ thể khác nhau với độ dày da khác nhau, hành vi, lối sống khác nhau… Nếu chuyển sang Công nghiệp 5.0, công nghệ cho phép cung cấp cho các cá nhân một ứng dụng tuân theo lối sống và thói quen của họ, đồng thời nền công nghiệp y tế cũng tạo ra các quy trình chữa bệnh để kiểm soát bệnh tiểu đường và cuối cùng là tạo ra một thiết bị nhỏ hơn, riêng biệt và mạnh mẽ hơn mà phù hợp với từng cá nhân. Vì vậy, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, khả năng sản xuất theo quy trình Công nghiệp 5.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống đối với họ. Các công nghệ được triển khai trong đó là các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo [AI] được cá nhân hoá. Về cơ bản, nó hiểu và tìm ra cách cơ thể bạn sẽ phản ứng với chính thiết bị, sau đó thực hiện các phép đo từ thực tế và tìm hiểu cách cơ thể phản ứng lại. Sau đó là đưa kết quả vào quy trình sản xuất để tạo ra tuyến tụy nhân tạo tốt nhất dành cho cá nhân cụ thể đó.

Trong Công nghiệp 5.0, mối quan hệ mới giữa con người và máy móc sẽ ra sao? Khi bạn chuyển từ Công nghiệp 4.0 sang Công nghiệp 5.0, các công việc được tạo ra có giá trị còn cao hơn nữa so với trước đây vì quyền tự do thiết kế – phản ứng – sáng tạo sản phẩm đã lại quay lại được trao cho con người – người sử dụng sản phẩm.

Một nghiên cứu gần đây từ Meggitt cho thấy không gian làm việc không trở nên nhỏ hơn về mặt sản xuất xung quanh con người; nó thực sự trở nên lớn hơn. Con người có nhiều trách nhiệm hơn và người ta xử lí công việc trong một môi trường rộng lớn hơn nhưng dễ dàng hơn, mà An toàn hơn môi trường trước đó. Các nhà sản xuất trong các xưởng sản xuất bắt đầu tham gia nhiều hơn vào quá trình thiết kế hơn là quá trình sản xuất – nơi có thể được tự động hóa nhiều hơn hoặc ít hơn. Nó cho phép tự do trong không gian thiết kế và sáng tạo… và cho phép các sản phẩm được tạo ra mang tính cá nhân hoá và chuyên biệt hơn.

Khi các nhà máy ngày càng trở nên tự động, con người sẽ gia tăng giá trị như thế nào?
Công nghiệp 5.0 sẽ cho chúng ta khả năng tiệm cận vòng lặp trong thiết kế. Chúng ta có thể đạt được những giới hạn vật lý lên thiết kế.

Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng chế tạo máy bay thế hệ tiếp theo, thì bạn đã bị hạn chế bởi khả năng sản xuất của ngày hôm nay. Bạn cũng bị hạn chế bởi lượng dữ liệu/ thông tin mà bạn có từ hoạt động bên trong của động cơ hiện tại hoặc máy bay đang bay. Và nó hạn chế khả năng của bạn đưa dữ liệu/thông tin đó trở lại quy trình thiết kế.

Với Công nghiệp 5.0, bạn sẽ có thể tự động hóa quy trình sản xuất tốt hơn, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có dữ liệu thời gian thực đến từ hoạt động đang diễn ra trong thực tế.

Mô hình kinh doanh của Rolls-Royce, trong mười năm qua, đã chuyển phần lớn doanh thu từ bán động cơ sang doanh thu mà 50% đến từ việc cung cấp dịch vụ cho động cơ. Họ có thể làm điều đó bởi vì họ hiểu thiết kế và hoạt động của động cơ đó. Họ biết quy trình kiểm soát chất lượng của động cơ đó là gì và họ biết họ muốn động cơ đó hoạt động như thế nào. Bất cứ nơi nào có động cơ Rolls-Royce hay GE trên thế giới, họ đều biết nó nhanh như thế nào, nóng như thế nào, phạm vi hoạt động của nó và vị trí của nó trong vòng đời hiệu suất so với khả năng hoạt động được thiết kế của nó.

Nếu cách mạng công nghiệp tiến đến giai đoạn tiếp theo và chúng ta có dữ liệu thời gian thực, liền mạch giữa các bộ phận, quy trình sản xuất và thiết kế, chúng ta sẽ đưa con người ra khỏi quy trình sản xuất, nhưng SẼ THAM GIA NHIỀU HƠN VÀO CÁCH SẢN PHẨM ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ LÀM THẾ NÀO SẢN PHẨM ĐƯỢC THIẾT KẾ CHẾ TẠO CHO MỤC TIÊU SỬ DỤNG CỦA TỪNG CÁ NHÂN bởi vì có nhiều thông tin hơn. Chẳng hạn, việc chuyển ngành công nghiệp ô tô và động cơ từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện sẽ là một thách thức thiết kế quan trọng và con người sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu các nhiệm vụ đơn giản và cơ bản được xử lý bằng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo và robot.

Nguồn: //www.raconteur.net

Hiện nay đã là thời đại của công nghệ 4.0, vậy công nghệ 1.0 là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ 1.0 là ngành công nghệ thuộc thời đại cơ giới hóa, thời đại đã bắt đầu có sự thay thế sức lao động trực tiếp của con người với việc sử dụng các loại máy móc cơ khí. Khái niệm công nghệ 1.0 bắt đầu xuất hiện từ cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 mang lại nhiều thay đổi lớn về kinh tế, đời sống – xã hội trên thế giới.

Công nghệ 1.0 là gì?

Sự ra đời của công nghiệp 1.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ 18 – 19 bắt nguồn từ Châu Âu và Châu Mỹ. Trong thời kỳ này, hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đều dịch chuyển theo hướng trở thành công nghiệp và đô thị.

Cuộc cách mạng lần đầu tiên diễn ra ở Anh từ cuối thế ký 18 với sự ra đời của máy hơi nước nhằm đáp ứng cho nhu cầu dệt may tại thời đó. Tiếp theo đó là sự cải thiện của kỹ thuật luyện kim khi sử dụng tham cho động cơ hơi nước. 

Nền kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch từ sản xuất thủ công sang nền công nghiệp có sử dụng máy móc. cách mạng công nghiệp đã tạo nên công nghệ 1.0 với những nét thô sơ, đầu tiên cho sự phát triển mạnh mẽ sau này.

Trong thời đại công nghệ 1.0 con người đã có thể đi xa đến những nơi xa hơn và liên lạc với nhau qua  hệ thống điện tín. Đời sống của con người từng bước từng bước được nâng cao và cải thiện hơn so với trước đây.

5 Cách đầu tư sinh lời, kiếm tiền cực dễ năm 2022 theo xu thế phát triển mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần học: 

VIDEO 5 CÁCH ĐẦU TƯ SINH LỜI CỰC DỄ THEO XU HƯỚNG NĂM 2022

Cách mạng công nghệ 1.0 của Việt Nam 

Trong công cuộc cách mạng 1.0, Việt Nam cũng đã có nền công nghiệp của mình tuy nhiên chưa đạt độ hoàn thiện.Trong thời điểm đó, chúng ta đã bắt đầu sử dụng máy móc, thiết bị trong hoạt động sản xuất, khai thác và chế biến,…

Mặc dù có bước phát triển mới nhưng vẫn còn nhiều yếu kém và hạn chế khiến cho Việt Nam không thể phát triển mạnh mẽ như các nước lớn. Bởi vậy mà trong thời đại này thì nền công nghệ 1.0 của Việt Nam cũng chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đúng mực để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Phân biệt công nghệ 1.0 và công nghệ 2.0; 3.0 và 4.0

Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp từ 1.0 đến 4.0. Vậy làm thế nào để phân biệt công nghệ 1.0, 2.0, 3.0 và 4.0.

Phân biệt công nghệ 1.0 và công nghệ 2.0; 3.0 và 4.0

Công nghệ 1.0 là nền công nghệ vẫn còn rất thô sơ và đơn giản, với sự ra đời của những máy móc cơ giới hóa đầu tiên, giúp tăng năng suất và giảm thiểu sức lao động trực tiếp. Trong công nghệ 1.0 đã bắt đầu có sự ứng dụng của năng lượng – năng lượng hơi nước vào hoạt động sản xuất.

Công nghệ 2.0 đã bắt đầu có những ứng dụng về điện năng vào dây chuyền sản xuất hàng loạt, quy mô lớn.

Công nghệ 3.0 tiến bộ và phát triển hơn với sự ứng dụng của điện tử, công nghệ thông tin nhằm tự động hóa sản xuất.

Công nghệ 4.0 là sự phát triển cao cấp hơn với khi vạn vật kết nối trên nền tảng công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Công nghệ 4.0 mang lại nhiều bước phát triển đột phá về công nghệ hiện đại và thông minh.

Thành tựu nổi bật của thời đại công nghệ 1.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 đã mang đến nhiều thay đổi trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp. Nhiều loại máy móc thiết bị mới được phát minh và đưa vào hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu sức lao động trực tiếp từ con người. Ấn tượng nhất về thành tựu của thời đại công nghệ 1.0 đó là sự ra đời của máy hơi nước – phát minh vô cùng quan trọng, nền tảng cho những sự phát triển sau này.

Tàu hỏa chạy bằng hơi nước đầu tiên ở Đà Lạt

Những thành tựu nổi bật trong thời đại công nghệ 1.0 phải kể đến đó là:

  • Phát minh thoi bay của John Kay vào năm 19733 giúp cho những người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động đã tăng gấp đôi.
  • Phát minh chiếc máy kéo sợi của James Hargreaves – 1765 đã chế tạo chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi cùng một lúc. Chiếc máy được ông lấy tên con mình là Jenny.
  • Sau đó, vào năm 1769 Richard Arkwright đã cải tiến máy kéo sợi không phải kéo bằng tay mà sử dụng sức súc vật sau này là sức nước.
  • Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Đây được xem là phát minh cơ giới hóa đầu tiên, rất ý nghĩa trong nền công nghệ 1.0.
  • Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright đã phát minh ra máy dệt vải giúp tăng năng suất lên tới 40 lần. Đây được xem là phát minh quan trọng và đặc biệt nhất của ngành dệt vải thời đó.
  • Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt. Mặc dù chất lượng sắt chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc nhưng nó vẫn là một dấu bước đột phá quan trọng của ngành luyện kim.
  • Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Pháp minh này đã đáp ứng những yêu cầu về số lượng và chất lượng của thép thời kỳ đó.
  • Năm 1804, chiếc xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới trong ngành giao thông vận tải.
  • Năm 1829, vận tốc xe lửa đạt 14 dặm/ giờ. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự bùng nổ của hệ thống đường sắt Châu Âu và châu Mỹ.
  • Năm 1807, Robert Fulton đã chế tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước, thay thế cho những mái chèo tay hay cánh buồm phụ thuộc vào sức gió.
  • Thế hệ web 1.0 – thế hệ đầu tiên của internet chỉ cho phép đọc nội dung và người dùng bắt buộc phải công nhận thông tin một chiều đó. Web 1.0 chỉ như một loại không gian thông tin để thông báo dữ liệu cho người dùng mà thiếu đi/ rất hạn chế sự tương tác với nhà cung cấp thông tin.

Xem thêm: Công nghệ 2.0 là gì? Thành tựu để lại cho nhân loại

Cách cách mạng công nghệ 1.0 đã thay đổi thế giới như thế nào?

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, trật tự thế giới bắt đầu có sự thay đổi mới gắn liền với khả năng thích ứng và theo kịp sự tốc độ phát triển của nền kinh tế, xã hội lúc bấy giờ.

5 Cách đầu tư sinh lời, kiếm tiền cực dễ năm 2022 theo xu thế phát triển mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần học:

VIDEO 5 CÁCH ĐẦU TƯ SINH LỜI CỰC DỄ THEO XU HƯỚNG NĂM 2022

Sự thay đổi của nước Anh

Bởi Anh là nơi bắt nguồn về cuộc cách mạng công nghệ 1.0 do đó, cuộc cách mạng này đã mang lại nhiều lợi thế cho Anh. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này Anh đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới.

Cách cách mạng công nghệ 1.0 đã thay đổi thế giới như thế nào?

Trong năm 1848 sản lượng công nghiệp của Anh chiếm 48% trên tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Anh trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế với khoảng 38% mức lưu chuyển hàng hóa qua nước này trong năm 1870.

Hệ quả của cách mạng công nghiệp Anh

Cuộc cách mạng công nghiệp này khiến Anh thay đổi căn bản trong cấu trúc giai cấp, khi tư sản và vô sản trở thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội. Máy móc được sử dụng rộng rãi, kèm theo đó là sự bóc lột nặng nề về sức lao động kéo dài khiến Anh đối mặt với nhiều cuộc đấu tranh tự phát.

Tầng lớp vô sản thể hiện sự tức giận và bùng nổ qua các sự việc đập phá nhà máy, máy móc. Tận đến lúc hình thành giai cấp công nhân, phong trào đấu tranh mới có những chuyển biến rõ rệt, và đi đúng hướng hơn.

Sự thay đổi của Hoa Kỳ

Trước đó, Hoa Kỳ vẫn là một đất nước thuộc địa, kém phát triển, bị kìm hãm bởi những đất nước có vị thế cao hơn trên thế giới. Cuộc cách mạng này đã làm đảo lộn vị trí, giúp Hoa Kỳ vươn lên trở thành nước có mức độ ảnh hưởng cao trên thế giới 

Giao thông vận tải không ngừng được phát triển, đặc biệt là ngành đường sắt; sản lượng luyện kim lớn lên đến 68700 tấn vào năm 1870; giá trị ngành dệt cũng tăng mạnh đạt tới mức 68,6 triệu USD năm 1860.

Sự thay đổi của Nhật Bản

Từ một nước nghèo, không đáp ứng đủ lương thực, tài nguyên khan hiếm,… với nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, sau cuộc cách mạng công nghệ 1.0 đã giúp Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển. Sản xuất nông sản không chỉ đủ ăn mà còn thừa để phục vụ hoạt động xuất khẩu thương mại.

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 1.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 đã mang lại nhiều thay đổi về vị thế của các nước trên thế giới, chủ yếu là những nước tư bản. Bởi vậy, có thể nói cuộc cách mạng này đã mở đường cho sự thống trị của chủ nghĩa tư bản.

Tất cả những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 1.0 đều được đem ứng dụng rộng rãi vào các hoạt động sản xuất mang lại nhiều đột phá mới, giúp nâng cao năng suất và khối lượng của cải, hàng hóa. Sự đột phá trong sản xuất đã giúp các nước đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cải thiện cuộc sống người dân.

Cuộc cách mạng này đã đánh dấu sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản, bởi vậy mà nó còn được gọi là cách mạng cơ cấu ngành nghề. Sự phát triển của máy móc và ứng dụng rộng rãi của nó đã đưa nền công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng lên một tầm cao mới.

5 Cách đầu tư sinh lời, kiếm tiền cực dễ năm 2022 theo xu thế phát triển mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần học:

VIDEO 5 CÁCH ĐẦU TƯ SINH LỜI CỰC DỄ THEO XU HƯỚNG NĂM 2022

Lời kết: 

Hiện nay, đất nước đang trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 và từng bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng 5.0. Do đó, không thể tiếp tục áp dụng những tư duy của cách mạng công nghệ 1.0, 2.0 vào vận hành nền kinh tế.

Các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam cần có những chiến lược phù hợp nhất để theo kịp những tiến bộ của nền kinh tế thế giới, và không bị bỏ lại phía sau. 

Công nghệ 1.0 – nền tảng phát triển tương lai

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn mang tính nền tảng của cách mạng công nghệ 1.0 mang lại cho nền kinh tế thế giới. Đây là những viên gạch đầu tiên tạo dựng nên sự phát triển vượt bậc như hiện nay.

Trên đây là những chia sẻ khát quát và tổng quan nhất về công nghệ 1.0 và những thành tựu ấn tượng nhất trong thời buổi lúc bấy giờ. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn thành công!

Nguồn://digitalfuture.vn/

Video liên quan

Chủ Đề